Mục lục [Ẩn]
Chế độ ăn không hợp lý, lối sống thiếu khoa học cũng như các tác động từ môi trường đã làm cho các bệnh lý sỏi tiết niệu tăng mạnh trong những năm gần đây ở Việt Nam. Việc loại bỏ sỏi thận đang trở nên dễ dàng hơn nhờ những phương pháp tán sỏi hiệu quả cao. Vậy có những phương pháp tán sỏi nào và ưu, nhược điểm của từng phương pháp là gì?
Các phương pháp tán sỏi thông dụng hiện nay
Sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu là bệnh lý tại đường tiết niệu, xảy ra khi có sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu thành những tinh thể cứng. Đa phần sỏi được hình thành ở thận nhưng sau đó theo dòng nước tiểu đi tới những vị trí khác nhau trong hệ tiết niệu và có tên gọi riêng: sỏi thận (khoảng 40%), sỏi niệu quản (khoảng 28%), sỏi bàng quang (khoảng 26%), sỏi niệu đạo (khoảng 4%).
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sỏi tiết niệu đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Bên cạnh đó, sỏi tiết niệu cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý khác như bệnh gút, phì đại tiền liệt tuyến…
Đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ, điều trị nội khoa được xem là phương pháp điều trị an toàn và lại ít tốn kém. Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, đẩy sỏi ra ngoài một cách tự nhiên qua đường tiết niệu bằng các loại thuốc giúp tăng lượng nước tiểu, tăng khả năng bào mòn sỏi, giãn cơ trơn đường tiết niệu giúp quá trình đào thải sỏi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với những viên sỏi có kích thước lớn (thông thường từ đường kính 5mm trở lên) thì việc đào thải tự nhiên qua đường nước tiểu là không thể. Khi đó, các phương pháp can thiệp như mổ mở, tán sỏi được chỉ định tùy theo vị trí của sỏi và khả năng kinh tế của người bệnh.
Các phương pháp tán sỏi thông dụng hiện nay
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích xuyên qua bề mặt cơ thể, hội tụ ngay tại viên sỏi, năng lượng từ sóng xung kích sẽ làm phá vỡ cấu trúc của viên sỏi. Các mảnh vụn của sỏi sau khi bị phá vỡ sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể sau khoảng 7-15 ngày.
- Ưu điểm:
- Ưu điểm lớn nhất của tán sỏi ngoài cơ thể đó là người bệnh không cần tiến hành phẫu thuật, không đau.
- Áp dụng được với tất cả vị trí của sỏi tiết niệu.
- Bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể xuất viện ngay trong ngày.
- Nhược điểm:
- Chi phí tán sỏi ngoài cơ thể khá cao.
- Hiệu quả phụ thuộc nhiều yếu tố: độ cứng của viên sỏi (sỏi canxi oxalat, sỏi cystin khá cứng nên hiệu quả tán sỏi kém hơn), vị trí của sỏi (sỏi đài thận, sỏi bể thận thường dễ tán hơn sỏi niệu quản), khoảng cách từ da đến viên sỏi (bệnh nhân thừa cân thì hiệu quả tán sỏi thấp hơn), kích thước sỏi (kích thước càng lớn thì sỏi càng khó tán).
- Những mảnh vụn sỏi sau khi tán nếu không được đẩy ra ngoài hết sẽ dễ tích tụ những tinh thể mới và tái phát.
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Tán sỏi nội soi ngược dòng là kỹ thuật sử dụng ống nội soi đưa lên từ niệu đạo, qua bàng quang và tới vị trí có sỏi. Sau đó, viên sỏi sẽ bị phá vỡ thành nhiều mảnh vụn nhờ năng lượng laser. Các mảnh vụn được đưa ra ngoài cơ thể bằng hoạt động bơm rửa hoặc hứng bằng rọ hoặc kìm gắp. Người bệnh cần đặt ống sonde JJ niệu quản, điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong khoảng 2 tuần sau tán sỏi.
Kỹ thuật này bao gồm hai phương pháp nhỏ:
- Tán sỏi sử dụng ống nội soi cứng hoặc bán cứng: Ưu tiên cho sỏi ở vị trí 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới của niệu quản.
- Tán sỏi sử dụng ống nội soi mềm: Sỏi ở vị trí 1/3 trên của niệu quản, sỏi thận.
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
- Ưu điểm:
- Hiệu quả tán sỏi cao, có thể lên tới 100%, sỏi được lấy hết trong 1 lần tán.
- Tán được sỏi ở mọi vị trí trong đường tiết niệu, kích thước sỏi có thể tán lên tới 2cm.
- Chi phí điều trị không quá cao.
- Nhược điểm:
- Không áp dụng với trường hợp bị hẹp niệu đạo hoặc đang trong giai đoạn viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Có nguy cơ xảy ra biến chứng đốt laser nhầm vị trí gây tổn thương hoặc thủng niệu quản.
Tán sỏi qua da
Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một đường hầm nhỏ (kích thước khoảng 1cm) từ da vào trong thận hoặc vị trí có sỏi. Sau đó sử dụng laser để phá vỡ sỏi và hút mảnh vụn ra ngoài theo đường hầm này. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp sỏi đài thận và sỏi bể thận.
- Ưu điểm:
- Ít xâm lấn, không gây ảnh hưởng quá nhiều tới chức năng thận.
- Hiệu quả sạch sỏi cao, có thể lên tới 90%, áp dụng được cả những trường hợp sỏi to.
- Nhược điểm:
- Một số biến chứng hậu phẫu có thể xuất hiện như: Nhiễm trùng, chảy máu. Do đó, người bệnh sẽ cần nằm lại viện để theo dõi.
- Có thể để lại sẹo.
- Chi phí điều trị khá cao.
Phương pháp mổ mở
Bên cạnh các phương pháp tán sỏi hiện đại thì phương pháp mổ mở (mổ phanh) hiện nay vẫn được áp dụng trong một số trường hợp thận có quá nhiều viên sỏi, sỏi thận kích thước lớn (trên 2,5 cm) hoặc thận có sỏi phức tạp như sỏi san hô (sỏi san hô là những viên sỏi phân nhánh đã lấp đầy toàn bộ hoặc một phần của bể thận và đài thận). Khi đó, người bệnh gần như không đáp ứng với những phương pháp tán sỏi thông dụng.
- Ưu điểm:
- Loại sạch sỏi gần như 100%, tỉ lệ tái phát thấp.
- Áp dụng được cho những trường hợp phức tạp mà các phương pháp tán sỏi không thể đáp ứng.
- Nhược điểm:
- Tổn thương sau mổ là rất lớn: Vết mổ có thể dài 15cm ở vùng hông lưng, ảnh hưởng tới thần kinh, xương sườn số 12, các mô quanh thận, thận cũng bị mổ xẻ để lấy sỏi.
- Thời gian hồi phục lâu, đặc biệt ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém, người bệnh tiểu đường.
- Biến chứng hậu phẫu nghiêm trọng có thể xảy ra: Chảy máu nghiêm trọng, nhiễm trùng vết mổ.
Ngăn ngừa tái phát sau tán sỏi
Các phương pháp điều trị sỏi bao gồm mổ mở hay tán sỏi đều có khả năng tái phát. Nguyên nhân tái phát sỏi tiết niệu nằm ở chính thói quen sinh hoạt không hợp lý của người bệnh. Sau đây là một số lời khuyên cho người bệnh để tránh tái phát sau tán sỏi.
Tăng cường bổ sung nước
Uống nhiều nước và không nhịn tiểu: Cần bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày và đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Việc bổ sung nhiều nước sẽ giúp đào thải những vụn sỏi còn sót lại sau quá trình tán sỏi, đồng thời làm giảm quá trình lắng đọng của các tinh thể chất rắn, từ đó ngăn ngừa hình thành những viên sỏi mới.
Thay đổi chế độ ăn
- Bổ sung thực phẩm có tính lợi tiểu: Rau cần tây, hạt cần tây (làm gia vị), nước đậu đen, nước râu ngô luộc, nước cam…
- Kiểm soát lượng canxi và oxalat tới từ tôm, cua, rau muống…
- Ăn nhạt: Nồng độ Natri từ muối ăn cao làm giảm đào thải canxi qua nước tiểu, từ đó hình thành sỏi thận. Natri còn khiến gia tăng nồng độ của acid amin cystine, dẫn đến hình thành sỏi cystin.
- Giảm đạm động vật, protein: Các thực phẩm giàu đạm như hải sản, phủ tạng động vật, thịt đỏ (bò, chó, dê) chứa nhiều nhân purin. Đây là nguyên nhân dẫn tới sỏi dạng acid uric.
Thực phẩm giàu đạm là nguyên nhân hình thành sỏi uric
Kiểm soát các bệnh lý nền
Như đã đề cập, một số bệnh lý nền có thể gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu đó là bệnh phì đại tiền liệt tuyến, bệnh gút. Kiểm soát kích thước tiền liệt tuyến, duy trì nồng độ acid uric máu ở ngưỡng an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát sau tán sỏi. Để kiểm soát hai bệnh lý này, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm BoniMen (cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến) và BoniGut + (cho bệnh gút).
Mỗi phương pháp tán sỏi lại phù hợp với những trường hợp sỏi tiết niệu khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tán sỏi sẽ dựa vào thống nhất giữa bác sĩ và người bệnh. Hãy theo dõi chúng tôi hoặc liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để nhận thêm những thông tin sức khỏe hữu ích.
XEM THÊM: