Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có đáng sợ như bạn nghĩ? Làm thế nào để phòng tránh?

Cập nhập: Thứ ba, 11/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong thời gian gần đây, chúng ta được nghe rất nhiều đến loại sinh vật mang tên “vi khuẩn ăn thịt người Whitmore”. Với cái danh xưng này, chúng gây ra không ít những hoang mang trong dư luận, khiến bất kỳ ai nghe đến cũng đều không khỏi lo sợ. Vậy, thực chất loại vi khuẩn này là gì và có nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ hay không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này nhé!

 

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có đang sợ như bạn nghĩ? Làm thế nào để phòng tránh?

 

Sự thật về vi khuẩn ăn thịt người Whitmore là gì?

   Trong khoảng vài năm gần đây, chúng ta thường được nghe một số thông tin về các ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore. Với những tổn thương thực thể mà chúng gây ra, loại vi khuẩn này còn được truyền thông đặt cho một cái tên nổi tiếng là “vi khuẩn ăn thịt người.”

   Trên thực tế, vi khuẩn Whitmore có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei đã được phát hiện từ năm 1911, bởi Alfred Whitmore - một nhà nghiên cứu bệnh học người Anh. Theo thống kê, bệnh được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới như: Bắc Úc và Đông Nam Á. Vi khuẩn gây bệnh trên cả người và động vật như: mèo, chó, ngựa, bò và động vật gặm nhấm,...

    Tại Việt Nam, vi khuẩn này được ghi nhận đầu tiên vào năm 1925 trên 1 phụ nữ có thai tại TP.HCM. Trong thập niên từ 1940 - 1970, một số lính Pháp, lính Mỹ cũng mắc bệnh khi tham chiến tại Việt Nam. Sau đó, dường như loại vi khuẩn này đã bị lãng quên vì mức độ không phổ biến.

    Cho đến khi mạng xã hội bùng nổ, thông tin về các ca mắc bệnh lan truyền rộng khắp và cái tên “vi khuẩn ăn thịt người” đã ra đời để thu hút sự chú ý của dư luận. Trên thực tế, căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Whitmore có tên là Melioidosis - một dạng nhiễm trùng cấp tính, gây chết các mô trong cơ thể.

   Vi khuẩn Whitmore tồn tại ở trong đất ẩm, đất sét, nguồn nước ô nhiễm và bụi trong không khí. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, vết xước ở trên da, uống nước có nhiễm khuẩn, và đường hô hấp. Bệnh gần như không lây nhiễm từ động vật sang người, hay từ người sang người, nên không bùng phát thành dịch.

   Nguy cơ mắc bệnh tăng lên ở những người có sức đề kháng kém, có bệnh lý nền như tiểu đường, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, bệnh phổi mạn tính (như COPD, hen suyễn,...), bệnh thận,... Đối tượng thường thấy nhất là người từ 40 - 60 tuổi, tiếp xúc nhiều với đất và nước như: làm ruộng, xây dựng, làm vườn, quân nhân,...

 

Vi khuẩn Whitmore thường tồn tại trong đất ẩm

Vi khuẩn Whitmore thường tồn tại trong đất ẩm, đất sét

 

  Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có thể gây viêm phổi với các triệu chứng ho, đau ngực, sốt cao 39 - 40 độ, đau đầu, chán ăn,... Chúng gây nhiễm trùng cục bộ, đau, lở loét, áp xe, hoại tử tại các vết thương.

  Nhiễm trùng có thể lan ra gây đau dạ dày, ngực, và khớp,... Nghiêm trọng nhất là tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn với biểu hiện suy hô hấp, tụt huyết áp, rất dễ dẫn đến tử vong.

  Vi khuẩn Whitmore gây ra là tình trạng nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong cao, và nhanh (40 - 60%), nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách. Một số trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

   Việc điều trị vi khuẩn ăn thịt người - Whitmore thường là dùng kháng sinh Ceftazidime hoặc Meropenem truyền tĩnh mạch trong 10 - 14 ngày. Sau đó, người bệnh tiếp tục được uống kháng sinh Trimethoprim/ sulfamethoxazole hoặc Amoxicillin/ axit clavulanic trong vòng 3 - 6 tháng.

 

Có hơn 1 loại vi khuẩn ăn thịt người được biết đến!

   Bên cạnh Whitmore, cái tên “vi khuẩn ăn thịt người” còn được gán cho nhiều loại vi khuẩn khác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tên gọi chính xác của hiện tượng này là viêm cân mạc hoại tử - necrotizing fasciitis (NF).

    Đây là một dạng nhiễm khuẩn sâu dưới da và tiến triển nhanh. Các mô liên kết, mô mỡ và cơ bị viêm, hủy hoại do các loại độc tố từ vi khuẩn. Theo thống kê, có khoảng 600 - 700 người Mỹ được chẩn đoán mắc viêm cân mạc hoại tử mỗi năm, với tỉ lệ tử vong khoảng 25% - 30%.

    Bệnh có thể do 1 loại vi khuẩn gây bệnh (viêm cân mạc loại I), hoặc có sự xuất hiện của nhiều loại vi khuẩn khác nhau (viêm cân mạc loại 2). Trong đó, phần lớn các trường hợp là do nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể kể đến là:

  • Liên cầu tan huyết beta nhóm A gây ra các bệnh viêm họng, viêm phổi, nhiễm khuẩn vết thương và da, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận, viêm khớp,...

-Vibrio vulnificus gây viêm ruột, tổn thương da, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn này thường sống ở vùng biển nước ấm, trong các loại hải sản như hàu, tôm, cá, nghêu,...

-Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, và viêm tủy xương. Các độc tố từ chúng có thể gây viêm dạ dày, và sốc nhiễm độc. Loại vi khuẩn này có ở khắp mọi nơi, có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, và là tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng bệnh viện.

  • Các loại vi khuẩn khác như: Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,...), E. coli, Aeromonas hydrophila,...

   Viêm cân mạc hoại tử do “vi khuẩn ăn thịt người” thường có triệu chứng ngay sau khoảng 24 giờ nhiễm bệnh. Triệu chứng thường đi cùng nhau chứ không xuất hiện lẻ tẻ. Một số dấu hiệu có thể kể đến như: đau nhiều tại vết thương, sưng đỏ, khát nước nhiều, xuất hiện các triệu chứng như bị cúm.

   Sau khoảng 3 - 4 ngày, vị trí tổn thương sưng nhiều hơn, có những vùng da chuyển màu tím, mụn nước chứa đầy dịch, da mất màu, hoại tử mô,... Sau khoảng 5 ngày, người bệnh có thể gặp biến chứng tụt huyết áp nghiêm trọng, sốc nhiễm độc, lơ mơ, hôn mê.

   Để điều trị, bác sĩ sẽ cần xác định loại vi khuẩn gây bệnh là gì, sau đó lựa chọn kháng sinh phù hợp và truyền qua tĩnh mạch. Các phương pháp khác có thể kể đến như: phẫu thuật loại bỏ phần mô tổn thương, dùng thuốc nâng huyết áp, đoạn chi trong trường hợp nặng, dùng oxy cao áp, thở oxy, truyền máu nếu có thiếu máu, truyền kháng thể chống nhiễm khuẩn.

 

Liên cầu tan huyết beta nhóm A

Liên cầu tan huyết beta nhóm A gây viêm cân mạc hoại tử

 

Phòng ngừa vi khuẩn ăn thịt người bằng cách nào?

   Như vậy, chúng ta có thể thấy, các loại “vi khuẩn ăn thịt người” đều rất nguy hiểm. Do đó, cách tốt nhất để đối phó với chúng là phòng ngừa từ sớm. Các biện pháp chung để phòng tránh các loại vi khuẩn này gồm có:

  • Vệ sinh và chăm sóc vết thương nhanh, đúng cách: Bạn hãy nhanh chóng xử lý vết thương bằng cách cầm máu, rửa sạch với nước hoặc cồn y tế, thấm khô bằng bông sạch, và dùng gạc tiệt trùng băng lại.
  • Luôn theo dõi vết thương trên da: Thay băng cho vết thương thường xuyên. Mỗi lần thay hãy theo dõi, nếu vết thương không lành, đổi màu, hoặc chảy mủ thì nên đến bệnh viện để được xử lý.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hoặc cồn 70 độ thường xuyên để diệt khuẩn. Đeo găng  tay, giày, ủng và vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi làm ruộng, làm vườn, lội nước,...
  • Chăm sóc da thường xuyên, tránh những vấn đề như nấm da, chàm, khô, nứt nẻ,…
  • Nếu có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh lý nền, thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với nước ở sông, biển, hồ, ao, hay vũng nước trên đường, đất bẩn. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng. Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + để giúp giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn, nhờ đó các vết thương trên da sẽ lành nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp câu trả lời cần thiết cho quý độc giả về sự nguy hiểm của vi khuẩn ăn thịt người và cách phòng ngừa nhiễm phải chúng. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Làm cách nào để phát hiện thịt bò có nhiễm sán hay không?

Mặc dù có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng thịt bò cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe, nhất là khi nó bị nhiễm ký sinh trùng như sán. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết thịt bò có nhiễm sán nhé!

Cảnh báo: Sử dụng kháng sinh thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột ở mọi lứa tuổi

Cảnh báo: Sử dụng kháng sinh thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột ở mọi lứa tuổi.

Viêm cầu thận - Những điều bạn cần biết để phòng ngừa

Viêm cầu thận là một căn bệnh có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể để lại những biến chứng nặng nề, trong đó đáng lo ngại nhất chính là suy thận.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà