Hay bị tê chân là bệnh gì? Làm sao để cải thiện

Cập nhập: Thứ hai, 06/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

     Hay bị tê chân có thể xuất phát từ thói quen ngồi sai tư thế, tỳ đè lên chân. Vậy nhưng, nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như suy giãn tĩnh mạch, tiểu đường, các vấn đề trên xương khớp… Để biết hay bị tê chân là bệnh gì và cách cải thiện hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây. 

 

Hay bị tê chân là bệnh gì?

Hay bị tê chân là bệnh gì?

 

Hay bị tê chân có thể do nguyên nhân sinh lý

Tê bì chân có thể là do những nguyên nhân không phải bệnh lý như sau: 

  • Do dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, HIV, cao huyết áp, bệnh lao và một số loại kháng sinh có thể gây tê tay và chân. Vì vậy, nếu bạn hay bị tê chân và đang dùng một loại thuốc điều trị bệnh nào đó, bạn hãy trao đổi lại với bác sĩ điều trị của mình về tình trạng này. 
  • Thường xuyên có các tư thế sai như ngồi khoanh chân, ngồi vắt chéo chân quá lâu, lái xe nhiều giờ hoặc mặc quần, mang vớ (tất) quá chật… Khi ở những tư thế này, mạch máu dễ bị chèn ép khiến sự lưu thông máu bị cản trở dẫn đến tê bì chân. Nếu bạn bị tê chân do nguyên nhân này thì bạn chỉ cần thay đổi tư thế, triệu chứng đó sẽ hết nhanh chóng.
  • Do mang thai: Trong những tuần cuối của thai kỳ, sự thay đổi hormon kết hợp với sức nặng của thai nhi đè ép lên dây thần kinh và mạch máu chi dưới, khiến phụ nữ có thai hay bị tê chân.
  • Thiếu vitamin B12: Người thiếu vitamin B12 sẽ có cảm giác tê và châm chích ở cả tay và chân. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt, dễ cảm thấy buồn rầu, hay quên.

 

 Phụ nữ mang thai dễ bị tê chân ở những thía cuối của thai kỳ

Phụ nữ mang thai dễ bị tê chân ở những thía cuối của thai kỳ

 

Hay bị tê chân do nguyên nhân sinh lý

   Nếu tê chân là do bệnh lý mạn tính, việc điều trị sẽ tập trung vào việc giảm các triệu chứng và cải thiện hiệu quả bệnh. Nếu tê chân là do tình trạng hoặc chấn thương cấp tính (khởi phát nghiêm trọng và đột ngột), việc điều trị sẽ tập trung vào việc chữa lành và phục hồi chức năng.

    Hay bị tê chân có thể do các bệnh lý như:

Hay bị tê chân do vấn đề về cột sống lưng

    Một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống thắt lưng… làm chèn ép thần kinh ống sống có thể khiến người bệnh hay bị tê chân. Ngoài ra, việc bị chấn thương ở cột sống, hông, mắt cá chân sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, dẫn đến tê bì chân.

    Với nguyên nhân này, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi các vấn để ở cột sống được điều trị tốt thì tình trạng tê chân cũng sẽ được cải thiện.

Hay bị tê chân do biến chứng tiểu đường

   Ở bệnh nhân tiểu đường, nếu đường huyết thường xuyên cao và không ổn định, họ sẽ dễ gặp các biến chứng trên thần kinh và mạch máu. Tê bì chân tay kèm theo cảm giác ngứa ran, đau như có kim châm, bỏng rát, buồn như kiến bò ở chân là biểu hiện sớm của biến chứng trên thần kinh. 

    Để khắc phục triệu chứng tê bì do bệnh tiểu đường, bạn cần áp dụng các phương pháp để hạ và ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường như:

  • Sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng thêm BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học: Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, tăng cường tập luyện thể dục, giữ tinh thần thoải mái.

 

Sản phẩm BoniDiabet +

Sản phẩm BoniDiabet +

 

Hay bị tê chân do suy giãn tĩnh mạch chi dưới

    Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà van của tĩnh mạch bị hư hại gây hiện tượng dòng chảy ngược, khiến máu ứ lại và thành mạch bị suy giãn. Máu kém lưu thông khiến bệnh nhân dễ bị tê hai chân và các triệu chứng khác như đau, nhức, nặng, mỏi, tê bì, chuột rút, sưng phù, dễ bị bầm tím ở chân.

   Nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch, để cải thiện hiệu quả và an toàn, bạn cần kết hợp các biện pháp như:

  • Sử dụng BoniVein + với liều 4-6 viên/ngày. Tình trạng tê chân cùng những triệu chứng khó chịu khác sẽ cải thiện rõ rệt sau 2-3 tuần.
  • Thực hiện các thói quen sinh hoạt tốt: Không đứng lâu, không ngồi, không đi lại nhiều, không bê vác vật nặng, không xoa cao dầu nóng, không ngâm chân nước nóng, tối kê cao chân khi ngủ.

 

Sản phẩm BoniVein +

Sản phẩm BoniVein +

 

Hay bị tê chân do một số bệnh lý khác

  • Tổn thương thần kinh do nghiện rượu: Uống rượu trong thời gian dài khiến hệ thần kinh bị tổn thương. Tê bì chân và tay là những triệu chứng rất điển hình khi con người bị lệ thuộc vào rượu hoặc gặp hội chứng cai rượu. Khi cai nghiện rượu thành công kết hợp với bổ sung một số chất như vitamin B6, magie thì tình trạng tê chân sẽ được cải thiện.
  • Do có khối u: Các khối u lành tính hoặc ác tính lớn dần, chèn ép lên dây thần kinh hoặc chèn ép lên mạch máu vùng chân làm giảm lưu thông máu, gây tê bì chân.
  • Viêm tắc động mạch chân: Khi nội mạc động mạch bị viêm, có dấu hiệu của co thắt mạch máu sẽ gây rối loạn dinh dưỡng dẫn đến tê bì chân, đau và lạnh chân. 
  • Một số bệnh khác: Xơ vữa động mạch, suy giáp, bệnh đa xơ cứng (bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến não và tủy sống), hiện tượng Raynaud, lupus ban đỏ hệ thống, viêm tủy ngang.

 

Một số biện pháp tạm thời cải thiện tình trạng tê chân

Các biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn giảm tê chân tạm thời cho bạn:

  • Nghỉ ngơi và kê cao chân: Nếu tình trạng tê và khó chịu về dây thần kinh là do chấn thương ở lưng hoặc chân, hoặc do suy giãn tĩnh mạch, hãy chú ý tránh tạo áp lực lên chân. Thay vào đó, hãy nâng cao chân hoặc bàn chân lên.
  • Dùng tất (vớ): Loại tất này làm tăng lưu lượng máu ở chân và bàn chân, có thể làm giảm tê do suy giãn tĩnh mạch, viêm mạch tạm thời. Lưu ý, bạn không nên tự ý dùng vớ ép mà cần có hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Xoa bóp: Để thư giãn cơ bắp và thần kinh, tăng lưu lượng máu, bạn hãy thử xoa bóp vùng chân, ấn sâu vào các mô nhất có thể mà không gây đau.

 

Nghỉ ngơi và kê cao chân khi bị tê

Nghỉ ngơi và kê cao chân khi bị tê

 

   Trên đây là những nguyên nhân có thể khiến bạn hay bị tê chân.  Hy vọng bài viết này đã đem lại những kiến thức bổ ích, giúp bạn tìm ra phương pháp tốt nhất cho bản thân. Chúc bạn sớm khắc phục được vấn đề tê bì chân của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Những lưu ý khi điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Rối loạn mỡ máu là tình trạng mắc kèm hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Vậy điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường như thế nào và cần lưu ý những gì?

Lâm Đồng: Chiến thắng suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein

Chú Nguyễn Văn Đại, 60 tuổi, địa chỉ tại 988 thôn 3, xã Lộc châu, Bảo lộc, Lâm Đồng.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch của tôi đã đỡ nhờ BoniVein

Bác Nguyễn Đức Tiến, 65 tuổi, số 32, ngõ 355/47 Lĩnh Nam, Hà Nội

Những điều người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần biết về vớ ép y khoa

Qua bài viết dưới đây, các chuyên gia của Sức Khỏe Trong Tầm Tay sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vớ ép y khoa. Mời các bạn cùng đón đọc!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi