Điểm danh các loại thuốc tây làm tăng axit uric máu

Cập nhập: Thứ hai, 27/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Đa số bệnh nhân gút đều biết rằng việc ăn nhiều đồ đạm, uống rượu bia sẽ làm tăng axit uric máu, gây cơn gút cấp. Thế nhưng, ít ai để ý rằng một số loại thuốc tây  cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Vậy đó là những loại nào? Phải làm sao để kiểm soát bệnh gút? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Các loại thuốc tây làm tăng axit uric máu là gì?

Các loại thuốc tây làm tăng axit uric máu là gì?

 

Các loại thuốc tây làm tăng axit uric máu

   Bệnh gút xảy ra do cơ thể rối loạn chuyển hóa, làm tăng axit uric máu và gây cơn gút cấp. Nếu nồng độ loại axit này không được kiểm soát tốt, tần suất tái phát cơn đau sẽ ngày càng tăng. Hơn nữa, người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng như hạt tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận

   Axit uric trong máu được tạo nên từ 2 nguồn khác nhau:

  • Axit uric nội sinh do quá trình phân hủy tế bào chết của cơ thể tạo ra.
  • Axit uric ngoại sinh được tạo thành từ sự phân hủy nhân purin trong thức ăn giàu đạm như thịt đỏ (thịt bò, thịt chó…); hải sản (tôm, cua, cá…)

   Bởi vậy mà khi người bệnh ăn nhiều đồ đạm, uống rượu bia thường dễ bị cơn gút cấp. Không chỉ vậy, một số loại thuốc tây cũng tác động, làm tăng axit uric máu như:

  • Aspirin: Aspirin thuộc nhóm thuốc chống viêm có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Nó được sử dụng phổ biến trong các trường hợp đau cơ, đau răng, đau đầu, cảm lạnh thông thường… Tuy nhiên ngay cả với liều lượng thấp, aspirin cũng có thể làm tăng axit uric máu. Các nhà khoa học nhận thấy, tác dụng phụ của loại thuốc này thường gặp ở chị em phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
  • Thuốc lợi tiểu: Một số thuốc đại diện của nhóm này gồm có: Chlorothiazide, hydrochlorothiazide, indapamide, metolazone, spironolactone. Chúng được chỉ định để điều trị cao huyết áp, phù hoặc sưng chân. Cơ chế tác dụng của thuốc là loại bỏ nước và muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng, thuốc lợi tiểu làm tăng axit uric máu bằng cách tái hấp thu muối urat ở thận. Các thuốc lợi tiểu quai (furosemid, spiromide…) thường làm tăng nguy cơ gây bệnh gút cũng như tái phát cơn gút cấp cao hơn so với các loại khác. 

 

Thuốc lợi tiểu làm tăng axit uric máu

Thuốc lợi tiểu làm tăng axit uric máu

 

  • Thuốc chống thải ghép: Thuốc chống thải ghép như cyclosporine cũng làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh gút tồi tệ hơn. Thông thường, thuốc được chỉ định trong trường hợp cấy ghép nội tạng, viêm khớp dạng thấp, vảy nến. Chúng gây tăng axit uric máu gián tiếp thông qua tác dụng phụ làm rối loạn chức năng thận. Trong cơ thể, thận là nơi đào thải axit uric chủ yếu. Khi bộ phận này bị rối loạn, khả năng loại bỏ axit uric cũng kém đi. 

 

Tăng axit uric máu liên quan đến thuốc tây y được chẩn đoán như thế nào?

   Cách chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu liên quan đến thuốc tây y là dựa vào kết quả xét nghiệm: Nồng độ axit uric huyết thanh tăng nhanh trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc, mà trước đó chỉ số axit này của người bệnh đang an toàn. Họ cũng không hề sử dụng đồ đạm hay đồ uống có cồn.

   Nếu đang mắc bệnh gút mà sử dụng thuốc làm tăng axit uric máu, bạn sẽ càng khó kiểm soát bệnh hơn. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ điều trị xem có nên tiếp tục dùng thuốc hay không hoặc có một giải pháp thay thế phù hợp hơn. Đồng thời, bạn cần áp dụng thêm các biện pháp để kiểm soát tốt bệnh gút.

 

Kiểm soát bệnh gút bằng cách nào?

Kiểm soát bệnh gút bằng cách nào?

 

Kiểm soát bệnh gút bằng cách nào?

   Bản chất của bệnh gút là tăng axit uric máu. Vì vậy, để kiểm soát bệnh này, phòng ngừa cơn đau tái phát cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, bạn nên hạ và duy trì nồng độ axit uric ở ngưỡng an toàn bằng cách:

Hạn chế dung nạp thực phẩm giàu đạm

  • Không uống rượu bia, hạn chế hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật (lòng, tim, gan, thận, óc…).
  • Kiêng tối đa: Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, gà lộn…
  • Hạn chế các loại thực phẩm đang trong quá trình phát triển nhanh như: Măng tre, nấm, giá…, các loại nước ngọt có ga như coca cola, pepsi,...

Ức chế cơ thể tổng hợp axit uric

   Cơ thể tổng hợp axit uric cần có sự xúc tác của enzym xanthin oxidase. Khi ức chế được enzym này, bạn sẽ ngăn cản được quá trình hình thành axit uric máu.

   Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh những thảo dược tự nhiên như hạt cần tây, quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn rất hiệu quả trong việc giúp ức chế enzym xanthin oxidase. Thành phần thảo dược sẽ an toàn hơn, không gây tác dụng phụ nên rất phù hợp với bệnh lý mãn tính như gút. Bạn nên sử dụng những sản phẩm có chứa các thảo dược này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

 Hạt cần tây giúp ức chế sản xuất axit uric máu

Hạt cần tây giúp ức chế sản xuất axit uric máu

 

Tăng thải axit uric

   Một số loại thảo dược có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng thải axit uric máu như bách xù, trạch tả, xa tiền tử (hạt mã đề), ngưu bàng tử…

Trung hòa axit uric trong máu

   Axit uric dễ bị trung hòa bởi một số chất có tính kiềm. Khoa học hiện đại đã chứng minh hạt cần tây không chỉ giúp ức chế enzym xanthin oxidase mà còn có tính kiềm, giúp trung hòa axit uric trong máu hiệu quả.

   Hiện nay, tất cả những thảo dược nêu trên đều đã được kết hợp trong sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniGut + mỗi ngày chia hai lần, sau 1-2 tháng, mức độ cơn đau gút cấp đã giảm rõ rệt. Sau khoảng 3 tháng, chỉ số axit uric máu được giảm rõ, nguy cơ tái phát cơn gút cấp và biến chứng bệnh gút được đẩy lùi.

   Như vậy, không chỉ có chế độ ăn uống làm tăng axit uric máu mà một số loại thuốc tây y cũng gây ra tình trạng này. Bạn lưu ý nếu đang dùng những loại thuốc đó, hãy trao đổi lại với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp hơn. Đồng thời, bạn nên kiểm soát bệnh gút bằng sản phẩm BoniGut + của Mỹ, chúc các bạn sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

VTV3. Phòng ngừa nguy cơ tàn phế đối với bệnh nhân bị bệnh gút

Theo thống kê, ở Việt Nam, bệnh gút đứng thứ tư trong số 15 bệnh về khớp hay gặp

Tuyên Quang: Bí quyết giữ gìn sức khỏe sau hơn 20 năm bị gút

chú Hoàng Đức Mạnh (ở số 153 tổ 14, phường Phan Thiết, tp.Tuyên Quang)

Người bệnh gút ăn thịt bò được không? Họ nên ăn và cần kiêng loại thực phẩm nào?

Thịt bò rất thơm ngon bổ dưỡng nhưng có chứa lượng đạm khá nhiều. Với chế độ ăn phải kiêng nhiều đạm như bệnh gút thì liệu người bệnh gút có ăn thịt bò được không?

Nguyên nhân gây bệnh gút và cách khắc phục

Bệnh gút nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng thì có nguy cơ tiến triển nặng dần và trở thành mãn tính, khó điều trị và có thể để lại nhiều hậu quả xấu như hình thành các hạt tophi gây biến dạng khớp, sỏi thận và suy thận. Vậy nguyên nhân gây bệnh gút là gì và khi bị gút cần xử trí ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Không còn đau đớn vì gút

Anh Phạm Trung Dũng, 39 tuổi, ở 25a Dừa, p.EATAM, Buôn Ma Thuột, Daklak
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi