Mục lục [Ẩn]
Măng tây là một loại thực vật có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Hiện nay, nó được trồng tại rất nhiều quốc gia với hơn 300 loài khác nhau. Đây chính là một trong những nguyên liệu để làm nên hàng loạt món ăn khoái khẩu của nhiều người. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 9 tác dụng của măng tây và lưu ý khi sử dụng nhé!
9 tác dụng của măng tây và lưu ý khi sử dụng
9 tác dụng của măng tây mà bạn không thể bỏ qua
Măng tây được biết đến như một nguyên liệu để tạo nên những món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn là một loại thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Hiện nay, 9 tác dụng được biết đến nhiều nhất của măng tây là:
-
Măng tây giúp kiểm soát cân nặng
Măng tây có hàm lượng carbohydrate, calo rất thấp và hầu như không chứa chất béo. Đồng thời, măng tây chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, nên sẽ giảm tần suất ăn vặt giữa các bữa chính. Nhờ đó, măng tây sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng một cách dễ dàng hơn.
-
Măng tây giúp cho đường ruột khỏe mạnh
Măng tây có chứa rất nhiều inulin - một loại chất xơ hòa tan. Đây cũng chính là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ đó, măng tây sẽ giúp cho bạn có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh đại tràng.
-
Măng tây giúp tăng cường miễn dịch
Măng tây cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin E và D dồi dào. Vitamin E có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do, các bệnh lý nhiễm khuẩn. Vitamin D tăng cường chức năng của tế bào T và đại thực bào, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh.
-
Măng tây giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Măng tây có chứa cả sắt, acid folic và vitamin C. Chỉ 4 ngọn măng tây đã giúp bạn đảm bảo được 22% nhu cầu acid folic hàng ngày của bạn. Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Nhờ đó, măng tây giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, rất tốt với phụ nữ có thai hoặc dự định mang thai.
-
Măng tây giúp tăng ham muốn tình dục và khả năng sinh sản
Măng tây có chứa kẽm, selen, vitamin B6, vitamin E và folate. Trong đó, vitamin B6 và folate giúp tăng cảm giác hưng phấn. Kẽm và selen giúp cho trứng và tinh trùng khỏe mạnh. Vitamin E tham gia vào sản xuất các hormone sinh dục như testosterone và estrogen.
-
Măng tây giúp xương chắc khỏe
Với hàm lượng canxi, vitamin K, magie, photpho cao, măng tây sẽ giúp cho xương của bạn luôn chắc khỏe. Người già khi được cung cấp đủ vitamin K sẽ cải thiện mật độ xương, giảm thiểu nguy cơ loãng xương.
Măng tây sẽ giúp xương chắc khỏe hơn
-
Măng tây giúp giảm căng thẳng, stress
Măng tây có đủ cả 4 loại vitamin B1, B3, B6, B12. Đây là những vitamin vô cùng cần thiết để giúp duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thần kinh và não bộ, đồng thời giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, măng tây cũng có chứa tryptophan, một nguyên liệu để tổng hợp nên serotonin - chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp cải thiện tâm trạng.
-
Măng tây giúp duy trì mức homocysteine ổn định
Một lần nữa các vitamin nhóm B trong măng tây lại cho thấy tác dụng tuyệt vời - đó chính là giữ cho lượng homocystein ổn định. Nếu nồng độ chất này quá cao thì sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, huyết khối tĩnh mạch, xơ vữa động mạch.
-
Măng tây giúp giảm nguy cơ ung thư
Măng tây có chứa glutathione - một chất chống oxy hóa rất mạnh. Glutathione được biết đến với đặc tính giải độc và đã được chứng minh là có vai trò loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể. Nhờ đó, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ xếp măng tây vào danh sách những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi sử dụng măng tây
Để tận dụng được tối đa những tác dụng của măng tây, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
-
Lựa chọn măng tây
Bạn nên chọn những cây măng tây có thân cứng cáp, đầy đặn, thẳng đều, không bị gãy và héo, và đặc biệt là không có mùi. Những cây măng tây ngon sẽ có màu sắc tươi đậm dần ở phần ngọn và không bị úa vàng, phần gốc phải khô ráo, không bị úng nước. Bạn không nên mua những cây măng tây có các đốm đen trên thân và có dấu hiệu ẩm mốc.
-
Bảo quản măng tây
Nếu dùng trong ngày, bạn hãy sơ chế, rửa sạch, rồi để vào túi nilon, túi zip và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn để lâu hơn, bạn hãy bó măng tây lại, cho phần gốc vào một lọ nước, và trùm kín phần ngọn với túi nilong, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này sẽ giúp măng tây luôn tươi, không bị héo do mất nước. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để quá lâu và nếu phần ngọn bị ra hoa thì bạn cần vứt bỏ ngay.
-
Chế biến măng tây để làm các món ăn
Ngọn măng tây thường rất non và dễ gãy. Do đó, bạn không nên vò hay chà mạnh vì sẽ làm nát, giảm hàm lượng dinh dưỡng cũng như khiến măng tây không còn ngon. Bạn chỉ cần rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước để loại bỏ cát là được.
Tiếp đến, bạn hãy cắt bỏ cuống vì phần này cứng, già, dai và ít dinh dưỡng. Sau đó, bạn có thể giữ cả cây hoặc cắt khúc để chế biến thành các món ăn khác nhau. Khi chế biến, bạn nên để nhiệt độ vừa phải, tránh làm giảm dinh dưỡng cũng như mất độ giòn của của măng tây.
-
Một số người không nên ăn măng tây
Tuy măng tây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp với nó. Những người không nên ăn măng tây gồm có:
- Người bị dị ứng với măng tây.
- Người bị phì đại tuyến tiền liệt do măng tây có chứa axit amin asparagine. Đây là một chất có tính lợi tiểu nên sẽ khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều hơn.
- Người bệnh gút do măng tây chứa nhiều purin (trên 150 mg/100g). Điều này sẽ khiến acid uric trong máu người bệnh tăng lên, có thể khiến cơn gút cấp tái phát.
Người bệnh gút không nên ăn măng tây
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả hiểu thêm về tác dụng của măng tây và những lưu ý khi sử dụng. Nếu cần được tư vấn chuyên sâu về các bệnh đại tràng, gút, phì đại tuyến tiền liệt,... mời các bạn liên hệ đến hotline 1800.1044 để được hỗ trợ. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: