Mục lục [Ẩn]
Ngày nay, việc lạm dụng kháng sinh tại Việt Nam đang diễn ra rất phổ biến, bệnh nhân tự ý sử dụng kháng sinh mà không có hướng dẫn của các chuyên gia y tế, thói quen này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho chính sức khỏe của họ. Đặc biệt, một nghiên cứu vào đầu năm nay đã cho thấy những người dùng nhiều đợt kháng sinh có nguy cơ mắc viêm ruột (IBD) cao hơn, đặc biệt nếu họ dùng kháng sinh để trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Sử dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ viêm ruột ở bệnh nhân.
Nghiên cứu về tác hại trên ruột của việc sử dụng kháng sinh
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gut ( một trong những tạp chí Quốc tế hàng đầu về tiêu hóa và gan, đồng sở hữu của Tạp chí Y khoa Anh quốc và Hiệp hội Tiêu hóa Anh), các nhà nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu của 6,1 triệu người từ 10 tuổi trở lên, trong đó có 5,5 triệu người đã sử dụng ít nhất một liệu trình kháng sinh từ năm 2000 đến năm 2018. Trong thời gian nghiên cứu, có 53.000 người được chẩn đoán bị mắc viêm ruột mới.
Kết quả cho thấy: Những người đã sử dụng kháng sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột cao hơn so với những người chưa bao giờ sử dụng kháng sinh ở tất cả nhóm tuổi trong nghiên cứu, cụ thể:
- Nguy cơ mắc bệnh viêm ruột ở những người sử dụng kháng sinh ở lứa tuổi 10 - 40 cao hơn 28% so với những người chưa sử dụng, và tỷ lệ này là 48% ở những người trên 40 tuổi.
- Với mỗi đợt sử dụng kháng sinh bổ sung, nguy cơ mắc IBD tăng thêm ít nhất 10% ở tất tất cả mọi lứa tuổi và tăng nhiều hơn cả đối với những người trên 40 tuổi.
- Nguy cơ mắc viêm ruột cao nhất từ một đến hai năm sau khi mọi người dùng thuốc kháng sinh.
- Hai loại kháng sinh làm tăng nguy cơ viêm ruột cao nhất là nitroimidazoles ( thường được sử dụng là metronidazole) và fluoroquinolones ( được biết đến nhiều với hoạt chất ciprofloxacin, levofloxacin) – đây chính là hai loại kháng sinh bị lạm dụng rất nhiều ở Việt Nam. Đối với nitroimidazoles, nguy cơ viêm ruột do sử dụng kháng sinh tăng dần theo độ tuổi và cao nhất là 61% ở những người trên 60 tuổi, còn fluoroquinolones làm tăng nguy cơ viêm ruột cao nhất là 79% ở những người từ 40 – 60 tuổi.
Trẻ em dùng nhiều kháng sinh cũng có nguy cơ bị viêm ruột cao. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gut trên 577.000 trẻ em cho thấy, nguy cơ bị viêm ruột ở trẻ em sử dụng kháng sinh tăng 84% so với những trẻ em không sử dụng kháng sinh, và nguy cơ này mạnh nhất trong 3 tháng đầu sau khi sử dụng (tăng gấp 4 lần).
Nguyên nhân sử dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ viêm ruột
Để lý giải cho hiện tượng này, giáo sư Bincy Abraham và cũng là Giám đốc Bệnh viện Houston cho biết: “ Những phát hiện mới nhất gần đây cho thấy kháng sinh dẫn đến IBD bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có lợi và khỏe mạnh thường sống trong ruột, làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh đường ruột hoặc thậm chí khiến cho vi khuẩn có hại phát triển. Sự thay đổi hệ vi sinh vật này gây ra viêm dẫn đến IBD.”
Sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây viêm ruột.
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh đúng cách, giảm nguy cơ viêm ruột do sử dụng kháng sinh
Kháng sinh làm tăng nguy cơ viêm ruột, tuy vậy trong một số bệnh lý bệnh nhân không thể không sử dụng kháng sinh. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bệnh sử dụng kháng sinh đúng cách, giảm nguy cơ viêm ruột:
- Không tự ý sử dụng kháng sinh: Kháng sinh là thuốc để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý mua kháng sinh để điều trị những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên do virus gây ra,…Những bệnh này sử dụng kháng sinh không mang lại nhiều tác dụng trong điều trị lại dẫn đến các nguy cơ viêm ruột, tổn thương gan,… Bệnh nhân chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của các chuyên gia y tế.
- Không tự ý dừng liệu trình kháng sinh: Khi đã sử dụng kháng sinh, bệnh nhân nên sử dụng đủ liều, đủ ngày, không tự ý dừng liệu trình khi bệnh đã thuyên giảm để tránh trường hợp nhiễm trùng trở lại, bệnh nhân phải dùng lại kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh mạnh hơn. Việc sử dụng kháng sinh nhiều lần hoặc sử dụng nhiều loại kháng sinh sẽ khiến nguy cơ viêm ruột của bệnh nhân cao hơn.
- Không dùng lại đơn thuốc cũ: Bệnh nhân không nên mua thuốc theo đơn thuốc cũ mà chưa có chỉ định của các bác sĩ.
- Kết hợp sử dụng kháng sinh và men vi sinh: Sử dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Để làm giảm tác dụng không mong muốn này, bệnh nhân nên sử dụng các loại men vi sinh để bổ sung các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hạn chế nguy cơ viêm ruột. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm BoniBaio + - sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Mỹ, có chứa 6 tỷ vi khuẩn có lợi.
BoniBaio + - Sản phẩm với 6 tỷ lợi khuẩn và thảo dược giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
Các tác dụng toàn diện của BoniBaio +
Với thành phần chứa 6 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium, BoniBaio + được nhập khẩu từ Mỹ giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng, làm đa dạng các loại vi khuẩn tốt trong đường ruột người sử dụng, giúp tái tạo tỷ lệ vàng của vi khuẩn trong đường ruột là 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn, cụ thể:
- Lactobacillus sẽ sinh ra acid lactic, tạo môi trường acid khiến vi khuẩn có hại, nấm gây bệnh không phát triển được. Đồng thời, chủng vi khuẩn này còn giúp kích thích miễn dịch không đặc hiệu ở niêm mạc ruột nhờ tăng tổng hợp kháng thể IgA.
- Bifidobacterium tạo ra enzyme tiêu hóa các thực phẩm, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, sản xuất các vitamin B và K và bảo vệ niêm mạc ruột trước sự tấn công của hại khuẩn.
Đặc biệt, BoniBaio + còn chứa 5 – HTP - là nguồn nguyên liệu cần thiết để lợi khuẩn đường ruột tổng hợp serotonin (chất dẫn truyền thần kinh chính giúp giảm stress, tăng cảm giác hạnh phúc, ổn định nhu động ruột của con người). Ngoài ra, BoniBaio + còn có nhiều thành phần thảo dược khác như: hạt thì là, inulin, lá bài hương, bạc hà, gừng, papain, cây du trơn, hoàng liên, bạch truật,... giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón … ngăn ngừa biến chứng và phòng bệnh tái phát.
Với những thành phần toàn diện tác động mọi khía cạnh giúp tăng cường sức khỏe đường ruột như trên cùng với công nghệ bào chế hiện đại Microfluidizer giúp làm tăng sinh khả dụng của sản phẩm, BoniBaio + là sự lựa chọn đúng đắn để bổ sung vi khuẩn có lợi, giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời BoniBaio + giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh, khắc phục tận gốc các nguyên nhân gây ra các bệnh lý viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích IBS,…, từ đó tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.
Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn biết thêm được một tác dụng không mong muốn của kháng sinh đó là làm tăng nguy cơ viêm ruột và cách sử dụng kháng sinh đúng giúp giảm nguy cơ này. Kháng sinh là một loại thuốc cần có sự kê đơn của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng loại thuốc này. BoniBaio + là một sản phẩm lý tưởng giúp bệnh nhân giảm nguy cơ gây viêm ruột khi sử dụng kháng sinh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm ruột hay sản phẩm BoniBaio +, mời các bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các Dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: