Chân bị phù là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Cập nhập: Thứ năm, 09/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Chân bị phù có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau trên tim mạch, hệ bạch huyết, gan, thận, tĩnh mạch... Ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những bệnh thường gặp gây phù chân và cách cải thiện hiệu quả, cùng theo dõi ngay nhé!

 

Chân bị phù là bệnh gì?

Chân bị phù là bệnh gì?

 

Chân bị phù do suy giãn tĩnh mạch chi dưới

    Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một trong những nguyên nhân thường gặp gây hiện tượng chân bị phù. Đây là bệnh lý mà van tĩnh mạch chân bị hư hại, gây tình trạng dòng chảy ngược, máu bị ứ lại và thành mạch bị suy giãn.

   Người bệnh thường bị phù nhiều vào buổi chiều tối, đặc biệt sau 1 ngày mà người bệnh đứng, ngồi hoặc đi lại liên tục. Sau khi nằm nghỉ ngơi vào buổi tối, sáng dậy bệnh nhân sẽ thấy chân bớt sưng, gần như trở lại bình thường và lặp lại tình trạng phù vào buổi chiều ngày hôm đó.

   Ngoài hiện tượng phù chân, bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau nhức, nặng mỏi, tê bì, chuột rút, cảm giác như kiến bò dưới da. Trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông, người bệnh còn bị nổi gân xanh hoặc xuất hiện những tia máu đỏ dưới da.

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

   Để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch, hiện nay có nhiều phương pháp như dùng thuốc, tiêm xơ, phẫu thuật, dùng vớ ép, hay biện pháp từ thảo dược tự nhiên… Phương pháp hiệu quả và đảm bảo an toàn đó là bệnh nhân nên sử dụng BoniVein + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày. Sản phẩm này hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên không gây bất kỳ tác dụng phụ. Đồng thời, BoniVein + có thành phần toàn diện, sẽ giúp giảm sưng phù chân cũng như các triệu chứng khó chịu khác sau 2-3 tuần sử dụng. Tĩnh mạch sẽ bền chắc, tăng độ đàn hồi, mờ dần sau 3 tháng.

 

BoniVein + giúp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch toàn diện

BoniVein + giúp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch toàn diện

 

Chân bị phù do suy tim

    Chân bị phù là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân suy tim, đặc biệt là với người mắc suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ.

   Phù chân ở bệnh nhân suy tim có hai cơ chế chính gây ra:

  • Phù do giảm khả năng bơm và hút máu của tim, khiến máu ứ lại tại tĩnh mạch ngoại biên, dịch sẽ thoát ra các mô xung quanh gây phù nề. 
  • Phù do thận giảm khả năng đào thải: Ở người suy tim giai đoạn nặng, lưu lượng máu nuôi dưỡng thận không đủ, gây tổn thương, suy thận, giảm khả năng đào thải của cơ quan này, từ đó dẫn đến phù.

   Chân bị phù ở người bệnh suy tim hay xuất hiện về chiều, khi người bệnh đứng lâu, giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi hoặc vào sáng sớm.

    Để cải thiện phù do suy tim, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn giảm muối (ăn đồ luộc, hấp, hạn chế thức ăn mặn, đồ ăn chế biến sẵn, dưa muối…), tập thể dục vừa sức (nên đạp xe, đi bộ, tập yoga, tránh tập quá sức). 

 

Chân bị phù có thể do suy tim

Chân bị phù có thể do suy tim

 

Chân bị phù do xơ gan

   Phù chân là hiện tượng dễ gặp ở người mắc suy gan khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn (F3, F4). Ở bệnh nhân xơ gan, chức năng gan bị suy giảm trong đó có việc giảm sản xuất Albumin, khiến cho áp lực keo trong máu giảm làm thoát dịch ra khỏi lòng mạch gây tràn dịch các màng và phù chân. 

   Với tình trạng chân bị phù do suy gan, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ ăn hợp lý. Người bệnh nên ăn nhạt, tránh đồ ăn cay, chiên xào nhiều dầu mỡ, uống lượng nước phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ, kiêng tuyệt đối rượu bia, kê cao chân khi ngủ, không ngồi lâu một chỗ. 

 

Chân bị phù trong giai đoạn thai kỳ

   Ở phụ nữ mang thai, vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, gây tăng áp lực thủy tĩnh kéo nước ra khỏi lòng mạch và dẫn đến phù.

   Hiện tượng chân bị phù trong thời kỳ mang thai khá phổ biến. Tình trạng sưng phù chân tăng lên vào cuối ngày hoặc trong những ngày nắng nóng. Sau sinh, hiện tượng này sẽ biến mất.

 

 Chân bị phù do mang thai

Chân bị phù do mang thai

 

Một số nguyên nhân gây phù chân khác

   Ngoài những nguyên nhân trên, chân bị phù có thể do:

  • Bệnh lý tại thận: Phù thận thiếu albumin do bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu nhiều protein dẫn đến giảm áp lực keo gây ra phù toàn thân.
  • Phù nề chân do tắc nghẽn đường bạch huyết bởi nhiễm giun chỉ.
  • Phù nề vì trời nóng và đi lại hoặc ngồi quá nhiều trong ngày: Điều này khiến tĩnh mạch giãn ra theo cơ chế tự làm mát cơ thể, máu bị ứ lại tại tĩnh mạch chi dưới gây phù. 
  • Chân có thể bị phù tạm thời do uống rượu bia: Rượu bia làm thay đổi hoạt động của thận trong quá trình xử lý các chất điện giải như natri và kali, làm tăng lượng nước trong cơ thể và khiến chân bị phù. Ngoài ra, rượu gây lợi tiểu khiến người say đi tiểu nhiều hơn, cơ thể bị mất nước nhanh chóng. Sau khi nồng độ cồn trong máu trở về bình thường, thận có xu hướng giữ nước và dẫn đến phù nề. Tình trạng chân bị phù do uống rượu có thể tự biến mất trong một vài ngày. 

    Trên đây là những nguyên nhân thường gặp khiến chân bị phù. Với từng nguyên nhân, bạn cần áp dụng những biện pháp phù hợp để thu được tác dụng cải thiện hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bắc Ninh: Thoát “án tù chung thân” với bệnh trĩ nhờ BoniVein

Cô Trần Thị Thập (ở số 54 Lý Thái Tổ, kp Thượng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), điện thoại: 0989.023.527

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch bị vỡ tĩnh mạch: Làm sao để phòng ngừa?

Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, thành mạch của người bệnh rất yếu, dễ bị nứt, vỡ gây xuất huyết. Trường hợp nhẹ, chỉ vỡ tĩnh mạch nhỏ dưới da, người bệnh sẽ xuất hiện các mảng bầm tím ​​​​​​...

Tìm hiểu về biến chứng huyết khối tĩnh mạch do mắc suy van tĩnh mạch sâu

Suy van tĩnh mạch sâu là gì? Suy van tĩnh mạch sâu có nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, không thể không kể đến biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu. Biến chứng này có nguy hiểm không, có biện pháp nào phòng ngừa không? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

9 nguyên nhân chính gây suy giãn tĩnh mạch và cách khắc phục

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống. Cùng với sự phát triển của kinh tế và thay đổi nếp sống, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Trong đó, có đến 70% bệnh nhân là nữ. Bệnh gây cảm giác khó  chịu, ít nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa, cải thiện. Nếu không, khi bệnh trở nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là gì? Làm thế nào để phòng và trị bệnh? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Những bài tập đơn giản, hữu ích cho người bệnh trĩ

Những bài tập đơn giản, hữu ích cho người bệnh trĩ. Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Hay bị tê chân là bệnh gì? Làm sao để cải thiện

Hay bị tê chân là bệnh gì? Làm sao để cải thiện

Hay bị tê chân có thể xuất phát từ thói quen ngồi sai tư thế, tỳ đè lên chân. Vậy nhưng, nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như suy giãn tĩnh mạch, tiểu đường, các vấn đề trên xương khớp…

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi