Mục lục [Ẩn]
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính thường gặp nhất. Khi không được điều trị dứt điểm và/hoặc tái lại nhiều lần, bệnh gây ra những hậu quả rất nặng nề về sau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc bệnh viêm phổi có nguy hiểm không? Những hậu quả của bệnh khi không được điều trị dứt điểm. Mời các bạn đón đọc bài viết để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất.
Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?
Viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là bệnh mà nhu mô phổi bị viêm nhiễm, bao gồm viêm phế nang, ống phế nang, túi phế nang, các tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận cùng mà nguyên nhân là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, thường gặp nhất là do vi khuẩn. Kèm theo đó là tình trạng tăng tiết dịch trong phế nang. Từ đó gây ra đông đặc nhu mô phổi.
Viêm phổi là tình trạng đông đặc nhu mô phổi
Ngày nay, cho dù đã có rất nhiều loại kháng sinh được ra đời cũng như sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán, nhưng viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong chính ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi và người già.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi
Dựa trên triệu chứng lâm sàng, bệnh được phân làm viêm phổi điển hình và không điển hình. Viêm phổi thể điển hình có các triệu chứng:
- Sốt cao đột ngột lên tới 39-40oC sốt vừa rồi tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu.
Người bệnh sốt cao 39-40oC
- Ho khạc đờm: Những ngày đầu, người bệnh thường ho khó khạc đờm. Nhưng sau đó, ho kèm theo khạc nhiều đờm mủ với màu xanh vàng khác nhau. Lượng đờm thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng người.
Người bệnh ho bị ho khạc đờm
- Đau ngực: Thường sẽ khu trú tại một vùng nhất định chứ không đau toàn bộ ngực, đau tăng lên khi người bệnh ho.
- Khó thở: Khó thở ở người bệnh viêm phổi thường ở mức độ nhẹ và vừa, có xu hướng tăng theo từng ngày. Khi bệnh chuyển nặng, bệnh nhân khó thở nhiều. Ở người bệnh mắc một số bệnh mạn tính có triệu chứng khó thở như COPD, giãn phế nang… thì khó thở trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Người bệnh viêm phổi còn bị khó thở khi bệnh nặng
Còn viêm phổi thể không điển hình sẽ có những triệu chứng như sốt < 39oC, đau đầu, mệt mỏi, ho khan hoặc ho có đờm nhầy, không khó thở, khoảng 30% bệnh nhân có kèm thêm triệu chứng chảy nước mũi và đau họng.
Ngoài ra, theo tổn thương giải phẫu bệnh thì bệnh được chia làm viêm phổi thùy và viêm phế quản phổi với một số triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm phổi là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi là do phổi bị nhiễm các vi sinh vật: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. Nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do phổi bị tấn công bởi các vi khuẩn. Có rất nhiều loại vi khuẩn gây ra viêm phổi, nhưng trên thực tế, có một số loại vi khuẩn nhất định.
Viêm phổi có nguyên nhân do phổi bị nhiễm độc bởi các vi sinh vật
Vi sinh vật có các con đường đến phổi và gây bệnh khác nhau: Có thể là do hít phải từ môi trường, từ các ổ nhiễm trùng tại đường hô hấp trên hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn khác trên cơ thể, sau đó theo máu đến phổi.
Các yếu tố thuận lợi cho viêm phổi xuất hiện và phát triển
Thực tế cho thấy, có những người rất dễ bị viêm phổi, nhưng có những người rất ít khi mắc bệnh. Những người dễ bị viêm phổi là do cơ chế tự bảo vệ của đường hô hấp bị tổn thương. Cơ chế bảo vệ đó bao gồm hệ thống cơ học (lông chuyển) - tiết dịch nhầy- đại thực bào phế nang.
Hệ thống lông chuyển đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ phổi
Khi có vật lạ vào phổi, theo phản xạ, nắp thanh quản bị đóng lại. Từ thanh quản đến tiểu phế quản tận cùng có lớp lông chuyển và tế bào tiết dịch nhầy có tác dụng kết dính các vật lạ trên phế quản lớn, sau đó được phản xạ ho tống ra ngoài. Trong phế nang có nhiều đại thực bào có tác dụng truy tìm, nuốt và phá vỡ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Ở những đối tượng sau, các cơ chế trên bị tổn thương thì viêm phổi dễ xảy ra hơn:
- Người bị hôn mê, giảm phản xạ ho và rối loạn phản xạ đóng nắp thanh quản khiến các tác nhân không được tống ra ngoài. Đó là các trường hợp chấn thương sọ não, bệnh mạch não, nghiện rượu, ngộ độc thuốc…
- Người bị suy giảm hệ thống lông chuyển: Người hút thuốc lá, người cao tuổi, người mắc một số bệnh lý mạn tính trên đường hô hấp.
Ở người hút thuốc, khả năng tự bảo vệ của phổi bị suy giảm trầm trọng
- Người có chức năng đại thực bào phế nang bị suy giảm: Trong trường hợp thiếu oxy trong không khí thở, phù phổi, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch bị suy yếu, phổi bị tấn công bởi khói thuốc lá.
- Một số trường hợp khác cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như có khối u trong phổi, gù vẹo cột sống, cơ thể thường xuyên bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên…
Bệnh viêm phổi nguy hiểm như thế nào?
Trong trường hợp được chẩn đoán sớm, có phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời thì bệnh viêm phổi có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu điều trị muộn hoặc không đúng cách, thể trạng yếu, mắc nhiều bệnh mắc kèm… thì bệnh trở nên vô cùng nguy hiểm. Người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng:
- Tràn khí màng phổi.
- Viêm phổi lan rộng ra hai bên hoặc nhiều thùy phổi khiến tình trạng nặng lên và có thể gây tử vong do bệnh nhân bị sốc.
- Xẹp một bên thùy phổi.
- Áp xe phổi.
- Các bệnh phổi mạn tính: Do thùy phổi bị tổn thương và trở nên xơ hóa không hồi phục.
- Tràn dịch màng phổi.
- Tràn mủ màng phổi.
- Viêm màng ngoài tim.
- Biến chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh, suy tim, sốc hạ huyết áp…
- Biến chứng tiêu hóa: Suy gan vì thiếu oxy.
- Biến chứng thần kinh: Vật vã, mê sảng.
Viêm phổi gây nguy hiểm đến tính mạng con người
Có thể thấy, viêm phổi có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Như đã trình bày ở trên, ngay cả khi đã có rất nhiều loại kháng sinh và tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị thì viêm phổi vẫn là bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân chính gây từ vong trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Chính vì vậy, phòng ngừa là việc cần làm ngay từ bây giờ, đặc biệt là với những người đã từng bị viêm phổi, người dễ mắc bệnh trong các trường hợp đã trình bày ở trên.
Phòng ngừa viêm phổi như thế nào?
Những việc cần làm để phòng ngừa viêm phổi là:
- Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm xoang, viêm amidan có mủ, viêm họng…
- Điều trị tốt những đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, COPD và các bệnh mạn tính trên đường hô hấp khác.
- Bỏ hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào).
- Tiêm phòng đầy đủ.
- Khôi phục, tăng cường cơ chế tự bảo vệ của phổi: Điều này vô cùng quan trọng, giúp tiêu diệt và loại bỏ các tác nhân gây bệnh ngay từ đầu, từ đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc viêm phổi.
Bảo vệ phổi ngay từ bây giờ là điều cần làm
Khôi phục tăng cường cơ chế tự bảo vệ của phổi hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên
Để tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi, khoa học hiện đại chỉ ra rằng, dùng thảo dược tự nhiên là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất. Đã có rất nhiều thảo dược được nghiên cứu và chứng minh có cơ chế tác dụng rõ ràng trong việc tăng cường hoạt động của đại thực bào phế nang cũng như hệ thống lông chuyển. Tiêu tiểu nhất là:
Cúc tây
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada cho thấy: Chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp điều hòa miễn dịch, bảo vệ phổi trước vi khuẩn, virus cũng tác nhân gây bệnh cho đường hô hấp dưới.
Không chỉ vậy, cúc tây còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm hiệu quả, dùng trong các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên như: Viêm xoang cấp, cúm, hen suyễn, cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, ngăn nguồn vi sinh vật đến từ các ổ nhiễm khuẩn do các bệnh này.
Cúc tây
Xuyên bối mẫu
Nghiên cứu chỉ ra rằng, xuyên bối mẫu cho hiệu quả rất tốt trong việc kích hoạt và tăng cường hoạt động của hệ thống lông chuyển trong đường dẫn khí.
Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi: Xuyên bối mẫu có tác dụng nhuận phế trừ đàm (tiêu đờm), chỉ khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết, từ đó góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm phổi.
Hai thảo dược này được kết hợp một cách hoàn hảo trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox - Sản phẩm toàn diện cho lá phổi của bạn
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là lựa chọn tối ưu cho bạn, đặc biệt là khi bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc viêm phổi. BoniDetox có sự kết hợp hoàn hảo của hai thảo dược xuyên bối mẫu và cúc tây. Hai thảo dược này giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi, từ đó ngăn các vi sinh vật có thể tiến sâu vào phổi và gây bệnh.
Không chỉ vậy, BoniDetox còn giúp phòng ngừa viêm phổi hiệu quả theo nhiều cơ chế khác như:
- Chống viêm, kháng khuẩn, long đờm, giảm ho nhờ tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh. Với tác dụng này, BoniDetox giúp ngăn chặn sự hình thành các ổ nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên, ngăn chúng ảnh hưởng đến phổi. Không chỉ vậy, tác dụng này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của các bệnh mạn tính đường hô hấp dưới, ngăn chặn đợt cấp, đợt bội nhiễm của các bệnh đó.
- Loại bỏ các độc tố trong phổi, ngăn các độc tố đó gây tổn thương, viêm nhiễm cho phổi. Đó là các thảo dược xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia. Trong đó, tác dụng của cam thảo Italia đã được công bố trên tạp chí uy tín là tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào).
- Phục hồi chức năng phổi đã bị tổn thương nhờ Baicalin trong hoàng cầm: Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus), từ đó giúp phòng ngừa viêm phổi hiệu quả.
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh
Đặc biệt, khi phổi bị nhiễm độc và mắc các bệnh lý thì nguy cơ mắc ung thư phổi cũng tăng cao. Chính vì vậy, BoniDetox có thành phần Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Đây là một tinh chất tự nhiên hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ung thư phổi với nhiều cơ chế khác nhau, đặc biệt là cơ chế làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư). Cơ chế này đã được nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản cũng như rất nhiều công trình nghiên cứu khác trên toàn thế giới chứng minh.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Nhờ các thành phần trên, BoniDetox thực sự là lựa chọn tối ưu giúp bạn phòng ngừa mắc và phòng tái phát bệnh viêm phổi.
BoniDetox có cơ chế tác động toàn diện
BoniDetox là sản phẩm của công nghệ bào chế hiện đại
BoniDetox được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International đặt tại Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Nhà máy đã đạt tiêu chuẩn GMP của: FDA (Hoa Kỳ) và tổ chức y tế thế giới WHO.
Tại nhà máy J&E International, BoniDetox được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ đó mà cơ thể hấp thu được nhanh và tốt nhất các tinh chất có trong các thảo dược trên.
BoniDetox được khuyên dùng bởi các chuyên gia đầu ngành
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108: “Bệnh viêm phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi và do những tác nhân vô hình trong không khí. Hiện nay, dù y học hiện đại với kháng sinh và kỹ thuật chẩn đoán sớm rất phát triển nhưng viêm phổi vẫn là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Vì vậy, phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, người mắc các bệnh phổi mãn tính”.
“Để phòng ngừa viêm phổi hiệu quả và an toàn, tôi luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Đây là sản phẩm toàn diện nhất, tác động lên các cơ chế gây viêm phổi nhờ cúc tây, xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, lá bạch đàn, baicalin. Đồng thời, BoniDetox giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nhờ thành phần Fucoidan”.
“Bởi nguyên nhân gây viêm phổi luôn tồn tại. Vì vậy, dùng BoniDetox thường xuyên là điều cần làm. Để đạt được hiệu quả tốt, BoniDetox nên được dùng với liều 2-4 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày. Vì thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên sản phẩm này rất an toàn, dùng lâu dài sẽ không gây bất kỳ tác dụng không mong muốn nào”.
Bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng ngừa. BoniDetox chính là giải pháp tối ưu cho lá phổi của bạn nhờ thành phần toàn diện từ các thảo dược tự nhiên. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Xem thêm:
- Ho khạc đờm màu vàng là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không và điều trị thế nào?
- Ăn gì tốt cho bệnh giãn phế quản? Người bệnh cần lưu ý gì trong sinh hoạt?