Cảnh báo: Hơn 1 tỷ thanh niên có nguy cơ mất thính giác vì lý do sau đây

Cập nhập: Thứ bảy, 01/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Một nghiên cứu mới được công bố trên BMJ Global Health cho thấy khoảng 670 triệu đến 1,35 tỷ người trong độ tuổi 12–34 trên toàn thế giới có thói quen nghe không an toàn – như nghe nhạc, video, podcast, chơi game với âm lượng lớn hoặc tham gia các sự kiện ồn ào, những điều này gây ra tổn thương không thể phục hồi trên thính giác của họ, có thể gây mất thính giác.

 

mất thính giác

Nghe nhạc với âm lượng khiến bạn gặp nguy cơ mất thính giác.

 

Cả âm lượng và thời gian nghe đều ảnh hưởng đến thính giác bạn

   Tiến sĩ Lauren Dillard và các đồng nghiệp của cô tại Đại học Y khoa Nam Carolina đã phân tích 33 nghiên cứu từ năm 2000 đến 2021 để đo lường thói quen nghe nhạc của những người trẻ tuổi. Họ phát hiện ra rằng, những người trong độ tuổi 12 – 35 có thói quen nghe nhạc,… trên các thiết bị cá nhân với mức âm lượng khoảng 105 decibel trong thời gian trung bình 40 giờ một tuần, cao hơn rất nhiều so với mức âm lượng khuyến nghị - dưới 85 decibel.

   Theo nhà thính học lâm sàng Tracy Winn tại Đại học Northwestern, có 2 yếu tố của âm thanh quyết định nó có ảnh hưởng đến thính giác không: mức âm lượng và thời gian nghe.

   Tracy cho biết: “Có bằng chứng cho thấy, ngay cả bạn nghe với âm lượng vừa phải, nhưng nghe với thời gian dài thì cũng làm tổn thương thính giác của bạn”.

   Cô ấy cũng cho biết những tiếng nổ đột ngột, như tiếng súng hoặc tiếng pháo nổ, đủ lớn để gây sát thương ngay lập tức. “Nhưng với tai nghe nhét tai và những thứ tương tự, bạn càng nghe nhiều thì thính giác của bạn càng bị tổn thương nhiều hơn.”

   Phó giáo sư khoa Tai Mũi Họng tại trường Đại học Khoa học & Sức Khỏe Oregon (Portland) Erick Gallun cũng đưa ra quan điểm tương tự. Theo Phó giáo sư, cả việc nghe âm thanh vừa phải trong thời gian dài (ví dụ như nghe nhạc trong suốt một ngày làm việc) hoặc âm thanh lớn trong thời gian ngắn đều làm tổn thương đến các tế bào thần kinh nghe (tế bào lông).

   Và một khi những tế bào đó bị hư hại, chúng sẽ không tái tạo, phục hồi – có nghĩa là bạn vĩnh viễn mất một phần khả năng nghe. Lúc đầu, bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt, nhưng theo thời gian, những tổn thương này tích lũy lại và khiến bạn mất một phần thính giác.

 

hời gian nghe quá lâu

Không chỉ âm lượng lớn, thời gian nghe quá lâu cũng làm tổn thương thính giác.

 

   Tệ hơn nữa, việc mất một phần thính giác còn gây ra những tác hại trên vấn đề thần kinh do nó làm quá tải não bộ. Giám đốc Thính học tại Massachusetts Kevin H. Franck cho biết: “Nếu một âm thanh khó nghe, bạn cần phải thật tập trung để nghe rõ nó, điều này dẫn đến sau đó bạn không thể tập trung để phân tích ý nghĩa của âm thanh”. Việc não bộ vừa phải tập trung để nghe rõ âm thanh vừa phải tập trung để hiểu những ý nghĩa của âm thanh đó khiến não bộ phải làm việc nhiều hơn, lâu dài dẫn đến não bộ bị quá tải.

   Thật vậy, đã có nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa mất thính giác và bệnh sa sút trí tuệ.

   Vì những tổn thương của thính giác là không thể phục hồi, vì vậy mỗi người đều cần bảo vệ khả năng nghe của mình ngay từ bây giờ. Với hai nguyên tắc quan trọng: Nghe tại âm lượng an toàn và để cho tai có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

 

Cách để bảo vệ thính giác của bạn

   Khi nói về việc nghe nhạc hoặc bất kỳ thứ gì khác qua tai nghe, nhà thính học lâm sàng Tracy Winn đưa ra quan điểm của mình: “ Bạn không cần phải từ bỏ tai nghe, bạn chỉ cần biết cách sử dụng nó thật thông minh. Hãy cố gắng giới hạn thời gian sử dụng tai nghe chỉ trong một vài giờ mỗi ngày và nghe ở mức âm lượng an toàn”.

   Tiến sĩ Lauren Dillard cũng lặp lại rằng, việc cô và đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu này không phải để thuyết phục mọi người từ bỏ những điều họ yêu thích (như nghe nhạc bằng tai nghe hoặc tham gia các chương trình âm nhạc) mà hy vọng họ có thể hình thành các thói quen nghe an toàn hơn để bảo vệ thính giác của bản thân. Cô khuyến nghị:

  • Giữ âm lượng ở khoảng 60% mức tối đa của thiết bị. Khi bạn muốn nghe một điều gì đó, đôi tai của bạn sẽ thích nghi với nó. Vì vậy, hãy kiềm chế ý định tăng âm lượng tai nghe. Nếu bạn đã nghe trong nhiều giờ và cảm thấy muốn tăng âm lượng, hãy cho tai nghỉ ngơi 5 – 10 phút.
  • Sử dụng tai nghe khử tiếng ồn để giảm tiếng ồn xung quanh. Việc xung quanh bạn ồn ào thường khiến bạn cảm thấy âm lượng tai nghe không đủ nghe, sử dụng tai nghe khử tiếng ồn giúp bạn không cần phải tăng âm lượng trên thiết bị của mình để bù cho tiếng ồn đó.
  • Bảo vệ tai của bạn bằng cách đeo nút tai ở những nơi ồn ào và không ngồi gần loa.
  • Hạn chế thời gian bạn dành cho các hoạt động ồn ào hoặc sử dụng tai nghe.
  • Sử dụng tính năng nghe an toàn tích hợp sẵn trên điện thoại hoặc tải xuống ứng dụng để theo dõi mức độ tiếp xúc với âm thanh. Tham khảo ứng dụng hearWHO của Tổ chức Y tế Thế giới.
  • Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo mất thính giác, bao gồm ù tai và khó nghe âm thanh thì thào hoặc khó nghe khi tham gia các cuộc trò chuyện.

 

Sử dụng nút bịt tai

Sử dụng nút bịt tai để bảo vệ tai ở những nơi ồn ào.

 

   Mong rằng bài viết này giúp bạn đọc hiểu được tác hại của việc nghe âm thanh lớn hoặc thời gian dài đến thính giác của bạn và các biện pháp nghe an toàn. Hãy luôn nhớ rằng những tổn thương trên thính giác là không thể phục hồi, vì vậy bạn cần phải bảo vệ khả năng nghe của mình ngay từ bây giờ!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: mất thính giác
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà