Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh lý về đường hô hấp đang ngày một gia tăng nhanh chóng. Trong đó, có những căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị bào mòn dần theo thời gian. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới và cách phòng ngừa nhé!
Điểm danh các nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới và cách phòng ngừa
Những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới thường gặp nhất
Viêm đường hô hấp dưới là khái niệm được dùng để chỉ những tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường hô hấp, khu vực từ thanh quản trở xuống, bao gồm: khí quản, phế quản, tiểu phế quản và các phế nang. Các triệu chứng viêm đường hô hấp dưới có thể kể đến như: Ho khan hoặc ho có đờm, đau rát họng, khó thở, thở khò khè,....
Chúng có thể là những căn bệnh cấp tính (như viêm phổi cấp, viêm phế quản cấp tính, viêm tiểu phế quản,...) hoặc mãn tính (như viêm phế quản mãn tính, lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen suyễn,...). Những nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp có thể kể đến như:
Do vi sinh vật
Các loại vi sinh vật thường gặp nhất gây viêm đường hô hấp dưới có thể kể đến là: Virus hợp bào hô hấp RSV, virus á cúm (Parainfluenza Virus), virus cúm A và B, Adenovirus, Rhinovirus, virus corona, phế cầu khuẩn Streptococcus, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae Moraxella catarrhalis,...
Nguyên nhân không do vi sinh vật
Tác nhân hàng đầu gây viêm đường hô hấp dưới không do nhiễm khuẩn chính là khói thuốc lá. Hàng ngàn hóa chất độc hại trong khói thuốc sẽ trực tiếp gây tổn thương đến đường hô hấp. Chúng hủy hoại các tế bào lông chuyển, làm tăng sinh các tế bào tiết chất nhầy, hủy hoại các phế nang,... Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý như viêm phế quản mãn tính, COPD,... Những người hút thuốc trực tiếp và thụ động đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Ngoài khói thuốc lá, một số yếu tố khác có thể kể đến là: không khí lạnh, ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí thải, hóa chất độc hại, khói xe máy, chất tẩy rửa, bụi nghề nghiệp (bụi than, bụi silic, amiăng,...). Tất cả các tác nhân này đều sẽ gây nhiễm độc phổi, tạo điều kiện để các loại vi sinh vật gây bội nhiễm.
Khói thuốc lá làm tổn thương phổi trực tiếp
Viêm đường hô hấp dưới nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau, cũng như thể trạng của mỗi người. Trong những trường hợp nhẹ như bệnh cúm, cảm lạnh,... người bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày.
Tuy nhiên, một số tình trạng viêm có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Một số biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới có thể kể đến như:
Suy hô hấp cấp tính
Một số tình trạng nhiễm trùng phế quản - phổi nặng và lan rộng, hen phế quản nặng, các phế nang bị thủng khiến cho khí tràn vào khoang màng phổi, phù phổi,... Tất cả những điều này khiến cho khả năng trao đổi khí của phổi bị giảm sút nghiêm trọng và nhanh chóng. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ tử vong.
Suy tim
Một số bệnh lý khiến phế nang bị căng giãn quá mức như phổi tắc nghẽn mãn tính có thể dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi, kèm theo thiếu hụt oxy mãn tính, từ đó dẫn đến biến chứng suy tim phải. Theo thời gian, tình trạng có thể tiến triển thành suy tim toàn bộ.
Nhiễm trùng huyết
Tình trạng viêm phổi nặng hoặc kéo dài có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết. Tình trạng này không chỉ nguy hiểm vì độc lực, độc tố từ vi khuẩn, mà còn vì các chất hóa học trung gian do hệ thống miễn dịch giải phóng vào máu. Chúng có thể kích hoạt phản ứng viêm toàn thân để chống lại nhiễm trùng, nhưng lại làm tổn thương mô và cơ quan trong cơ thể. Theo đó, các trường hợp nhiễm trùng máu nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng, và dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới bằng cách nào?
Các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Để thực hiện được điều này, bạn hãy làm theo những biện pháp sau đây:
Vệ sinh đường hô hấp mỗi ngày
Bạn nên duy trì thói quen vệ sinh đường hô hấp ít nhất 1 lần mỗi ngày với nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, chất thải, hay vi sinh vật đang tồn tại trong đường hô hấp.
Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang là cách đơn giản nhất để bảo vệ đường hô hấp trước các tác nhân gây bệnh. Hiện nay, có nhiều loại khẩu trang chứa than hoạt tính giúp kháng khuẩn, hay lọc bụi mịn rất hiệu quả. Nếu bạn là người có đường hô hấp yếu, sức đề kháng kém, sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi thì nên dùng những loại khẩu trang này.
Đeo khẩu trang là cách đơn giản nhất để bảo vệ đường hô hấp
Mặc đồ bảo hộ lao động
Nếu phải làm việc tại các hầm mỏ, công trình xây dựng, nhà máy sản xuất vật liệu (sắt thép, xi măng, cát, đá,...) thì nên tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động, để tránh phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh
Bạn nên hạn chế đến những nơi đông người trong những thời điểm có dịch bệnh đường hô hấp bùng phát. Nếu tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên rửa tay sạch với nước sát khuẩn sau đó, và không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
Giữ vệ sinh nhà cửa
Trong nhà, bạn nên sử dụng các loại máy lọc khí, điều hòa nhiệt độ có khả năng kháng khuẩn để giúp tạo ra bầu không khí trong lành, sạch sẽ, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
Sử dụng sản phẩm BoniDetox
BoniDetox là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng giải độc phổi, làm sạch chất độc hại tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi và tăng cường sức đề kháng cho phổi. BoniDetox sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cho bạn có một lá phổi khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
Với những người đang mắc bệnh COPD, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn,... BoniDetox sẽ giúp giảm triệu chứng ho đờm, khó thở, nặng ngực và ngăn ngừa những đợt cấp tái phát hiệu quả.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về các nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới và cách phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: