Mục lục [Ẩn]
Zona thần kinh là bệnh lý không còn xa lạ với người Việt Nam. Hàng năm, tỷ lệ mắc bệnh theo ước tính là từ 1,5 - 3,0% và có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở người trung niên và cao tuổi. Vậy zona thần kinh có nguy hiểm không? Điều trị zona thần kinh như thế nào? Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Zona thần kinh có nguy hiểm không?
Zona thần kinh là bệnh gì?
Zona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng ngoài da do sự tái hoạt động của Varicella-Zoster Virus (hoặc VZV), thuộc họ virus Herpes. Đây chính là virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ em. Những người nhiễm loại virus này ngay từ nhỏ và phát bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh, toàn bộ lượng virus vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn mà tồn tại trong các dây thần kinh cảm giác, hạch thần kinh ở trạng thái ngủ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, những con virus này sẽ “thức giấc” và đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da, tạo những mảng phát ban gây đau. Đó chính là bệnh zona thần kinh.
Nguyên nhân chính xác khiến virus thủy đậu có thể tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh đến nay vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố nguy cơ đã được các nhà khoa học đưa ra đó là:
- Mệt mỏi
- Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ quả của tuổi tác, bệnh lý nền, thuốc làm giảm đề kháng như corticoid, HIV, đái tháo đường…
- Ung thư
- Điều trị bằng tia xạ
- Suy nhược cơ thể
Triệu chứng của zona thần kinh
Bệnh zona thần kinh có thể dễ dàng nhận biết thông qua 3 triệu chứng đặc trưng: sốt, đau, nổi mụn nước.
- Sốt: Sốt trong zona thần kinh có thể là đột ngột sốt cao (thường gặp ở trẻ em) hoặc sốt từ từ (từ từ ở người lớn). Sốt có thể lên tới 38-39 độ C và hiếm khi lên đến 40 độ.
- Nổi mụn nước: Bắt đầu từ những vết ban đỏ trên da, sau khoảng 1-2 ngày kể từ khi bị sốt, các vết ban này sẽ biến thành mụn nước và tập trung thành từng đám như chùm nho, bên trong có dịch, căng cứng và rất khó vỡ. Sau khoảng 3-4 ngày, mụn nước chuyển từ trong sang đục, sau đó vỡ ra rồi xẹp lại, khô dần và đóng vảy trong 7-10 ngày và có thể biến mất sau 2-4 tuần.
Các mụn nước của zona thần kinh
- Đau: Kiểu đau rất điển hình (còn được gọi là đau kiểu zona). Cảm giác đau bỏng rát, thường đau ở 1 phía cơ thể dọc theo dây thần kinh. Sau khoảng 2-4 tuần, khi da đã lành lại những cảm giác đau có thể vẫn còn và kéo dài rất lâu (được gọi là đau thần kinh sau zona).
Con đường lây nhiễm của zona thần kinh
Zona thần kinh hoàn toàn có thể lây từ người sang người nếu như tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh. Nếu người bị lây nhiễm virus trước đây chưa từng bị thủy đậu thì người đó sẽ có nguy cơ phát bệnh thủy đậu trước. Sau khi khỏi bệnh thì có thể bị tiếp zona thần kinh.
Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, kể cả khi đã tiêm ngừa zona hay thủy đậu thì vẫn có thể mắc bệnh nếu như hệ miễn dịch không đủ khỏe mạnh. Những người đã mắc thủy đậu thì sẽ không nhiễm zona thần kinh từ người khác.
Bị zona thần kinh có nguy hiểm không?
Zona thần kinh không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị đúng cách thì vẫn có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng trên mắt: Virus có thể gây tổn thương trên mắt và giác mạc. Có tới khoảng 10 - 25% các trường hợp mắc zona thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh trên khuôn mặt, một nhánh hướng tới dây thần kinh mắt. Nếu xảy ra biến chứng trên mắt, người bệnh cần được thăm khám tại chuyên khoa mắt, điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và theo dõi chặt chẽ để ngăn ngừa nguy cơ tổn thương sâu và mất thị lực vĩnh viễn.
- Biến chứng đau dây thần kinh: Có khoảng 20% những người mắc zona thần kinh sẽ xảy ra biến chứng đau dây thần kinh sau zona. Bên cạnh cảm giác đau, một số biểu hiện bất thường khác có thể gặp là tê bì, nóng rát da, cảm giác khó chịu khi chạm vào. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng tới thính lực.
- Hội chứng Ramsay Hunt: Tình trạng liệt dây thần kinh mặt do hệ thống dây thần kinh ở mặt bị ảnh hưởng bởi virus VZV, một trong số đó có dây thần kinh chịu trách nhiệm về thính giác. Hệ quả là người bệnh bị mất thính giác, méo miệng, tê liệt mặt.
Điều trị zona thần kinh
Khi bị zona thần kinh, một số lưu ý cho người bệnh như sau:
- Không gãi, chà xát mạnh vào vùng có mụn nước vì sẽ khiến các mụn nước bị vỡ ra, tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng.
- Giữ cho vùng da bị ảnh hưởng luôn sạch sẽ, rửa sạch bằng nước muối sinh lý.
- Không tiếp xúc với những đối tượng có hệ miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, trẻ em, trẻ suy dinh dưỡng, những người chưa từng mắc thủy đậu … để tránh lây nhiễm bệnh cho những đối tượng này.
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị zona thần kinh:
- Thuốc kháng virus: acyclovir.
- Với trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn thì phải điều trị thêm kháng sinh, kháng viêm.
- Trường hợp có biến chứng liệt mặt cần phải tiêm vitamin B1, B6, B12.
- Thuốc giảm đau paracetamol, ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau. Với những trường hợp đau nhiều thì có thể phải dùng thuốc an thần, giảm đau mạnh.
- Thuốc giảm ngứa histamin.
- Thuốc mỡ kháng viêm bôi trực tiếp tại vị trí mụn nước.
Phòng ngừa bệnh zona thần kinh
Tiêm phòng vacxin thủy đậu chính là biện pháp đầu tiên giúp phòng ngừa zona thần kinh. Bên cạnh đó, sức đề kháng suy giảm chính là yếu tố nguy cơ khiến virus VZV tái hoạt động và gây bệnh trở lại. Do đó, biện pháp cực kỳ quan trọng tiếp theo là phải tăng sức đề kháng của cơ thể thông qua:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng như các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi, ổi…).
- Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Bạn có thể sử dụng sữa chua, dưa bắp cải muối, kim chi…
Lợi khuẩn đường ruột giúp tăng sức đề kháng cơ thể
- Thực phẩm giàu kẽm: gan động vật, thịt đỏ, hải sản có vỏ cứng. Tuy nhiên cũng chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ. Quá lạm dụng những thực phẩm này có thể dẫn tới bệnh gút.
- Bổ sung thực phẩm chứa lysine giúp kích thích các yếu tố hỗ trợ hệ miễn dịch thông qua các thực phẩm từ sữa, cá, các loại đậu…
- Với trẻ em suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, có thể sử dụng sản phẩm BoniKiddy + giúp bổ sung các kháng thể tự nhiên, vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, B12 giúp kích thích sự phục hồi của các tế bào và sự tăng sinh của các tế bào mới, qua đó giúp nhanh lành các vết sẹo do zona thần kinh.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn.
Thay đổi trong lối sống, sinh hoạt
- Phơi nắng (tắm nắng) hàng ngày giúp tăng cường tổng hợp vitamin D. Vitamin D có vai trò điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
- Giải tỏa căng thẳng, stress (yếu tố khởi phát zona thần kinh).
- Ngủ đủ giấc.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lý zona thần kinh và những lời khuyên giúp phòng ngừa căn bệnh này. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm những thông tin y khoa hữu ích. Cám ơn các bạn đã đón xem!
XEM THÊM: