7 dấu hiệu nên đưa trẻ đi khám sớm

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

     Nhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với những biểu hiện sức khỏe bất thường của trẻ, kết quả là họ thường đưa các trẻ đi khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Sốt ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị sốt cao thì nhiều khả năng trẻ bị ốm nặng hơn cha mẹ nghĩ.

Giai đoạn này, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên trẻ có thể dễ dàng mắc một chứng bệnh truyền nhiễm trầm trọng.

Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng trẻ bị sốt là do cảm lạnh, tuy nhiên, nếu mắc cảm lạnh, trẻ thường không có dấu hiệu bị sốt quá cao.

 

Trẻ bị phát ban kèm theo sốt

Nếu trẻ xuất hiện những đám phát ban nhỏ li ti, màu đỏ (kèm sốt) thì có thể trẻ mắc chứng viêm màng não. Những nốt ban trông giống như đốm xuất huyết.

Bé có thể xuất hiện những đốm xuất huyết trên da (không kèm sốt) sau khi trẻ bị ho hoặc nôn (trớ). Cũng có thể trẻ bị xuất huyết da sau khi tắm. trường hợp này, đốm xuất huyết có thể được gây ra bởi sự phá vỡ các mao mạch, bạn nên đưa trẻ đi khám sớm.

 

Mí mắt của trẻ bị sưng đau, kèm theo sốt

Sưng mí mắt có thể do trẻ bị côn trùng cắn: tuy nhiên, nếu kèm theo sốt, có thể trẻ bị nhiễm trùng xoang.

Dấu hiệu khác là mí mắt trẻ bị đỏ và sưng phù, sau vài giờ thì bị phồng lên khiến trẻ khó khăn khi cử động. Bạn nên đưa đi khám ngay lập tức.

 

Trẻ ho liên tục

Nếu trẻ ho nặng kèm theo dấu hiệu thở khò khè, thì nhiều khả năng trẻ bị chứng hen suyễn tấn công. Trường hợp này, trẻ cần được khám và dùng thuốc trị hen theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ tỉnh giấc giữa đêm cùng những tràng ho không ngớt thì có thể trẻ mắc chứng bệnh về thanh quản. Bạn nên đưa trẻ đi khám khẩn cấp nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, xương sườn của trẻ cử động lên - xuống theo từng nhịp thở cánh mũi trẻ phập phồng.

 

Nóng quá

Theo như bác sĩ nhi khoa, các bà mẹ trẻ thường giữ con quá ấm, Khi trẻ khóc, người bé còn nóng hơn. Nếu muốn kiểm tra hãy sờ cổ bé, cởi bớt tã lót (quần áo) trường hợp thấy nóng hoặc vã mồ hôi.

 

Quấy khóc liên tục

 Nếu bé tự nhiên quấy khóc không yên liên tục không có nguyên nhân thì bạn nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt vì trẻ con chưa biết nói, chỉ biết thể hiện bằng tiếng khóc mà thôi.

 

Bị tắc mũi: 

 Trẻ nhỏ chủ kỹ năng thở bằng miệng, thế nên nếu bị tắc mũi sẽ không thể ngủ yên giấc, bỏ bữa. Trẻ khóc nhè bởi quá mệt mỏi.

Các biểu hiện trên thường bị các bậc cha mẹ chủ quan nên bỏ qua. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe cho các con tốt hơn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

7 tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết!

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe, mời các bạn đọc bài viết ngay dưới đây!

5 Bệnh thường gặp về đường tiêu hóa ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các bệnh thường gặp về đường tiêu hóa ở trẻ em mà cha mẹ cần biết và cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

Phòng tránh các bệnh đường hô hấp ở trẻ em và bí quyết cho các mẹ từ BoniKiddy

Bệnh đường hô hấp là bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 30-55% bệnh lý ở trẻ em.

Bình Dương: BoniKiddy - Bí quyết giúp con yêu không còn biếng ăn, viêm đường hô hấp

Chị Trần Ngọc Tuyền ở 380/4, tổ 3, khu 1 đại lộ Bình Dương, thị xã Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương chia sẻ

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nhẹ cân

Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2500 gram. Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân còn cao.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi