Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng ngừa bệnh lý này?

Cập nhập: Thứ tư, 22/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Chúng ta đều biết rằng, gan là một cơ quan vô cùng đặc biệt của cơ thể, có khả năng tự tái tạo nếu bị mất đi một phần. Tuy nhiên, một số bệnh lý lại có thể khiến cho lá gan không thể nào phục hồi được. Gan nhiễm mỡ chính là một trong số đó. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này và một số cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

 

gan nhiễm mỡ

Nhận diện bệnh lý gan nhiễm mỡ và cách phòng ngừa hiệu quả

 

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý như thế nào?

   Gan thường được biết đến với danh xưng khác là “nhà máy đào thải độc tố” của cơ thể. Bởi lẽ, gan có một hệ thống các enzyme giúp phân giải các độc tố tan trong mỡ thành những chất kém nguy hiểm hơn hoặc dễ tan trong nước hơn để đào thải ra ngoài.

   Tuy nhiên, chức năng của gan không dừng lại ở đó. Gan còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như sản xuất dịch mật để nhũ hóa chất béo, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thụ. Nó cũng là nhà kho dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, E, K, và B12.

   Gan cũng lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần đến, từ đó giúp cân bằng lượng đường huyết. Ngoài ra, gan còn có chức năng chuyển hóa protein, lipid, tổng hợp các yếu tố đông máu, hormone angiotensinogen, và albumin,...

    Ở một người bình thường, gan có chứa khoảng 2 - 4% chất béo. Gan nhiễm mỡ là tình trạng xảy ra khi mỡ tích tụ trong các mô của gan trở nên dư thừa quá nhiều (trên 5%), từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Theo số liệu được công bố vào tháng 10/2019 bởi Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 30 triệu người Việt bị gan nhiễm mỡ, tương đương với khoảng 30% dân số.

   Bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển qua 3 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 - 10% tổng trọng lượng lá gan. Bệnh chưa có triệu chứng điển hình, chức năng gan vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều.
  • Giai đoạn 2: lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 - 20% tổng trọng lượng lá gan. Người bệnh đã xuất hiện một số triệu chứng tiêu hóa nhẹ, nhưng nhiều người không để ý và bỏ qua.
  • Giai đoạn 3:  lượng mỡ trong gan lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rầm rộ và rõ ràng hơn. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

 

3 giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ

3 giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ

 

Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

   Như đã nhắc đến, dấu hiệu gan nhiễm mỡ thường không điển hình và rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Người bệnh thường chỉ tình cờ phát hiện ra sau khi vô tình đi khám, xét nghiệm máu.

    Khi gan nhiễm mỡ vào giai đoạn 2, người bệnh có thể thấy chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và mệt mỏi thường xuyên. Khi tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển vào giai đoạn 3, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng rõ ràng như:

  • Đau tức vùng hạ sườn phải.
  • Sờ thấy gan to hơn bình thường vì lượng mỡ tích tụ làm gan tăng kích thước.
  • Cổ trướng do tích tụ dịch bệnh lý hay nước trong khoang phúc mạc.
  • Nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt do lượng bilirubin trong máu và nước tiểu tăng lên.
  • Mẩn ngứa, mày đay, dị ứng do chức năng thải độc của gan giảm đi.
  • Sụt cân bất thường.

  Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách, gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành những tình trạng nghiêm trọng hơn như:

Viêm gan

   Khoảng 30% số người mắc gan nhiễm mỡ có thể bị viêm gan. Tình trạng này xảy ra do mỡ bao phủ các tế bào gan quá nhiều, làm cho chức năng gan suy giảm, hạn chế vai trò chống độc của gan. Từ đó,  các độc tố, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây viêm gan.

Xơ gan

  Khi các tế bào gan bị tổn thương trong thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục được tạo thành để thay thế các mô bị hư hại. Quá trình này kéo dài sẽ làm biến đổi cấu trúc gan, làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi dẫn tới xơ gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra. Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

xơ gan

Gan nhiễm mỡ không được điều trị tốt có thể dẫn đến xơ gan

 

Ung thư gan

   Tình trạng viêm gan và xơ gan không được điều trị, hoặc điều trị chưa hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công, khiến số lượng các tế bào gan bị hư hại nghiêm trọng. Quá trình này có thể dẫn tới tình trạng đột biến tự phát, tạo ra những tế bào ác tính và dẫn đến ung thư gan.

   Bên cạnh những tình trạng kể trên, chức năng suy giảm cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh có thể gặp thêm những vấn đề về tim mạch, tiêu hóa, loãng xương, thiếu hụt vitamin, loạn dưỡng mỡ,...

 

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ?

    Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý gan nhiễm mỡ chính là do rượu, bia. Do đó, những người thường xuyên uống rượu nhiều, lạm dụng rượu, nghiện rượu chính là đối tượng tiềm năng của bệnh gan nhiễm mỡ.

    Bên cạnh đó, một số đối tượng khác cũng có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ phải kể đến là:

  • Người bị thừa cân, béo phì: Những người này có lượng chất béo dư thừa quá mức, khiến cho chúng có thể lắng đọng ở bất cứ đâu trong cơ thể. Tại động mạch, chúng sẽ gây xơ vữa. Tại gan, chúng sẽ gây gan nhiễm mỡ.
  • Người bị bệnh tiểu đường: Tình trạng đề kháng với insulin không chỉ gây rối loạn đường huyết, mà còn có thể làm tăng tích tụ chất béo trong gan.

   Ngoài những nguyên nhân thường gặp kể trên, gan nhiễm mỡ còn có thể là hệ quả của một số bệnh lý gây rối loạn nội tiết tố như: Suy giáp, suy tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang.

 

Người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ rất cao

Người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ rất cao

 

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách nào?

   Tình trạng gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể phục hồi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi ở giai đoạn muộn, gan bị tổn thương vĩnh viễn, các biện pháp chỉ có thể làm chậm sự tiến triển, giảm mức độ tổn thương gan.

    Do đó, biện pháp tốt nhất để đối phó với gan nhiễm mỡ chính là phòng ngừa từ sớm. Để giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này, bạn cần thực hiện ngay những việc sau đây:

Ngừng sử dụng rượu bia và hút thuốc lá

   Như đã nhắc đến, việc sử dụng rượu, bia một cách không kiểm soát sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng, do sinh ra chất độc acetaldehyde. Do đó, bạn hãy ngừng sử dụng rượu, bia. Trong trường hợp bắt buộc phải uống rượu, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniAncol + giúp bảo vệ gan trước tác hại của rượu, bia.

   Hút thuốc lá tuy không gây ra gan nhiễm mỡ, nhưng nó có thể làm tăng mức độ tổn thương và khiến xơ gan tiến triển nhanh hơn. Vì vậy, bạn hãy tránh xa tất cả các loại thuốc lá, thuốc lào. Để bỏ thuốc lá một cách dàng và nhanh chóng, bạn hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.

Giảm cân và hạn chế chất béo có hại

   Nếu bạn đang thừa cân, béo phì, thì hãy tìm cách để giảm cân  càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, mà còn bảo vệ bạn trước các vấn đề về tim mạch.

   Trong bữa ăn hàng ngày, bạn hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất béo từ động vật, dầu ăn đã qua quá trình đun nóng, thực phẩm chiên rán nhiều lần,... Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, sử dụng thảo mộc (atiso, trà xanh, nghệ, chanh, bồ công anh,...).

   Bên cạnh đó, việc bổ sung acid béo Omega-3 cũng được chứng minh là giúp làm giảm mỡ trong gan.

 

Omega-3

Omega-3 được chứng minh có hiệu quả giảm mỡ trong gan

 

Tập thể dục thường xuyên hơn

   Tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày sẽ giúp cải thiện khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể, giảm tích tụ chất béo dưới da, trong động mạch và cả gan.

Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm

   Nếu gan nhiễm mỡ là hệ quả của các bệnh lý khác, thì người bệnh sẽ cần kiểm soát tốt những nguyên nhân này. Ví dụ, với người bệnh tiểu đường, bạn cần dùng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, và sử dụng sản phẩm các sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu như BoniDiabet +.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về những mối nguy hại từ tình trạng gan nhiễm mỡ, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: xơ gan gan nhiễm mỡ

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu mức độ nguy hiểm của xơ gan qua 4 giai đoạn và cách phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm của xơ gan qua 4 giai đoạn và cách phòng ngừa nhé!

Xơ gan là gì? Bệnh xơ gan có chữa được không?

Nguy hiểm, cần điều trị lâu dài và phải thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt nghiêm ngặt là những điều thường được nhắc về bệnh xơ gan.

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị (2023)

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị mới nhất 2023. Cùng theo dõi ngay để có cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Suy gan - Các giai đoạn, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Suy gan phát triển qua những giai đoạn nào? Phòng ngừa suy gan bằng cách nào?

Mách bạn các món ăn của người Nhật giúp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Một trong những yếu tố khiến người Nhật sống thọ hơn những dân tộc khác đó là họ có chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Với gan nhiễm mỡ, nghiên cứu đã chỉ ra 6 món ăn của người dân đất nước Mặt trời mọc sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà