Xử trí chảy máu do vỡ búi trĩ tại nhà

Cập nhập: Thứ hai, 30/12/2019

Búi trĩ bị vỡ là một trong các biến chứng bệnh trĩ rất nguy hiểm. Khi búi trĩ sa ra ngoài và bị vỡ chảy máu chứng tỏ bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng. Vỡ búi trĩ nếu không biết cách xử lý kịp thời và đúng đắn thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy cách xử trí chảy máu do vỡ búi trĩ tại nhà như thế nào, chúng ta cùng đọc bài viết sau để có câu trả lời! 

 

Bệnh trĩ và các triệu chứng thường gặp

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn, dẫn tới hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn giãn hay phình to quá mức, hình thành các búi trĩ.

 

Tùy vào vị trí phình tĩnh mạch mà bệnh trĩ được chia thành:

 

  • Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ nội thường không gây đau nhưng chúng có thể chảy máu.

 

  • Trĩ ngoại là do sự phình lên của các tĩnh mạch bên ngoài hậu môn. Chúng có thể gây ngứa hoặc đau (nếu có tắc mạch) và đôi khi có thể bị vỡ và chảy máu.

 

  • Trĩ hỗn hợp là tình trạng bệnh xảy ra khi một người mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh diễn tiến lâu ngày sẽ thúc đẩy búi trĩ nội sưng to và sa ra ngoài rồi liên kết với búi trĩ ngoại được hình thành bên ngoài cửa hậu môn.

 

Các triệu chứng bệnh trĩ thường gặp

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi: Đây là triệu chứng sớm nhất cũng là triệu chứng thường gặp nhất của trĩ, mức độ chảy máu đa dạng và số lượng máu chảy cũng khác nhau. Máu chảy ra thành giọt hay thành tia, hoặc chỉ thấy máu chảy ra khi chùi bằng giấy. Máu thường chảy ra sau khi đi đại tiện. Phần máu và phần không hòa lẫn với nhau, phân vẫn giữ màu sắc bình thường và máu thường phủ lên ngoài phân. Phân máu thường xuất hiện sau các đợt táo bón kéo dài, phải rặn nhiều khi đi đại tiện.

 

Đi ngoài ra máu tươi còn có thể là triệu chứng do hiện tượng vỡ búi trĩ ngoại hoặc vỡ búi trĩ nội ở giai đoạn 3,4, khi búi trĩ bị sa ra và bị cọ sát mạnh với các tác nhân từ bên ngoài, khiến máu bị chảy mạnh và ồ ạt với lượng nhiều hơn bình thường.

 

  • Cảm giác khó chịu ở hậu môn: đau, rát căng tức khó chịu, sưng đau hậu môn. Trĩ lâu ngày không điều trị sưng to, đôi khi để lại nhiều biến chứng làm các cảm giác khó chịu hậu môn tăng lên do hậu quả của quá trình viêm như ngứa ngáy khó chịu và tiết nhầy gây ngứa.

 

  • Sưng nề vùng hậu môn: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, về sau búi trĩ to lên thì sa ra ngoài hậu môn, có thể trĩ bị phù nề hoặc sưng khá to và mắc nghẹt không thể đẩy lên được làm người bệnh rất đau.

 

  • Đau: Có thể không đau hoặc đau cấp, đau mạn tính. Đau trong các trường hợp sau: Tắc mạch do xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ, có thể nứt hậu môn đi kèm.

 

  • Triệu chứng toàn thân: Thường không thay đổi. Dấu hiệu thiếu máu có thể gặp chỉ ở các trường hợp trĩ có chảy máu. Trĩ chảy máu nhiều ngày không điều trị có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi cần phải truyền máu.

 

Vỡ búi trĩ

Khi búi trĩ được hình thành và bắt đầu sa xuống, những tổn thương, sự ma sát, va chạm dù nhỏ hay lớn đều có thể gây tổn thương búi trĩ và nguy cơ cao khiến bề mặt thành của búi trĩ bị rách. Khi đó người bệnh sẽ nhận thấy vùng hậu môn của mình xuất hiện máu. 

 

Lượng máu này nhỏ giọt khi bạn đi đại tiện. Đối với trĩ huyết khối (có cục máu đông trong tĩnh mạch), tình trạng chảy máu và vỡ búi trĩ sẽ xuất hiện khi máu trong búi trĩ quá đầy.

 

Đặc biệt khi sự ma sát và các tác động này mạnh, búi trĩ sẽ bị vỡ và máu chảy ra ồ ạt, gây nên cảm giác đau đớn vùng hậu môn.

 

 

Vỡ búi trĩ chảy máu và các biện pháp điều trị

 

 

  • Vỡ búi trĩ có nguy hiểm không?

Tình trạng vỡ búi trĩ gây chảy máu có thể xuất hiện kéo dài từ vài giây đến vài phút. Tuy nhiên thời gian tối đa cho một lần chảy máu búi trĩ không quá 10 phút. Trong một vài trường hợp, búi trĩ của người bệnh có thể liên tục ra máu giữa những lần đi đại tiện.

 

Bệnh trĩ một khi kéo dài cùng với tình trạng vỡ búi trĩ không được khắc phục sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là khi người bệnh không có biện pháp chăm sóc phù hợp. 

 

Tình trạng chảy máu xuất hiện do vỡ búi trĩ có thể khiến người bệnh mắc phải một trong những rủi ro, biến chứng nguy hiểm khác, gồm:

 

  • Thiếu máu

  • Hoại tử búi trĩ và gây nên tình trạng nhiễm trùng

  • Hình thành thêm nhiều búi trĩ

  • Ung thư hậu môn, trực tràng.

 

Chính vì những nguy hiểm có thể gặp phải, ngay từ ban đầu khi mới bị trĩ, người bệnh cần sớm đến bệnh viện. Sau đó tiến hành kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

 

Xử trí chảy máu do vỡ búi trĩ tại nhà

Búi trĩ bị vỡ mà không được xử trí, có thể tạo thành ổ viêm nhiễm rất nguy hiểm, vì vậy, khi thấy hiện tượng máu chảy nhiều ở hậu môn, chú ý thực hiện những điều sau:

 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm.

Đây là bước đầu tiên cần chú ý. Dùng nước vệ sinh và làm sạch vùng hậu môn. Nên dùng nước ấm để vệ sinh. Sau đó ngâm búi trĩ trong nước ấm từ 20 – 30 phút và lau sạch. Điều này không chỉ giúp bạn cầm máu mà còn là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Để tăng hiệu quả cầm máu và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, người bệnh nên cho vào nước ấm một ít muối.

 

  • Sử dụng khăn lau ẩm.

Giấy vệ sinh có thể bị sần sùi và khó chịu với bệnh trĩ ngoại. Thay vào đó hãy thử dùng khăn ẩm. Ngoài ra, khăn ẩm còn không có thêm mùi thơm hay chất gây kích ứng như một số loại giấy vệ sinh.

 

  • Chườm lạnh:

Bọc một túi đá lạnh bằng khăn và ngồi lên nó để giảm viêm và làm dịu khu vực này. Áp dụng không quá 20 phút một lần. Biện pháp này có tác dụng cầm máu, làm giảm cảm giác đau rát, sưng tấy và viêm nhiễm

 

  • Tránh căng thẳng khi đi vệ sinh hoặc ngồi trên bồn vệ sinh trong thời gian dài.

       Hành động này tưởng chừng là vô thức và không ảnh hưởng gì đến tình trạng bệnh trĩ của bạn. Tuy nhiên điều này có thể gây thêm áp lực lên bệnh trĩ.

 

  • Tiếp theo, hãy cố gắng làm mềm phân của bạn:

Việc này sẽ giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt và giảm nguy cơ bị kích thích thêm hoặc tổn thương cho bệnh trĩ chảy máu.

 

+ Uống nhiều nước trong suốt cả ngày để tránh táo bón.

 

 + Ăn nhiều chất xơ. Cố gắng thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Điều này có thể giúp giảm và ngăn ngừa táo bón.

 

+ Dùng thuốc làm mềm phân. Nếu bạn bị táo bón lâu ngày và thay đổi chế độ ăn uống cũng không thấy giảm bớt, hãy thử dùng một loại thuốc làm mềm phân loại không cần kê đơn.

 

+ Dùng thuốc bổ sung chất xơ. Nếu bạn thấy mình cần một số trợ giúp thêm để đi đại tiện thuận lợi hơn, bạn cũng có thể bổ sung chất xơ, chẳng hạn như methylcellulose hoặc psyllium.

 

+ Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày.

 

  • Bổ sung sản phẩm hỗ trợ

 

    Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, những người bệnh trĩ cần chú ý bổ sung thêm sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đặc biệt các sản phẩm có khả năng làm tăng sức bền thành mạch.

 

Bạn nên tham khảo sản phẩm BoniVein. Đây là sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên như hạt dẻ ngựa, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, rutin… phối hợp với 2 loại flavonoid thực vật như diosmin, hesperidin và Vitamin C, giúp  giảm các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa, giảm biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn và làm hạn chế tình trạng vỡ búi trĩ, gây ra thiếu máu và viêm nhiễm vùng hậu môn.

 

Vỡ búi trĩ sẽ  gây chảy máu và nếu không được quan tâm, xử trí kịp thời và đúng cách, có thể để lại những biến chứng khó lường. Chính vì vậy, những bệnh nhân trĩ cần hết sức chú ý đến tình trạng này và áp dụng một số chú ý trong xử trí chúng tôi đã nêu ra ở bài viết trên. Trong quá trình điều trị bệnh, có bất kỳ khó khăn hay mắc nào, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước của công ty Botania 18001044 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

6 biến chứng suy giãn tĩnh mạch: phòng ngừa và điều trị

Các dấu hiệu như đau tức cẳng chân hai bên, nặng chân, cảm giác kiến bò, nóng rát ở chân, chuột rút chân về đêm, sưng phù chân... là những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Lời khuyên từ chuyên gia

Người bệnh thường nghĩ đi bộ làm nặng hơn, trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Vậy suy nghĩ đó là đúng hay sai? Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Biện pháp nào giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này?

“Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Biện pháp nào giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này?” Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Vượt qua nỗi mặc cảm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

BoniVein giúp em Diệu chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi