U máu gan là bệnh gì? Có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Cập nhập: Thứ tư, 26/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong nhiều năm thực hiện tư vấn các vấn đề về sức khỏe, tôi đã nhận được không ít câu hỏi về u máu gan và cảm nhận được tâm trạng lo lắng của bệnh nhân.

    Điều đó thôi thúc tôi biên soạn bài viết sau đây để những ai đang có u máu trong gan sẽ hiểu hơn về tình trạng này, biết nó có nguy hiểm không và nắm được các phương pháp điều trị bệnh.

 

U máu gan có nguy hiểm không?

U máu gan có nguy hiểm không?

 

U máu gan là gì?

    U máu gan là khối u lành tính rất hay gặp ở gan và hầu hết các trường hợp được phát hiện trong quá trình siêu âm khi đi khám một bệnh khác.

    U máu gan xảy ra khi các mạch máu ở trong hoặc trên bề mặt gan bị phình hoặc dị dạng. Người bệnh có thể có 1 hoặc nhiều khối u máu trong gan, chúng có kích thước đa dạng tùy vào từng trường hợp cụ thể.

 

U máu gan có nguy hiểm không?

    Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng nào về việc u máu gan có thể tiến triển thành ung thư. Bệnh được coi là lành tính, kích thước của khối u này thường rất nhỏ nên không gây tác động đến sức khỏe. Trường hợp có u máu gan vẫn có khả năng sống mạnh khỏe mà không gặp bất cứ triệu chứng và dấu hiệu nào xảy ra. Do đó, bác sĩ thường sẽ không đưa ra chỉ định và chỉ dặn về theo dõi thêm vì nó hiếm khi có biến chứng. Vì vậy, nếu phát hiện có u máu trong gan, bạn không cần quá lo lắng.

    Tuy nhiên, bạn cũng không được quá chủ quan vì dù hiếm nhưng bạn vẫn có thể gặp một số biến chứng của bệnh, đặc biệt là khi bạn thuộc các đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ đang mang thai hoặc đang sử dụng liệu pháp hormon (gồm cả thuốc tránh thai) hoặc có bệnh gan. Những biến chứng đó là:

  • Tổn thương gan
  • Đau bụng trên, đầy hơi hoặc buồn nôn và có thể cần phải điều trị.
  • U máu lan rộng, phát triển lớn hơn gây chèn ép lên các mạch máu và tổ chức trong gan.
  • Trường hợp khối u quá lớn (>4cm) và bị tác động mạnh (bị ngã, chấn thương ở gan) thì cũng có thể vỡ ra, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, khiến người bệnh bị đau đớn dữ dội và gây nguy hiểm.

 

Triệu chứng của u máu gan là gì?

    Trong hầu hết các trường hợp, u máu gan không gây triệu chứng lâm sàng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có những dấu hiệu như sau:

  • Đau ở vùng hạ sườn phải.
  • Chán ăn, sụt cân, cảm thấy no sau khi ăn chỉ một lượng nhỏ thức ăn.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Rất hiếm gặp trường hợp bị vàng da, tắc mật.
  • Sờ thấy có khối u ở vùng gan.

 

U máu gan có thể gây chán ăn

U máu gan có thể gây chán ăn

 

    Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với một số dấu hiệu do bệnh khác gây ra. Như đã nói ở trên, vì rất ít khi có triệu chứng nên u máu gan thường được phát hiện một cách tình cờ khi người bệnh đi khám bệnh khác hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

 

Nguyên nhân gây u máu gan là gì?

    Đến nay, nguyên nhân u máu gan vẫn chưa được xác định chính xác. Nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như:

  • Yếu tố di truyền. Các bác sĩ đã nhận thấy rằng, những người có tiền sử gia đình bị u máu gan cũng dễ bị bệnh này hơn so với những người khác.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ có u máu gan cao so với nam giới và kích thước của khối u cũng lớn hơn.
  • Mang thai: Sự thay đổi nồng độ một số hormon trong quá trình mang thai, đặc biệt là estrogen cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện u máu trong gan.
  • Người đang điều trị bằng hormon thay thế: Liệu pháp thay thế hormone ở đối tượng nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh có thể làm tăng khả năng mắc u máu gan.
  • Tuổi tác: U máu gan có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng lại thường gặp hơn ở những người có độ tuổi từ 30 - 50.

 

Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng nguy cơ bị u máu gan

Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng nguy cơ bị u máu gan

 

Điều trị u máu gan như thế nào?

   Đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh u máu gan. Vì bệnh lành tính và ít gây triệu chứng cũng như biến chứng nên bệnh nhân thường không cần điều trị.

   Tuy nhiên, khi đã được chẩn đoán mắc u máu gan, người bệnh vẫn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm để theo dõi sự phát triển của các khối u này và xử lý kịp thời khi phát hiện bất thường.

   Trong trường hợp khối u có kích thước lớn và gây ra các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh thì bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp can thiệp như ngăn chặn cung cấp máu đến khối u, phẫu thuật cắt bỏ khối u, cấy ghép gan. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cần ngưng sử dụng các biện pháp thay thế hormon.

 

Người có u máu gan nên ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

Người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh va đập vào vùng bụng.
  • Có lối sống lành mạnh, tích cực như không dùng các chất kích thích, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Bổ sung các loại thảo dược, nguyên liệu giải độc gan, tốt cho gan như: Trà xanh, nghệ, trà atiso, tỏi, bông cải xanh, nho, lựu, sung, mầm bông cải xanh, mầm hành tây, cải xoong, dưa bắp cải, cá hồi…

    Như vậy, u máu gan là một bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm và thường sẽ không gây triệu chứng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người mắc. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần nắm được những lưu ý như đã trình bày trong bài viết này để phòng ngừa biến chứng và giúp lá gan khỏe mạnh hơn.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà