Mục lục [Ẩn]
Gút là một bệnh lý gây nên tình trạng viêm và thoái hóa khớp, khiến người bệnh không chỉ phải hứng chịu những cơn đau thấu xương, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác. Chế độ ăn uống đối với người bệnh gút đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về người bệnh gút không nên ăn quả gì, cũng như những loại quả đặc biệt tốt cho người bệnh nhé!
Bệnh gút không nên ăn quả gì?
Người bệnh gút không nên ăn gì?
Để trả lời cho câu hỏi: “Người bệnh gút không nên ăn quả gì?”, trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về bệnh gút và nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
Gút là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric máu mãn tính. Khi nồng độ acid uric máu tăng quá mức bão hòa, chúng sẽ hình thành những tinh thể muối urat và lắng đọng tại các khớp và mô liên kết.
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của purin dưới sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase. Purin là hợp chất được tìm thấy ở mọi sinh vật sống. Trong cơ thể mỗi người, purin được chia thành hai loại là nội sinh và ngoại sinh, trong đó purin ngoại sinh sẽ chiếm phần lớn.
Purin ngoại sinh đến từ những thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu purin có thể kể đến như: Thịt đỏ, thịt thú rừng, hải sản, nội tạng động vật, một số loại rau (nấm, giá đỗ, măng tây).
Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm này và uống rượu, bia, chất kích thích,... sẽ khiến acid uric tăng lên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút và làm bệnh tiến triển nặng lên.
Thịt đỏ sẽ làm tăng acid uric máu
Những loại thực phẩm khác như: Rau củ, trái cây, sữa,... có hàm lượng purin rất thấp. Do đó, người bệnh gút hoàn toàn sử dụng được các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, vẫn có một số loại hoa quả người bệnh gút nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy cụ thể đó là những loại quả nào?
Người bệnh gút không nên ăn quả gì?
Theo các nhà khoa học tại trường Đại học New York, bệnh nhân gút thường có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến thận và sỏi thận là một biến chứng điển hình. Trong khi đó, sỏi thận lại có thể hình thành từ acid uric hoặc canxi oxalat.
Như chúng ta đã nhắc ở trên, trái cây thường có hàm lượng purin thấp, ít ảnh hưởng đến sự hình thành và tổng hợp acid uric máu thế nhưng một số loại hoa quả lại có thể tạo ra sự kết tủa của canxi oxalat trong thận, tăng nguy cơ hình thành biến chứng trên thận ở bệnh nhân gút. Do đó, người bệnh nên hạn chế những trái cây có hàm lượng oxalat cao như: mơ khô, quả sung, trái kiwi, mận…
Bệnh nhân gút nên hạn chế sử dụng các loại hoa quả có hàm lượng oxalat cao như kiwi
Bên cạnh đó, nhiều loại quả lại khác lại được chứng minh là có tác dụng rất tốt với sức khỏe của người bệnh gút.
Những loại quả đặc biệt tốt cho người bệnh gút là gì?
Hiện nay, khoa học đã tìm ra nhiều loại quả khác nhau có tác dụng đặc biệt tốt với người bệnh gút như:
Quả anh đào đen
Quả anh đào đen cũng là một thảo dược có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase. Tác dụng giúp hạ acid uric của quả anh đào đen đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi đại học y khoa Boston (Mỹ) năm 2008. Nghiên cứu được thực hiện trên 634 bệnh nhân gút, được chia làm 2 nhóm, 1 nhóm dùng bột anh đào đen, nhóm còn lại được dùng giả dược.
Kết quả thu được cho thấy, nhóm dùng bột anh đào đen thì tỉ lệ cơn gút cấp tái phát đã giảm được tới 60%, 100% bệnh nhân hạ acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.
Ngoài ra, quả anh đào đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm anthocyanin, giúp giảm tình trạng viêm tại các khớp.
Quả anh đào đen giúp hạ acid uric máu
Quả bách xù
Bách xù là một loại cây sống chủ yếu ở vùng ôn đới. Đây là một loại cây mà từ cành, lá, vỏ, thân hay quả đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tinh dầu của cây bách xù thường được dùng trong các bệnh về đường tiêu hóa hay đau cơ, khớp.
Tác dụng điển hình nhất của bách xù là giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu, nhờ đó giúp hạ acid uric trong máu. Ngoài ra, trong quả bách xù có chứa nhiều hoạt chất như: Monoterpenes, alpha-pinene, limonene, rutin, luteolin, apigenin,… giúp chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
Tuy nhiên, quả bách xù lại có vị đắng nên không được dùng để ăn sống, mà được sấy khô để sử dụng như một loại gia vị.
Bách xù giúp lợi tiểu, chống viêm
Bên cạnh đó, một số những loại quả khác như: Việt quất, bưởi, táo, mâm xôi,... và nhiều loại quả khác đều có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp làm giảm tình trạng viêm tại các khớp.
Tuy nhiên, để kiểm soát toàn diện bệnh gút, người bệnh cần kết hợp giữa việc ăn kiêng, kiểm soát cân nặng, vận động và dùng thuốc hợp lý. Đồng thời, một phương pháp khác đang được nhiều người bệnh sử dụng hiện nay là dùng các sản phẩm thảo dược như BoniGut + của Mỹ.
BonGut + - Giải pháp giúp phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân gút
BoniGut + là sản phẩm gồm 12 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế ưu việt, nhờ đó giúp kiểm soát bệnh, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh gút.
Thành phần của BoniGut + gồm có:
- Hạt cần tây, chiết xuất hạt nhãn giúp tăng cường tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase của quả anh đào đen, nhờ đó giúp ức chế sự tổng hợp acid uric trong máu.
- Hạt cần tây giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ có tính kiềm và lợi tiểu tăng đào thải acid uric theo đường nước tiểu.
- Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử kết hợp với bách xù giúp tăng cường khả năng đào thải acid uric trong máu và quanh các khớp xương qua đường nước tiểu, hạn chế tái phát các cơn gút cấp.
- Tầm ma, gừng, húng tây, bạc hà có tác dụng giúp chống viêm nhờ ức chế các chất trung gian gây viêm, đồng thời chúng giúp giảm đau trong các cơn gút cấp.
Nhờ đó, BoniGut + sẽ giúp người dùng hạ acid uric máu hiệu quả, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và các biến chứng khác của bệnh gút.
Thành phần của BoniGut +
BoniGut + được sản xuất trên công nghệ Microfluidizer hiện đại, giúp đưa các thành phần về kích thước Nano (dưới 70 nm). Từ đó, các tác dụng của sản phẩm được tăng lên tối đa, giúp người bệnh kiểm soát acid uric máu dễ dàng mà lại an toàn, không tác dụng phụ.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut +
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniGut + đã giúp cho hàng vạn khách hàng kiểm soát tốt bệnh gút, ngăn ngừa được cơn gút cấp tái phát và hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé!
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi, ở số nhà 3, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269.
Chú Đình chia sẻ: “Có lẽ chú không bao giờ quên được cái đêm chú gặp cơn gút cấp đầu tiên. Lúc đó, chân chú sưng vù lên, đau khủng khiếp, đỏ ửng. Chú không đi lại nổi, chỉ biết nằm một chỗ ôm lấy chân. Sau 2 ngày, chú mới đi khám, bác sĩ thông báo chú bị gút, acid uric đã lên tới hơn 600 µmol/l rồi. Bác sĩ kê cho chú colchicin, uống ngay buổi sáng, đến buổi chiều là chú đỡ ngay. Tuy vậy, những cơn gout cấp đâu có chịu buông tha, chú phải dùng thuốc tây liên tục mới bớt đau đớn mà dùng nhiều thuốc tây y thì men gan của chú lại tăng rất cao.”
“Một thời gian sau, chú được người quen giới thiệu cho dùng BoniGut + của Mỹ. Sau 1 tháng sử dụng đều đặn với liều 4 viên/ngày, chú chỉ bị đau có 1 lần thôi, mà cũng không kinh khủng như trước. Sau 3 tháng, acid uric máu của chú còn có 340 µmol/l, tức là về ngưỡng an toàn rồi đấy. Từ đó đến giờ, chú cũng chưa bị đau lại thêm lần nào. Chức năng gan của chú dần hồi phục lại, da dẻ cũng hồng hào hơn.”
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi: “Bệnh gút không nên ăn quả gì?” và “Những loại quả nào đặc biệt tốt cho người bệnh gút?”. BoniGut + là sản phẩm sẽ giúp kiểm soát acid uric máu toàn diện, giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và biến chứng của bệnh một cách hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM:
- Cao hổ cốt liệu có phải là “thần dược” cho người bệnh gút?
- Chuyên gia giải đáp: Uống nhiều allopurinol có tốt không?