Bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì hiệu quả?

Cập nhập: Thứ hai, 13/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Gan nhiễm mỡ là bệnh lý có xu hướng ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Hơn nữa, đáng nói là chúng ta chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Thông thường bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và phối hợp sử dụng các loại thuốc điều trị, hỗ trợ nhằm kiểm soát không cho bệnh nặng lên, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

 

Bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì

Bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì?

 

3 mức độ của bệnh gan nhiễm mỡ?

   Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người. Gan có vai trò dự trữ năng lượng, tham gia vào các quá trình chuyển hóa, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất độc. Việc gan chứa một lượng nhỏ chất béo là điều hoàn toàn bình thường, nhưng khi lượng chất béo tích trữ đạt từ 5% tổng trọng lượng của gan, thì được cho là mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

   Tùy theo tỷ lệ mỡ trong gan mà mức độ nghiêm trọng của bệnh được chia ra thành 3 mức: gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2 và độ 3.

  • Gan nhiễm mỡ độ 1: Tỷ lệ mỡ chiếm 5 – 10% trên tổng trọng lượng của gan, đây là giai đoạn đầu của bệnh vì vậy các dấu hiệu thường rất nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Việc cần làm trong điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 là thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Điều trị bằng thuốc trong giai đoạn này thường chưa cần thiết.
  • Gan nhiễm mỡ độ 2: Tỷ lệ mỡ lên đến 10 – 25% trọng lượng của gan. Lúc này, mỡ đã lan rộng ra các mô gan và cơ hoành, các triệu chứng bất thường bắt đầu xuất hiện, tuy vẫn chưa gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có thể tiến triển thành độ 3. Giai đoạn này bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng các loại thuốc để điều trị tích cực.
  • Gan nhiễm mỡ độ 3: Là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm mỡ ở gan và là giai đoạn nguy hiểm nhất, rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan, thậm chí là gây tử vong.

 

3 mức độ của gan nhiễm mỡ

3 mức độ của gan nhiễm mỡ

 

Triệu chứng lâm sàng của gan nhiễm mỡ

   Khi bị gan nhiễm mỡ, bạn cần lưu ý những biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện như sau:

  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng vị trí hạ sườn phải
  • Chướng bụng
  • Mạch máu nổi nhiều
  • Ngứa
  • Vàng da, vàng mắt
  • Sưng (phù nề) ở chân và bụng
  • Rối loạn tâm thần

 

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

   Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, gan nhiễm mỡ được chia thành 2 loại chính đó là:

  • Gan nhiễm mỡ do rượu (ALD): Bệnh sẽ được cải thiện khi người bệnh ngừng uống rượu. Nếu không áp dụng điều trị gan nhiễm mỡ, bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sưng gan, xơ gan, suy gan có thể gây tử vong.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Có 2 loại gan nhiễm mỡ không do rượu khác nhau. Đầu tiên là gan nhiễm mỡ đơn thuần – nghĩa là người bệnh có tỷ lệ mỡ cao trong gan nhưng không gây viêm hay tổn thương tế bào gan. Thứ hai là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) – tình trạng này ở mức độ nặng hơn có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Có khoảng 20% trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu chuyển thành viêm gan nhiễm mỡ.

 

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

 

   Ngoài rượu, các yếu tố nguy cơ có thể gây gan nhiễm mỡ cần lưu tâm gồm: ăn nhiều đồ ngọt, béo phì, máu nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, suy giảm sức khỏe đường ruột, gen di truyền, tác dụng phụ của một số loại thuốc tây,…

   Bên cạnh đó, để chẩn đoán gan nhiễm mỡ, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như thử máu, siêu âm gan, đôi khi có thể chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc sinh thiết gan.

 

Gan nhiễm mỡ thuốc thuốc gì?

   Khi bị chẩn đoán gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Nếu có băn khoăn tương tự thì bạn hãy tham khảo ngay các nhóm thuốc thường được chỉ định dưới đây:

  • Nhóm các vitamin: Các vitamin B, C, E có khả năng hòa tan các chất béo dư thừa, bảo vệ các tế bào gan. Ngoài ra, bổ sung vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung vitamin chất lượng, bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
  • Nhóm các acid amin: Arginine hay methionin là những acid amin được sử dụng nhiều trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Arginine giúp trung hòa NH3 trong cơ thể, giải độc gan, giảm mỡ cho gan; methionin giúp thúc đẩy quá trình giải phóng mỡ thừa ở gan, phục hồi chức năng gan.
  • Thuốc chứa choline: Thường được dùng cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu bia. Thuốc làm giảm triệu chứng, giảm sự khó chịu cho người bệnh. Đồng thời choline còn giúp làm giảm thiểu sự tổn thương cho gan, giảm cholesterol gan,…
  • Bên cạnh đó, trên nền bệnh nhân mắc các bệnh lý khác kèm theo như rối loạn mỡ máu cần kết hợp các nhóm thuốc statin, fibrat. Hay người bị viêm gan virus cần bổ sung thêm các thuốc kháng virus,…
  • Silymarin: Là một vị thuốc thảo dược chiết xuất từ cây Cardus Marianus, có tác dụng ổn định lại các tế bào của gan, hoạt hoá men gan, thúc đẩy quá trình giải độc gan hiệu quả hơn, chống xơ hoá gan nên tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

 

cây Kế sữa

Silymarin chiết xuất từ cây Kế sữa (Cardus Marianus)

 

  • Lecithin: Chứa 61% phospholipid có tác dụng bảo vệ gan, thúc đẩy tái tạo tế bào gan, duy trì chức năng gan, điều trị các bệnh viêm gan cấp tính, bán tính và mãn tính. Đồng thời làm chậm quá trình gan bị nhiễm mỡ.

   Tuy nhiên bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng cần lưu ý không lạm dụng thuốc. Hầu hết các loại thuốc đều được hấp thu vào máu và chuyển hoá qua gan, do đó nó có nguy cơ gây tổn thương tế bào gan của bạn. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.

   Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một biện pháp được cho là mang tính quyết định hàng đầu trong kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ đó là bệnh nhân cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp

 

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống khi bị bệnh gan nhiễm mỡ

Về chế độ ăn uống

  • Ăn uống cân bằng các nhóm dinh dưỡng. Ưu tiên ăn các loại đạm tốt, tinh bột dễ tiêu hóa và chất béo tốt. Tránh ăn các loại chất béo xấu, chất béo bão hòa (mỡ động vật, nội tạng động vật,...). Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi.
  • Uống đủ nước hàng ngày (tối thiểu 1,5L - 2L), hạn chế uống các loại nước nhiều đường, nước có gas.
  • Kiêng hoặc hạn chế tối đa uống rượu bia và chất có cồn để tránh gây tổn thương các tế bào gan. Rượu bia là tác nhân khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nặng rất nhanh.
  • Uống trà xanh: Lá trà có chứa một loại chất chống oxy hóa gọi là catechin. Nghiên cứu cho thấy nó có thể bảo vệ chống lại một số dạng ung thư, bao gồm cả gan, và chống tổn thương gan. Catechin sẽ được hấp thu nhiều hơn nếu bạn pha và uống nóng.

 

Trà xanh chứa catechin

Trà xanh chứa catechin tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

 

Về lối sống

  • Thực hiện chế độ giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo bụng: Chỉ cần giảm 3% – 5% trọng lượng cơ thể là bạn đã cắt giảm được lượng mỡ đáng kể trong gan của. Khi tế bào mỡ trong gan giảm sẽ kéo theo giảm tế bào viêm và các sẹo xơ trong gan
  • Tập thể dục thường xuyên: Cố gắng vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày trong tuần. Tập thể dục thường xuyên không những có tác dụng giảm cân, giúp gan hoạt động tốt hơn, mà còn làm cho cơ thể tăng nhạy cảm hơn với insulin giúp chuyển hóa đường tốt hơn, giảm tình trạng tích tụ mỡ tại gan.

   Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gan nhiễm mỡ cũng như giải đáp được băn khoăn bị gan nhiễm mỡ thì uống thuốc gì hiệu quả. Nếu có câu hỏi nào khác, bạn hãy liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn phí 18001044 để được tư vấn chính xác.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: gan nhiễm mỡ

Bài viết cùng chủ đề

Mách bạn các món ăn của người Nhật giúp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Một trong những yếu tố khiến người Nhật sống thọ hơn những dân tộc khác đó là họ có chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Với gan nhiễm mỡ, nghiên cứu đã chỉ ra 6 món ăn của người dân đất nước Mặt trời mọc sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị (2023)

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị mới nhất 2023. Cùng theo dõi ngay để có cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng ngừa bệnh lý này?

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý như thế nào? Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà