Mục lục [Ẩn]
Với người bị viêm loét dạ dày, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể được coi là chìa khóa góp phần giúp bệnh được cải thiện hiệu quả. Và để biết người bệnh nên ăn gì, kiêng gì, cần sinh hoạt như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết sau đây!
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Những thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, khi niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương và hình thành các vết loét. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó các tác nhân thường gặp nhất có thể kể đến là:
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
- Thường xuyên uống rượu bia
- Sử dụng thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày, điển hình là thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc corticoid.
- Một số nguyên nhân khác: Căng thẳng, stress, chế độ ăn uống thất thường, không ăn sáng…
Viêm loét dạ dày gây ra những triệu chứng như:
- Đau vùng thượng vị, đau tăng lên khi đói hoặc khi ăn quá no.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Đầy bụng, đặc biệt là sau khi ăn.
Đau thượng vị là triệu chứng điển hình của người bị viêm loét đại tràng
Viêm loét dạ dày chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì việc ăn gì, uống gì, kiêng gì và sinh hoạt như thế nào đóng góp 1 phần quan trọng đối với hiệu quả điều trị.
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Nguyên tắc khi lên thực đơn cho người bệnh viêm loét dạ dày đó là thức ăn cần “thân thiện” với cơ quan này, tức là dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, không làm tăng nồng độ acid, bổ sung đủ dưỡng chất cho người bệnh.
Người bệnh nên ăn:
- Sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa (bơ, phomat): Những thực phẩm này vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày.
- Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc, đậu phụ, ngũ cốc, quả hạch). Với thịt, vì nó là thực phẩm dễ gây tăng gánh nặng cho dạ dày nên bạn nên hầm nhừ và nhai kỹ khi ăn.
- Thực phẩm ít mùi vị, giàu tinh bột như cơm nát, bánh mì, cháo, các loại khoai củ sẽ giúp hạn chế sự co bóp và tăng tiết dịch vị của dạ dày.
- Các loại dầu từ thực vật cũng góp phần làm giảm bài tiết dịch vị, đặc biệt là dầu oliu. Bạn có thể trộn cùng rau quả làm salad hoặc dùng để chế biến thức ăn.
- Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong: Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
- Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie như có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm. Những thực phẩm này rất quan trọng bởi người bị viêm loét dạ dày thường bị thiếu hụt chúng do hấp thu kém, không hấp thu được 1 số loại vitamin cần thiết và các chất khác.
Nghệ kết hợp với mật ong tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày cần kiêng gì?
Người bị viêm loét dạ dày cần kiêng:
- Rượu bia: Rượu bia là kẻ thù lớn của dạ dày, chúng gây ra những tác động bất lợi cho cơ quan này như:
- Làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Làm tăng tiết acid gây phá hủy niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
- Làm tăng áp lực CO2 tại dạ dày, tăng tấn công vào vết tổn thương và làm cho chúng nghiêm trọng hơn.
- Các gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, gừng, quế…
- Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế...); thực phẩm chua (dấm, mẻ)
- Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây...
- Các loại nước ngọt, nước trái cây có ga.
- Tránh ăn sữa chua
Những lưu ý khác trong lựa chọn và chế biến thức ăn
Ngoài việc nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần nắm được những lưu ý sau đây:
- Thái nhỏ các loại thức ăn, nấu chín kỹ, nên luộc hoặc hầm thức ăn để chúng dễ tiêu hóa hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ để nước bọt tiêu hóa thức ăn bước đầu kỹ hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ: Điều này giúp tránh tình trạng đói (khi đói dạ dày rỗng sẽ co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí là chảy máu) hoặc quá no (dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau, tăng dịch vị để tiêu hóa thức ăn).
- Không ăn quá đặc, rắn, cũng không ăn quá lỏng. Không ăn thức ăn quá nóng, không ăn quá lạnh mà nên ăn thức ăn ấm ở khoảng 40oC.
Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt của người bị viêm loét dạ dày
Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần chú ý:
- Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
- Không hút thuốc lá.
- Không thức khuya
- Tránh căng thẳng, stress
- Hạn chế uống cà phê, thuốc lá.
- Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc giảm đau.
Người bị viêm loét dạ dày không nên thức khuya
Những lưu ý cần biết khi bạn đang bị đau dạ dày
Trong trường hợp đang bị đau dạ dày cấp, bạn cần nắm chú ý thêm:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm cơn đau dạ dày, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Đây là biện pháp cần làm ngay bởi để lâu, dịch vị càng tiết ra nhiều thì tình trạng đau ngày càng trầm trọng.
- Có thể nhịn ăn 24-48 tiếng để dạ dày có thời gian lành vết thương (vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid càng làm tình trạng viêm loét tăng lên).
- Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước.
- Sau thời gian nhịn ăn nên ăn thức ăn mềm, nẫu kỹ, uống sữa để tăng năng lượng.
- Nằm nghiêng sang bên phải: Vị trí của bao tử là ở bên trái khoang bụng. Nằm nghiêng sang bên phải sẽ tránh trào ngược acid dịch vị lên thực quản gây viêm loét, giảm áp lực lên dạ dày.
- Tuyệt đối không uống rượu bia, uống cà phê, trà hay hút thuốc lá.
Đến đây, hy vọng người bệnh viêm loét dạ dày đã có những thông tin hữu ích về chế độ ăn uống sinh hoạt, giúp bệnh được cải thiện tốt. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp.
XEM THÊM: