U tuyến giáp có nguy hiểm không? Dấu hiệu u tuyến giáp là gì?

Cập nhập: Thứ ba, 09/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   U tuyến giáp là một căn bệnh khá thường gặp, xuất hiện ở cả nam và nữ giới. U tuyến giáp có thể là lành tính, hoặc ác tính với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề: “u tuyến giáp có nguy hiểm không?”, cũng như những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này nhé!

 

U tuyến giáp có nguy hiểm không? Dấu hiệu u tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp có nguy hiểm không? Dấu hiệu u tuyến giáp là gì?

 

U tuyến giáp là gì?

   U tuyến giáp còn được gọi là nhân tuyến giáp. Đây là những cấu trúc bất thường, có dạng khối đặc, hoặc có chứa chất lỏng bên trong. Các khối này có kích thước khác nhau, đôi khi chỉ là những nốt nhỏ, nhưng có thể phát triển thành bướu lớn.

   U tuyến giáp được hình thành từ nhu mô của tuyến này, có thể là lành tính hoặc ác tính. Trong đó, có đến hơn 90% các trường hợp được ghi nhận là u tuyến giáp lành tính và chỉ có một phần nhỏ là ác tính, hay còn gọi là ung thư tuyến giáp.

 

U tuyến giáp có nguy hiểm không?

   U tuyến giáp lành tính thường là nang tuyến, nang hỗn hợp,... Trong trường hợp này, u tuyến giáp không nguy hiểm đến tính mạng và không gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. Chỉ khi khối u phát triển thành các bướu lớn, người bệnh mới gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

    Trong khi đó, u tuyến giáp ác tính lại có phần nguy hiểm hơn. U tuyến giáp ác tính được chia thành 3 dạng chính là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, không biệt hóa và thể tủy.

 

Các dạng của u tuyến giáp ác tính

Các dạng của u tuyến giáp ác tính

 

   Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và thể hỗn hợp. Các khối u này phát triển từ tế bào biểu mô và chiếm khoảng 95% các trường hợp mắc bệnh.

   Tốc độ của ung thư tuyến giáp biệt hóa thường chậm, có tiên lượng điều trị tốt. Với các trường hợp được phát hiện sớm, người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, sống trên 10 năm. Với các trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, tỷ lệ sống trên 5 năm vào khoảng 80%, và khi di căn là 50%, nếu người bệnh đáp ứng tốt với việc điều trị.

   Ung thư tuyến giáp thể tủy cũng có tiên lượng điều trị khá tốt ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị lại phụ thuộc nhiều vào tuổi tác của người bệnh. Theo đó, những người trẻ mắc ung thư tuyến giáp thể tủy thường đáp ứng với điều trị tốt hơn và tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn so với những người cao tuổi.

   Theo nghiên cứu của Mạng lưới Ung thư quốc tế, những người từ 40 tuổi trở xuống được chẩn đoán mắc bệnh có tỷ lệ sống sót sau 5 và 10 năm lần lượt là 95% và 75%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm trên 40 tuổi tương ứng chỉ là 65% và 50%.

   Khác với 2 loại trên, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa lại có mức độ nguy hiểm cao hơn, tiến triển nhanh và tiên lượng nặng nhất. Khi được phát hiện, phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều đã ở giai đoạn 4, các tế bào ung thư bắt đầu di căn sang các vùng lân cận và cơ quan xa hơn. Thông thường, người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chỉ sống được dưới 1 năm kể từ khi được chẩn đoán.

 

Dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp là gì?

Triệu chứng u tuyến giáp lành tính

   U tuyến giáp lành tính thường không có triệu chứng gì đặc trưng, vì đa phần các trường hợp đều có kích thước nhỏ. Với các trường hợp u tuyến giáp lớn hơn, người bệnh có thể nhìn hoặc sờ thấy khối u ở vùng cổ hoặc lớn bất thường vùng cổ, kèm theo các dấu hiệu như:

  • Co thắt trong cổ họng, khó nuốt thức ăn, đau họng không rõ nguyên nhân.
  • Ho khan hoặc ho có đờm thường xuyên, giọng nói thay đổi bất thường do thanh quản bị ảnh hưởng gây khàn tiếng.
  • Rối loạn tiêu hoá, rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,...
  • Đổ mồ hôi nhiều, chuột rút, sụt cân, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh,...

 

Tuyến giáp phát triển lớn khiến cổ phình to ra

Tuyến giáp phát triển lớn khiến cổ phình to ra

 

Triệu chứng u tuyến giáp ác tính

   Nhìn chung, phần lớn các trường hợp u tuyến giáp ác tính có triệu chứng tương đồng với u lành tính. Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường không có biểu hiện, hoặc chỉ bị khàn tiếng, ngứa họng dai dẳng, nổi hạch vùng cổ,... Với giai đoạn muộn, người bệnh sẽ thấy khối u rắn, to, nằm cố định trước cổ, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn, sưng hạch, đau cổ,...

   Với các trường hợp ung thư thể không biệt hóa các triệu chứng sẽ xuất hiện rầm rộ hơn. Người bệnh có thể sụt cân nhanh, da viêm đau, tĩnh mạch nổi rõ trên u ở cổ và lan xuống ngực, có thể sờ thấy nhiều hạch cổ.

    Như vậy, nếu bạn có những dấu hiệu kể trên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán là u tuyến giáp lành tính hay ác tính, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

 

Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì?

  • Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành: Goitrogens trong đậu nành cản trở sự xâm nhập của iod vào tuyến giáp và làm giảm hấp thu thuốc điều trị tại ruột. Phytoestrogen có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, còn isoflavone có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có nhiều chất béo và chất phụ gia không tốt, làm giảm sản xuất thyroxin và giảm tác dụng của thuốc điều trị.
  • Thực phẩm có chứa đường tinh luyện (bánh quy, bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có đường,...) gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh tuyến giáp.
  • Thực phẩm chứa gluten (lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì,...) có thể gây kích ứng ruột non, cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
  • Các chất kích thích: cafe, rượu, bia, thuốc lá, socola,...

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề: “u tuyến giáp có nguy hiểm không?”, cũng như các dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì?

 Đau dây thần kinh tọa là bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở thắt lưng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì nhé!

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mạch đập không đều, khó thở, hụt hơi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ.

Thiếu máu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về tình trạng thiếu máu, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cơ tim có thể dẫn đến đột tử hoặc để lại di chứng nghiêm trọng, cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà