Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Cập nhập: Thứ hai, 21/02/2022

 

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý nguy hiểm và khó lường. Việc nắm rõ các triệu chứng và phân độ của suy hô hấp cấp sẽ giúp cha mẹ có thể phát hiện kịp thời và hạn chế tối đa những biến chứng đáng tiếc xảy ra ở trẻ. Để hiểu rõ hơn về bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

 

 

Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em là gì?

 

   Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em là tình trạng hệ hô hấp không thể duy trì và đáp ứng nhu cầu trao đổi khí của cơ thể, gây giảm lượng oxy và tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp cấp là gây ra thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, tim và dẫn đến ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

 

Nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ở trẻ em

 

  • Do tắc nghẽn đường hô hấp trên: Viêm thanh - khí quản, dị vật đường thở, áp xe thành sau họng, phì đại amidan,...

  • Do tắc nghẽn đường hô hấp dưới: Hen suyễn, viêm tiểu phế quản cấp, dị vật đường thở,...

  • Nguyên nhân không do tắc nghẽn: Viêm phổi, xẹp phổi, thuyên tắc mạch máu phổi, bệnh phổi mô kẽ, áp xe phổi, xuất huyết phổi,...

  • Do các nguyên nhân khác ngoài phổi: Liệt cơ hoành, thoát vị hoành, suy tim, suy tuần hoàn, sốc, bệnh lý thần kinh cơ, chấn thương sọ não, ngộ độc, rối loạn chuyển hóa,...

 

Triệu chứng lâm sàng của suy hô hấp cấp

 

  • Khó thở

 

   Tình trạng thiếu oxy máu, kèm theo tăng hay không tăng PaCO2 (áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch) cũng đều gây ra khó thở.

 

   Nhịp thở của trẻ có thể tăng trên 25 chu kỳ/phút, thường có co kéo cơ hô hấp phụ, tương tự như trong viêm phế quản phổi. Đôi khi nhịp thở có thể giảm dưới 12 chu kỳ/phút, không có co kéo do liệt hô hấp như trong ngộ độc barbituric. Trường hợp trẻ khó thở phải chỉ định thở máy ngay vì khi đó nhịp thở sẽ chậm dần, gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

  • Da xanh tím tái

  • Ở môi và các đầu chi xuất hiện dấu hiệu tím tái. Các đầu chi vẫn nóng ấm, khác với khi bị sốc.

  • Không có xanh tím nếu thiếu máu.

  • Dấu hiệu đỏ tía, vã mồ hôi nếu PaCO2 tăng nhiều tương tự như trong đợt cấp của viêm phế quản mãn tính. Thường có kèm theo hiện tượng “ngón tay dùi trống” (sự biến dạng của móng tay hoặc chân liên quan đến bệnh phổi hoặc tim).

  • Rối loạn tim mạch

  • Nhịp tim: Thường gặp nhịp nhanh xoang hay cơn nhịp nhanh. Hầu như biểu hiện cuối cùng sẽ là rung thất.

  • Huyết áp tăng hoặc giảm: Giai đoạn đầu, huyết áp thường tăng cao, trong khi giai đoạn sau lại giảm dần, cần phải tiến hành can thiệp ngay bằng các phương pháp như bóp bóng, đặt ống nội khí quản, hút đờm, thở máy.

  • Ngưng tim do thiếu oxy trầm trọng hoặc tăng PaCO2 quá mức, cần cấp cứu ngay. Trường hợp này trẻ có thể phục hồi nhanh nếu can thiệp trước 5 phút.

  • Rối loạn thần kinh và ý thức

 

   Não là cơ quan tiêu thụ 20% lượng oxy của toàn cơ thể. Vì vậy, khi bị thiếu oxy và tăng CO2 máu thì não là nơi chịu hậu quả sớm nhất:

  • Rối loạn thần kinh: Trẻ co giật, lẫn lộn, mất phản xạ gân xương.

  • Rối loạn ý thức: Trẻ tỏ ra lờ đờ, hôn mê.

 

Triệu chứng suy hô hấp cấp ở phổi

   Trong suy hô hấp cấp bắt nguồn từ nguyên nhân ngộ độc, thần kinh, đôi khi sẽ thấy dấu hiệu xẹp phổi và liệt hô hấp:

  • Liệt cơ gian sườn: Lồng ngực xẹp khi hít vào, trong khi cơ hoành vẫn di động bình thường.

  • Liệt màn hầu: Trẻ bị mất phản xạ nuốt và ứ đọng đờm dãi, khó thở do hít phải đờm dãi và dịch vị.

  • Liệt hô hấp thường dẫn tới xẹp phổi (cần chỉ định mở khí quản cho trẻ và tiến hành thở máy).

  • Tràn khí màng phổi: Dễ phát hiện khi bệnh nhi mới nhập viện nhưng dễ bỏ sót khi trẻ đang thở máy. Đặc biệt, tràn khí màng phổi hay xảy ra trong quá trình thở máy hoặc sau khi đặt catheter dưới đòn.

 

Phân chia giai đoạn

   Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ em là một cấp cứu thường gặp nhất, cần phải được can thiệp ngay. Trên thực tế, bệnh suy hô hấp cấp có thể phân chia ra thành 2 loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng:

 

  • Loại nặng: Can thiệp chủ yếu bằng thuốc, có thể giải quyết được triệu chứng bằng thuốc điều trị hoặc một số thủ thuật không đáng kể.

 

  • Loại nguy kịch: Cần phải can thiệp cấp cứu ngay bằng các thủ thuật y khoa, sau đó mới dùng thuốc hoặc phải tiến hành song song (đặt nội khí quản, bóp bóng, thở máy...).

 

   Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào của suy hô hấp cấp, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

 

Điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em như thế nào?

 

  • Dẫn lưu màng phổi

  Được chỉ định trong các hội chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất và trong tràn máu, tràn dịch màng phổi.

  • Khai thông đường dẫn khí

  Khai thông đường dẫn khí là việc đầu tiên phải làm ngay từ giây phút đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ, có thể áp dụng các thủ thuật như móc mồm, mũi, họng, lau sạch, hút sạch đất, cát, bùn, thức ăn, đờm dãi, nâng hàm bệnh nhân,...

  • Mở khí quản

  Cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh các biến chứng sau mở khí quản như hẹp khí quản, chảy máu và hoại tử thành khí quản.

 

  • Đặt nội khí quản

   Đặt nội khí quản có chỉ định giống mở khí quản. Có 2 phương pháp đặt nội khí quản là đặt qua mồm và đặt qua mũi. Đặt qua mồm dễ đặt và nhanh hơn, nhưng phải dùng đèn soi thanh quản, bệnh nhân có thể cắn ống và khó vệ sinh răng miệng. Còn phương pháp đặt qua mũi có thể làm mà không cần đèn soi, có thể để lâu hơn. Nhưng hạn chế của phương pháp này là dễ gây loét, chảy máu mũi, khó chăm sóc bệnh nhân hơn và dễ bị tắc ống hơn.

 

Trên đây là bài viết chia sẻ về bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong cách chăm sóc trẻ mời quý bạn đọc gọi tới số miễn cước 18001044.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Cách chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi

Để điều trị chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại kháng sinh thích hợp để điều trị dứt điểm.

Trẻ biếng ăn phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả cha mẹ nào cũng cần biết

Trẻ biếng ăn phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả tình trạng này là gì? Cha mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ vào mùa đông

Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách khoa học nhất, giúp chúng khỏe mạnh khi mùa đông đến nhé! 

Tổng hợp những thực phẩm bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng cha mẹ không thể bỏ qua

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các mẹ biết được nhóm thực phẩm bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng nào là cần thiết cũng như giải pháp cải thiện tình trạng này. Mời các bạn cùng đón đọc!

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ là gì? Phải làm sao để con yêu luôn khỏe mạnh?

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ là gì? Phải làm sao để con yêu luôn khỏe mạnh? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi