Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn muốn biết: “Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?”, đồng thời đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho bệnh này thì bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin bạn cần. Cùng theo dõi ngay nhé!
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ là bệnh mà có sự tích tụ quá nhiều chất béo ở gan dẫn đến dư thừa (lượng mỡ tích tụ >5% trọng lượng gan), gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này.
Ở giai đoạn 1 và 2, khi lượng mỡ <20% tổng trọng lượng gan thì chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều, bệnh sẽ cải thiện tốt khi có phương pháp điều trị phù hợp nên không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, đồng thời các yếu tố nguy cơ (béo phì, uống rượu, ăn đồ dầu mỡ…) vẫn còn thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 3, 4. Lúc này, với lượng mỡ tích tụ >20% tổng trọng lượng gan, chức năng gan bị ảnh hưởng nặng nề và người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:
Xơ gan
Nếu muốn biết gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không thì trước tiên, hãy nhìn vào biến chứng xơ gan của căn bệnh này. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3, tình trạng xơ gan sẽ bắt đầu xuất hiện.
Xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mất bù. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 10 đối với đàn ông và thứ 12 đối với phụ nữ. Người bệnh tử vong vì biến chứng ung thư gan, xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, bội nhiễm phổi, nhiễm trùng dịch ổ bụng, hôn mê gan.
Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan
Khi xơ gan đã chuyển sang giai đoạn 4, quá trình xơ hóa xảy ra hoàn toàn trên gan, các biến chứng lần lượt xuất hiện, thậm chí người bệnh cũng không thể ghép gan. Thời gian sống còn lại của bệnh nhân chỉ rơi vào khoảng 12 tháng.
Ung thư gan
Đây là biến chứng khiến chúng ta hiểu rõ gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không và nó đáng sợ đến mức nào.
Khi bệnh nhân gan nhiễm mỡ có biến chứng ung thư gan thì:
- Nếu phát hiện sớm (kích thước khối u dưới 3cm) và được phẫu thuật kịp thời thì tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 80 - 90%.
- Nếu khối u đã lớn hơn (3 - 6cm), thì tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ giảm chỉ còn 60%.
- Nếu khối u > 6cm, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm chỉ còn 10 - 15%. Nghĩa là có ít nhất 85% bệnh nhân không sống quá 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh cho dù được điều trị tích cực.
- Trong trường hợp xấu hơn là khối u >10cm, bệnh nhân không còn khả năng chữa trị, các phương pháp can thiệp chỉ là giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và kéo dài sự sống.
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể gặp biến chứng ung thư gan
Viêm gan nhiễm mỡ
Việc ngày càng có nhiều mỡ bao phủ tế bào gan khiến chức năng của cơ quan này bị suy giảm, giảm khả năng thải độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan.
Viêm gan nhiễm mỡ khiến gan nhanh chóng suy kiệt, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm tăng tỷ lệ tử vong.
Rối loạn các cơ quan khác
Ngoài những biến chứng kể trên, gan nhiễm mỡ còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các rối loạn và bệnh lý khác ngoài gan, có thể kể đến như: Ung thư đại trực tràng, thiếu vitamin D, loãng xương, loạn dưỡng mỡ, tăng nồng độ các yếu tố đông máu dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch…
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm bệnh tim mạch vành (CHD), suy tim, đột quỵ và rối loạn nhịp tim. Thống kê còn cho thấy, các biến cố tim mạch là nguyên nhân gây ra ít nhất 40% tổng số ca tử vong ở NAFLD.
Ngoài ra, gan nhiễm mỡ cũng đã được chứng minh là thúc đẩy quá trình di căn gan của ung thư đại trực tràng.
Cần làm gì khi bị gan nhiễm mỡ?
Khi bị gan nhiễm mỡ, nếu bạn có cách đối phó phù hợp thì nó sẽ không quá nguy hiểm. Để phòng ngừa những biến chứng trên, bạn nên thực hiện các phương pháp sau đây:
Khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tái khám thường xuyên theo hướng dẫn. Để biết gan nhiễm mỡ uống thuốc gì, mời bạn tham khảo thêm.
Giải quyết các nguyên nhân gây ra và yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng hơn, cụ thể:
- Bỏ rượu nếu đang nghiện rượu.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì nhưng không để sụt cân quá nhanh.
- Không tự ý dùng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các thuốc như Aspirin, Tamoxifen hay Tetracycline.
- Giảm mỡ máu.
- Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường (nếu mắc) bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc theo hướng dẫn kết hợp với dùng thêm BoniDiabet + của Mỹ.
Có chế độ ăn uống hợp lý:
- Kiêng đồ ăn dầu mỡ, mỡ động vật hoặc dầu thực vật đã chiên đi chiên lại nhiều lần, giảm khẩu phần thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… trong thực đơn hàng ngày.
- Tránh tiêu thụ siro ngô, hạt ngô, mật ong, củ cải đường, nước ngọt vì chúng có chứa nhiều fructose, chất này được chứng minh là gián tiếp làm tăng nguy cơ tổn thương gan, tích tụ mỡ tại gan.
- Tăng cường ăn những thực phẩm tốt cho gan như nghệ, tỏi, quả bơ, nấm, dầu oliu nguyên chất, rau họ cải.
- Tăng cường thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư, từ đó giúp phòng ngừa biến chứng ung thư gan như cải xoong, mầm bông cải xanh, lựu, nho, xoài xanh, chanh, trà xanh, cá hồi, nấm vân chi…
- Tăng cường vận động thể lực, tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Đến đây, hy vọng bạn đọc đã biết gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không và biết nên làm gì khi mắc căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Nguyên nhân suy thận mạn là gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?
- Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị