Cha mẹ nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào để con chóng khỏe?

Cập nhập: Thứ hai, 21/02/2022

 

   Bệnh tay chân miệng không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho trẻ mà còn có nhiều biến chứng nghiêm trọng khác trên hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp… Đặc biệt, tay chân miệng rất dễ lây và chưa có vắc- xin phòng ngừa nên trẻ thường hay bị tái lại nhiều lần. Do đó, cha mẹ cần trang bị ngay cho mình kiến thức về căn bệnh này cũng như cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để giúp con sớm hết bệnh và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Những thông tin đó sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết ở bài viết dưới đây!

 

Cha mẹ nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào để con sớm hết bệnh?

Cha mẹ nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào để con sớm hết bệnh?

 

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ là gì?

   Tay chân miệng là một trong các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ do virus coxsackie và enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh này thường gặp ở các bé nhỏ hơn 5 tuổi, bởi giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện dễ bị virus xâm nhập và tấn công. Hơn nữa, virus gây bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh. Do đó, tay chân miệng rất khó phòng ngừa nhất là khi trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo.

   Thời gian đầu khi virus mới xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng thường có thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Sau đó, con yêu sẽ có các dấu hiệu dưới đây:

- Giai đoạn khởi phát kéo dài 1-2 ngày: Trẻ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, lười ăn, tiêu chảy.

- Giai đoạn toàn phát kéo dài trong 3 - 10 ngày với các triệu chứng tiêu biểu của bệnh như:

   + Loét miệng: Các vết phỏng nước đường kính từ 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Các vết phỏng này dễ bị vỡ ra tạo thành vết loét đỏ khiến trẻ tăng tiết nước bọt, đau đớn và bỏ ăn.

 

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

 

   + Các nốt phát ban dạng phỏng nước: Các nốt phát ban này nổi lên ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Chúng tồn tại trong khoảng 7 ngày và tự biến mất nhưng sẽ để lại vết thâm, không loét và ít khi bội nhiễm.

   + Sốt nhẹ

   + Nôn

   Với các trường hợp nhẹ, con yêu sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng từ 8 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, tay chân miệng sẽ trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

   Khi tay chân miệng trở nặng, bệnh tình sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm dưới đây:

 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có những biến chứng nguy hiểm nào?

 

Biến chứng thần kinh

   Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng bao gồm viêm màng não, viêm não tủy với những biểu hiện:

- Rung giật các cơ: Trẻ co giật từng cơn ngắn 1 - 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.

- Trẻ bứt rứt, ngủ gà, run các chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược.

- Rung giật nhãn cầu.

- Yếu, liệt chi.

- Liệt dây thần kinh sọ não.

Biến chứng tim mạch, hô hấp

   Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng sẽ gây viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Những dấu hiệu nhận biết bao gồm:

- Mạch nhanh (trên 150 lần/phút);

- Da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh.

- Giai đoạn đầu huyết áp tăng cao, giai đoạn sau không đo được mạch và huyết áp.

- Khó thở: Trẻ thở nhanh, thở nông, khò khè.

- Phù phổi cấp: Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.

- Hôn mê thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

 

Bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ hôn mê

Bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ hôn mê

 

   Có thể thấy, tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy con yêu có những dấu hiệu đã nêu ở trên, cha mẹ cần đưa con đi khám để xác định chính xác đồng thời có hướng điều trị bệnh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phù hợp.

 

Cha mẹ nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào để con sớm hết bệnh?

   Những biện pháp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng mà cha mẹ nên thực hiện bao gồm:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

   Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cả thuốc uống và thuốc bôi. Các bậc phụ huynh cũng cần quan sát tiến triển bệnh của con, nếu bệnh chuyển biến xấu thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

 

Cha mẹ cần thăm khám và sử dụng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

Cha mẹ cần thăm khám và sử dụng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

 

Cách ly con với các bạn khác

   Vì bệnh tay chân miệng là bệnh do virus có khả năng lây lan nhanh chóng gây ra, do đó, cha mẹ cần cách ly, tránh cho con mình tiếp xúc với những đứa trẻ khác. Đồng thời, cha mẹ khi chăm sóc cho trẻ nên mang khẩu trang y tế và cần rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi tiếp xúc với con nhằm mục đích hạn chế sự lây lan.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

   Trẻ bị tay chân miệng phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa sạch mỗi ngày bằng xà bông diệt khuẩn và nước sạch. Cha mẹ cần nhắc trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh qua đường tay – miệng, đồng thời loại bỏ bớt sự bám dính của virus gây bệnh trên tay trẻ.

 

Cha mẹ cần cho trẻ rửa tay sạch sẽ mỗi ngày

Cha mẹ cần cho trẻ rửa tay sạch sẽ mỗi ngày

 

   Ngoài ra, vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bị chân tay miệng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn, đồ chơi… cũng nên được khử trùng và sử dụng riêng biệt.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

   Các vết loét ở miệng khiến trẻ đau đớn, khó ăn. Vì vậy, cha mẹ nên chế biến các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời chia thức ăn thành nhiều bữa cho trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần tránh cho con ăn thức ăn chua, cay… bởi chúng làm tồi tệ hơn các vết loét.

   Đối với trẻ còn bú, để giảm cơn đau cho con, mẹ có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel, varogel, trimafort… cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml/lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ bú.

   Bên cạnh những cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đã nêu trên, cha mẹ nên sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng sức đề kháng cho con, vừa giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, vừa giúp giảm nguy cơ tái nhiễm bệnh cho trẻ. Và sản phẩm hiệu quả nhất mẹ nên lựa chọn đó là BoniKiddy + của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ

Sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ

 

BoniKiddy + - Bí quyết đột phá giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

   BoniKiddy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế tối đa tình trạng ốm vặt, cũng như bệnh tay chân miệng nhờ công thức toàn diện, ưu việt mà không sản phẩm nào có được.

   Trước hết, BoniKiddy + có thành phần sữa non và bột hoa cúc tây giúp tăng sức đề kháng hiệu quả, cụ thể:

- Sữa non: Cung cấp một lượng lớn các kháng thể tự nhiên bao gồm IgG, IgA, IgF... giúp  tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh.

- Bột hoa cúc tây: Là loại thảo dược lành tính, từ xa xưa đã được sử dụng như một biện pháp hoàn hảo giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tay chân miệng tái phát hiệu quả.

   Bên cạnh đó, BoniKiddy + còn chứa thành phần sữa ong chúa, men bia và hàng tỷ lợi khuẩn giúp bé ăn ngon miệng hơn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn cho con:

- Sữa ong chúa: Bổ sung cho bé chất dinh dưỡng như sinh tố nhóm B, acid folic, acid amin, đồng, sắt, canxi, protein... giúp bé ăn ngon miệng hơn, chống chậm lớn, còi xương.

- Men bia: Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích vị giác, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng chậm lớn, chậm tăng trưởng, phục hồi sức khỏe sau 1 trận ốm dài.

- Các lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón, cải thiện rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

 

Công thức toàn diện của BoniKiddy +

Công thức toàn diện của BoniKiddy +

 

   Với công thức toàn diện như trên, khi các mẹ cho bé dùng BoniKiddy + hàng ngày sẽ giúp con khỏe mạnh hơn, ít bị ốm hơn, nếu bé bị ốm sẽ nhanh khỏi hơn, đồng thời giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ. Đặc biệt, BoniKiddy + tại Mỹ còn được sản xuất bởi công nghệ bào chế hiện đại là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniKiddy + có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp trẻ hấp thu được tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.

 

BoniKiddy +  - Bí quyết chăm con khỏe của các mẹ thông minh!

   Được phân phối rộng rãi tại Việt Nam nhiều năm nay, BoniKiddy + đã trở thành bí quyết chăm con khỏe của các bà mẹ Việt. Như trường hợp của:

   Chị Dương Thị Kim Loan (ở căn hộ B026 chung cư 5 tầng Lô A khu dân cư Hưng Phú 1, P. Hưng Phú, quận Cái Răng, tp Cần Thơ) là mẹ của hai bé Nguyễn Dương Gia Hân (5 tuổi) và bé Hữu Long (23 tháng tuổi)

 

Bé Nguyễn Dương Gia Hân 5 tuổi và em trai Hữu Long (23 tháng)

Bé Nguyễn Dương Gia Hân 5 tuổi và em trai Hữu Long (23 tháng)

 

   “Bé Hân nhà chị từ lúc cai sữa xong là bị ốm liên miên, cứ dăm ba ngày bé lại bị ho và viêm họng. Nước mũi đặc quánh, vàng khè, không thì cũng sụt sịt suốt ngày, nửa tháng, một tháng lại tới “hỏi thăm” bác sỹ một lần. Lần nào bác sĩ cũng “giã” cho cả một vốc thuốc, nào kháng sinh, chống viêm, long đờm… đủ cả. Cũng vì uống thuốc nhiều mà hệ miễn dịch của bé kém, đến năm 2 tuổi, các bệnh thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết bé đều bị đủ cả. Nhìn con nhỏ mà hết bệnh này đến tật kia, chị xót ruột lắm”.

   “Tình cờ may mắn chị gặp được sản phẩm BoniKiddy + đến từ Mỹ. Chị cho con dùng sản phẩm được một tuần thì bé hết hẳn những triệu chứng khò khè, ho và sổ mũi. Thấy có hiệu quả tốt nên chị cho con dùng liền tù tì 3 tháng, từ đó đến nay chị chưa thấy con bị ốm lần nào, bé khỏe, vui chơi, cười nói cả ngày. Chị cảm ơn BoniKiddy + rất nhiều”.

   Mong rằng bài viết trên đã giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Để phòng ngừa bệnh lý này, tăng sức đề kháng cho con là nhiệm vụ rất quan trọng. Và sản phẩm BoniKiddy + sẽ giúp các mẹ thực hiện tốt điều đó. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về vấn đề này, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Các bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ của mẹ thông thái

Nếu trẻ dưới 3 tuổi, mẹ nên cho bé uống BoniKiddy 2 viên/ngày 15 phút trước mỗi bữa ăn. với bé trên 3 tuổi, mẹ nên cho bé uống 2-4 viên mỗi ngày, cũng uống trước ăn 15 phút

Thái Bình: BoniKiddy - Bí quyết cho trẻ sinh non bị ốm vặt, lười ăn!

Chị Nhung (thôn Lai Triều, Thụy Dương, Thái Thụy, Thái Bình) chia sẻ

BoniKiddy - Cách hay giúp con tăng cân, khỏi lo ốm vặt

Suốt một năm trời chị vật vã, khổ sở tìm đủ mọi cách để con khỏe mạnh, đỡ ốm vặt. Nói thật nếu có 100 cách thì chị thử tới 99 cách rồi, sau bao kinh nghiệm xương máu và nước mắt của cả mẹ và con, cuối cùng bé nhà chị mới được như bây giờ đấy
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi