Dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ

Cập nhập: Thứ hai, 25/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Mổ trĩ là một trong những biện pháp được áp dụng để điều trị bệnh trĩ mức độ nặng. Tuy nhiên, bất kỳ phẫu thuật nào cũng có nguy cơ để lại biến chứng và nhiễm trùng. Vậy đâu là dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ? Cần làm gì khi vết mổ bị nhiễm trùng? Làm sao để phòng tránh tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

 

Có những dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ nào?

Có những dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ nào?

 

Mổ trĩ là gì? Khi nào cần mổ trĩ?

  Mổ trĩ là phương pháp xâm lấn nhằm loại bỏ búi trĩ ra khỏi hậu môn, từ đó nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh.

   Các phương pháp mổ trĩ thường được sử dụng hiện nay là:

   Mổ trĩ thường được chỉ định khi:

  • Bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác.
  • Bệnh trĩ của bệnh nhân đang ở mức độ nặng (độ 3 hoặc độ 4).
  • Bệnh trĩ có nguy cơ bị trĩ tắc mạch.

 

Nhiễm trùng sau mổ trĩ là gì?

   Nhiễm trùng sau mổ trĩ là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng tại khu vực phẫu thuật, tính từ thời điểm phẫu thuật đến 1 tháng sau phẫu thuật (trong trường hợp phẫu thuật không cấy ghép) hoặc đến 1 năm sau phẫu thuật (trong trường hợp có cấy ghép nhân tạo).

   Có 3 loại nhiễm trùng sau mổ là:

  • Nhiễm trùng vết mổ nông: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch.
  • Nhiễm trùng vết mổ sau: Bệnh nhân bị nhiễm trùng tại lớp cân và/cơ tại vị trí phẫu thuật. Nhiễm trùng vết mổ sâu cũng có thể bắt nguồn từ nhiễm khuẩn vết mổ nông.
  • Nhiễm khuẩn cơ quan/ khoang trong cơ thể.

   Đây là biến chứng rất nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan.

 

Dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ

   Các dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ phổ biến là:

  • Có dịch mủ hoặc máu chảy ra bất thường từ hậu môn.
  • Hậu môn sưng đỏ, nóng.
  • Cảm giác đau ở hậu môn tăng lên.
  • Các triệu chứng toàn thân: Sốt,...

   Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau mổ trĩ là:

  • Quy trình vệ sinh trong cuộc mổ không đảm bảo tiêu chuẩn, dẫn đến vết thương bị xâm nhập bởi các vi khuẩn ngay từ khi cuộc mổ diễn ra.
  • Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ phẫu thuật không tiêu chuẩn nên bề mặt vết thương rộng, hở, liền vết thương kém,...
  • Chăm sóc vệ sinh vết mổ sau phẫu thuật kém. Vị trí hậu môn là nơi tiếp xúc với chất thải của cơ thể, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng vết mổ nếu không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận.

 

Kỹ thuật của bác sĩ không đạt tiêu chuẩn dẫn đến nhiễm trùng sau mổ trĩ

Kỹ thuật của bác sĩ không đạt tiêu chuẩn dẫn đến nhiễm trùng sau mổ trĩ

 

Phải làm sao khi thấy mình có dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ?

   Nhiễm trùng vết mổ là một vấn đề nghiêm trọng. Nó không chỉ cản trở sự làm lành của vết thương mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng ở các cơ quan khác. Do đó, khi nhận thấy mình có dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý đúng cách.

   Xử lý nhiễm trùng sau mổ trĩ thường gồm các biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch vùng bị nhiễm trùng: Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, xanh methylen,..
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, phòng tránh bội nhiễm. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân chú ý không tự ý sử dụng kháng sinh tại nhà.
  • Nếu xác định có tình trạng hoại tử, hình thành ổ mủ xuất hiện tại vết mổ, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật lần 2 để cắt lọc, làm sạch.

 

Phòng ngừa nhiễm trùng sau mổ trĩ

   Một số biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng sau mổ trĩ là:

  • Mổ trĩ tại các trung tâm y tế uy tín với phương tiện và trang thiết bị đầy đủ, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm.
  • Sau mổ cắt trĩ, người nhà bệnh nhân cần phối hợp với người bệnh để thực hiện đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng sau mổ trĩ.
  • Nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, tăng cường rau xanh, uống nhiều nước.
  • Tránh các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, dễ gây kích thích dẫn tới tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Kiêng rượu bia, thuốc lá, cà phê.
  • Hạn chế vận động mạnh: Sau mổ trĩ, bệnh nhân cần tránh các vận động mạnh, quá sức, bê vác đồ nặng. Bởi điều này có thể khiến vết mổ bị rách hoặc chảy máu. Người bệnh cũng không nên nằm hoặc ngồi quá lâu để tránh các áp lực lên hậu môn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc uống hoặc ngâm rửa khi chưa được bác sĩ chỉ định hoặc khuyên dùng. Bởi quá trình lành vết thương có thể bị chậm lại hoặc bị nhiễm trùng ngoài ý muốn.
  • Theo dõi các biểu hiện của cơ thể: Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như chảy máu, sưng viêm vết mổ,... nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra quá trình phục hồi của vết thương.

 

Kiêng thực phẩm cay, nóng

Kiêng thực phẩm cay, nóng

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ trĩ và các biện pháp phòng ngừa. Tình trạng này khiến quá trình phục hồi sau mổ kéo dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khi thấy bản thân đang có các dấu hiệu được nêu lên trong bài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời nhé!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bắc Giang: Hoại tử vì đắp thuốc chữa bệnh trĩ - Hậu quả của sự kém hiểu biết

Bắc Giang: Hoại tử vì đắp thuốc chữa bệnh trĩ - Hậu quả của sự kém hiểu biết

Tìm hiểu phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bắp chân

Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của Thảo Dược Bốn Phương sẽ giúp bạn nắm được các dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch ở bắp chân, đồng thời tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Quảng Ninh: Ổn định bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein

Cô Phạm Thị Sở ở khu 2 phường Xuân Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đt: 0904.653.736

5 Cách đơn giản giúp giảm đau sau phẫu thuật cắt trĩ không phải ai cũng biết

5 Cách đơn giản giúp giảm đau sau phẫu thuật cắt trĩ không phải ai cũng biết

3 Loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến và giải pháp khắc phục hiệu quả

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho các bạn về “3 Loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến và giải pháp khắc phục hiệu quả”, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi