6 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ

Cập nhập: Thứ năm, 13/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

 

   Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề chiều cao của trẻ nhận được sự quan tâm của đông đảo các bậc cha mẹ. Không chỉ liên quan trực tiếp tới sức khỏe, chiều cao còn mang lại rất nhiều lợi thế trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng và cách tăng chiều cao của trẻ nhé!

 

chiều cao của trẻ

6 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ

 

Gen di truyền ảnh hưởng tới 80% chiều cao của trẻ

   Chúng ta đều biết rằng, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ). Tuy nhiên, cụ thể mức độ ảnh hưởng đó lớn như thế nào thì đây vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

   Các nhà khoa học trên thế giới đã ước tính rằng, gen di truyền là yếu tố tiên quyết, quyết định tới 80% chiều cao của trẻ. Nó thậm chí còn ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác của trẻ như cân nặng, hình dáng cơ thể, màu mắt, màu tóc, trí thông minh… 20% còn lại tới từ những yếu tố môi trường, dinh dưỡng, tập luyện…

   Chính vì vậy, nếu cha mẹ có một vóc dáng khiêm tốn thì cũng không cần quá lo lắng, bởi nếu biết cách bổ sung dinh dưỡng, cho trẻ sống trong môi trường thoải mái, thường xuyên được rèn luyện thể thao thì các con vẫn hoàn toàn có thể đạt được mốc chiều cao lý tưởng.

 

Dinh dưỡng

   Dinh dưỡng là một trong 5 nguồn sinh lực thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của con người (cùng với sự thủy phân, sự oxy hóa, kiềm hóa và thải độc). Không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là nguyên nhân gây hạn chế chiều cao của trẻ.

   Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để chiều cao của trẻ được phát triển đến mức lý tưởng, trẻ cần được bổ sung đầy đủ các nguồn dinh dưỡng thiết yếu bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất như canxi, vitamin D, phospho, magie, kẽm, sắt…

   Các thành phần dinh dưỡng này có nhiều trong sữa, chế phẩm từ sữa, trứng, cá, thịt gà, các loại rau lá xanh, quả mọng… Để tăng chiều cao, trẻ nên được ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và quan trọng là những nguồn thực phẩm đó phải đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn.

 

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng quyết định tới chiều cao của trẻ

 

Tập luyện thể thao

   Tập thể thao thường xuyên sẽ củng cố hệ cơ và xương khớp, giúp trẻ duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và đặc biệt là thúc đẩy quá trình sản xuất hormone tăng trưởng (HGH) của tuyến yên. Đây là loại hormone quan trọng nhất cho quá trình tăng trưởng, phát triển chiều cao của trẻ.

   Tùy từng độ tuổi mà trẻ sẽ có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao khác nhau. Trẻ còn nhỏ tuổi nên được ra ngoài tập các động tác vươn tay, cùng chơi bóng với các bạn. Trẻ lớn tuổi hơn một chút có thể cho tập bơi, với cao, đá cầu, bóng rổ, cầu lông, leo xà đơn…   

   Đặc biệt, tập thể thao còn là thời điểm lý tưởng để trẻ có cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp cơ thể tăng tổng hợp vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

 

Ngủ đủ giấc

   Trong thời kỳ thanh thiếu niên, nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao. Điều này là bởi bên cạnh tập luyện thể thao, hormone tăng trưởng còn tiết ra trong một điều kiện nữa, đó chính là lúc chúng ta đang trong trạng thái ngủ sâu.

   Nhu cầu giấc ngủ của trẻ ở từng độ tuổi sẽ có sự thay đổi, cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cần ngủ 14 - 17 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 3 - 11 tháng tuổi cần ngủ 12 - 17 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ mới biết đi từ 1 - 2 tuổi cần ngủ 11 - 14 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 3 - 5 tuổi cần ngủ 10 - 13 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 13 tuổi cần ngủ từ 9 - 11 giờ mỗi ngày.
  • Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi cần ngủ từ 8 - 10 giờ mỗi ngày.

   Do đó, để chiều cao của trẻ được phát triển tốt, hãy cho trẻ ngủ đủ giấc.

 

Môi trường sống

   Đây là một vấn đề thường bị bỏ qua khi chúng ta đề cập tới những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

   Năm 2009, các nhà khoa học đến từ trường Đại học bang New York (State University of New York), Hoa Kỳ đã đăng tải nghiên cứu của họ trên tạp chí Informa Healthcare. Nghiên cứu chỉ ra rằng, môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ em được lớn lên trong điều kiện môi trường kém sẽ phát triển chiều cao kém hơn trẻ được sống trong môi trường tốt. Yếu tố môi trường ở đây được hiểu rất rộng, chúng bao gồm: Vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, điều kiện phát triển kinh tế, chăm sóc y tế, sự quan tâm chăm sóc của gia đình, phúc lợi xã hội…

 

Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chiều cao của trẻ

 

   Do đó, để trẻ được phát triển một cách toàn diện, hãy cố gắng cho trẻ sống trong một môi trường tốt nhất có thể. Nếu điều này là quá khó, ít nhất hãy để trẻ tránh xa với các nguồn không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, các hóa chất và khí thải độc hại, dành nhiều sự quan tâm hơn cho trẻ.

 

Các vấn đề sức khỏe

   Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm:

  • Trẻ biếng ăn, hấp thu kém: Bạn luôn cố gắng dành nhiều sự quan tâm, chỉn chu trong từng bữa ăn cho trẻ, nhưng trẻ lại biếng ăn, hoặc có ăn nhưng hấp thu kém, đây là nỗi trăn trở của không ít bậc làm cha mẹ hiện nay. Biếng ăn, hấp thu kém khiến trẻ không nhận được đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, từ đó quá trình phát triển chiều cao bị ảnh hưởng.

Do đó, hãy cố gắng làm mới thực đơn cho trẻ mỗi ngày, để trẻ vào bếp cùng để trẻ cảm thấy việc ăn uống trở nên thú vị hơn. Đặc biệt, hãy cho trẻ sử dụng sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ để khắc phục chứng biếng ăn, tăng khả năng hấp thu của trẻ.

 

BoniKiddy

Sản phẩm BoniKiddy + cho trẻ biếng ăn và hấp thu kém

 

  • Dậy thì sớm: Dậy thì sớm là tình trạng trẻ dưới 10 tuổi (trẻ trai) và dưới 9 tuổi (trẻ gái) bắt đầu có biểu hiện của quá trình dậy thì.

   Bước vào thời kỳ dậy thì, chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh do hormone gây dậy thì sớm kích thích xương phát triển. Tuy nhiên, các ống xương cũng sẽ rất nhanh chóng khép kín lại và trẻ sẽ không thể cao thêm được nữa.

  • Thừa cân, béo phì: Trẻ bị thừa cân, béo phì phát triển xương nhanh trong giai đoạn thời thơ ấu, do đó chiều cao thường tốt hơn trẻ bình thường. Tuy nhiên, khi bắt đầu tới tuổi dậy thì, trẻ thừa cân, béo phì lại phát triển chiều cao không tốt bằng trẻ có thể trạng bình thường.

   Thêm một vấn đề nữa, khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ bắt đầu có nhiều nhận thức hơn về ngoại hình, vẻ đẹp của bản thân. Do đó, trẻ béo phì lúc này bắt đầu có xu hướng giảm cân, thiếu kiến thức về giảm cân khoa học khiến trẻ bị thiếu dưỡng chất thiết yếu, từ đó lại càng ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.

   Do đó, các bậc cha mẹ hãy chăm sóc trẻ đúng cách ngay từ những năm tháng đầu đời, cung cấp đủ dinh dưỡng, không dư thừa, tránh tình trạng béo phì. Nếu trẻ đang thừa cân, hãy giảm cân cho trẻ một cách khoa học.

   Trên đây là 6 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cần lưu ý rằng, gen không phải yếu tố quyết định duy nhất, hãy xây dựng cho trẻ một lối sống hợp lý, chế độ dinh dưỡng phù hợp, dành nhiều sự quan tâm hơn đối với trẻ để trẻ có một chiều cao lý tưởng. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

4 Giải pháp giúp con yêu tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị ốm vặt

Do sức đề kháng còn non yếu và đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ thường dễ bị vi khuẩn, virus cùng những tác nhân độc hại khác xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến tình trạng ốm sốt liên miên

Phát hiện sớm tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ không phải là trường hợp hiếm gặp vì bệnh lý này phổ biến ở mọi độ tuổi. Lúc này, trẻ có thể cảm thấy ngứa trong mắt, đồng thời tiết dịch khá nhiều ở khóe mắt.

Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Top 7 thực phẩm giàu kẽm cha mẹ không thể bỏ qua

Với trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm phế quản ở trẻ và những điều cần biết cho các bậc làm cha mẹ

Viêm phế quản ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trang bị kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu tốt hơn.

Hướng dẫn cách lưu trữ sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Chúng ta có thể vắt sữa mẹ để trẻ tiếp tục được bú mẹ trong thời gian các bà mẹ đi làm hay không? Để trả lời câu hỏi này, dưới đây là phần hướng dẫn cách lưu trữ sữa mẹ.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà