Mục lục [Ẩn]
Người bệnh tiểu đường vốn đã có nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, đột quỵ, tai biến mạch máu não… Nếu mắc thêm bệnh mỡ máu, nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch lại càng tăng cao hơn. Điều đáng ngại là hai bệnh này có mối quan hệ mật thiết, rất dễ xuất hiện cùng với nhau. Vậy nếu mắc cả hai bệnh này thì người bệnh phải làm sao?
Mỡ máu và tiểu đường: Bộ đôi sát thủ đe dọa tính mạng
Mối quan hệ giữa bệnh mỡ máu và tiểu đường
Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid huyết tương hoặc cả hai.
Tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mãn tính do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng lại hormone này. Nó được chia thành 2 loại bao gồm:
- Tiểu đường type 1: Do cơ thể không sản xuất insulin.
- Tiểu đường type 2: Do cơ thể sản xuất không đủ hoặc đề kháng lại hormone insulin.
Cả hai bệnh đều do cơ thể rối loạn chuyển hóa gây ra. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật ở Hoa Kỳ, có khoảng 70% đến 90% bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có rối loạn mỡ máu.
Nguyên nhân là bởi đường huyết trong máu tăng cao tạo thành một lớp màng bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ cholesterol LDL (cholesterol xấu) tại gan. Tình trạng này làm gan không thể loại bỏ được cholesterol, làm tăng thành phần này trong máu.
Thêm vào đó, đường huyết cao làm tăng độ nhớt của máu, tạo điều kiện cho các tế bào mỡ lắng đọng và bám dính vào thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa. Lòng mạch dần bị thu hẹp lại.
Ngược lại, mỡ máu tăng cao sẽ thúc đẩy tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Hậu quả là người bệnh dễ bị tiểu đường hoặc làm mức độ bệnh trở nặng hơn.
Nếu bị cả mỡ máu và tiểu đường, nguy cơ gặp biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh sẽ tăng cao hơn gấp nhiều lần.
Người bệnh bị cả mỡ máu và tiểu đường dễ gặp biến chứng hơn gấp nhiều lần
Mỡ máu và tiểu đường: Bộ đôi sát thủ đe dọa tính mạng
Đường huyết cao kèm mỡ máu sẽ tăng nguy cơ gây tổn thương và viêm thành mạch. Nếu mỡ máu cao thường xuyên, các tế bào mỡ sẽ lắng đọng trong các thành mạch, gây tổn thương cho nội mạc mạch máu, lâu dần tiến triển gây viêm tắc động mạch và tĩnh mạch.
Mỡ máu cao hình thành các mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch, làm cho lòng mạch hẹp dần lại và gây tắc nghẽn. Do đó, nếu không hạ và ổn định được đường huyết, giảm mỡ máu xấu, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng tiểu đường về tim mạch như các bệnh mạch vành, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,...
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, so với bệnh nhân tiểu đường thông thường, trường hợp bị thêm cả mỡ máu có nguy cơ:
- Mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 - 4 lần
- Tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần
- Tăng nguy cơ bị tổn thương mạch máu gấp 10 lần.
Bởi vậy, để yên tâm sống khỏe, phòng ngừa biến chứng trên mạch máu của bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần đồng thời kiểm soát tốt cả đường huyết và mỡ máu.
Mỡ máu và tiểu đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần
Cách hạ mỡ máu hiệu quả cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường bị mỡ máu cao cần:
- Giảm cân nếu đang bị béo phì hoặc thừa cân.
- Có chế độ ăn lành mạnh:
- Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Axit béo omega-3 không làm ảnh hưởng đến chỉ số cholesterol LDL. Mặt khác, chúng đem lại những lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, bạn nên bổ sung chúng trong chế độ ăn uống. Thực phẩm có axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt hạnh nhân.
- Tăng chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan giúp làm giảm sự hấp thu cholesterol vào máu. Bạn nên bổ sung thành phần này bằng cách ăn bột yến mạch, đậu, mầm Brussels, quả táo và lê.
- Giảm chất béo bão hòa bằng cách hạn chế các thực phẩm như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, da gà, da vịt,...
- Loại bỏ chất béo chuyển hóa: Người bệnh không nên sử dụng bơ thực vật, bánh quy… để giảm cung cấp lượng chất béo xấu này cho cơ thể.
- Bổ sung các chất béo lành mạnh, tốt cho cơ thể từ quả hạt như óc chó, hạnh nhân hay các loại cá hồi, cá thu, cá trích.
- Tăng cường tập thể dục, thư giãn tinh thần và ngủ đủ giấc.
- Bỏ thuốc lá nếu đang hút bởi thuốc lá làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân có mỡ máu cao.
- Kiểm tra mỡ máu định kỳ.
- Dùng thuốc theo chỉ định (nếu có): Thông thường, các loại thuốc giảm mỡ máu sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Hơn thế nữa, bệnh nhân tiểu đường đã phải dùng nhiều thuốc tây y, khi kết hợp các thuốc giảm mỡ máu sẽ gây hại gan, suy giảm chức năng thận của người bệnh. Vì vậy, bác sĩ thường ưu tiên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như điều chỉnh ăn uống, giảm cân và dùng thảo dược. Nếu các biện pháp đó thất bại hoặc trong trường hợp nặng thì bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc.
Người bị mỡ máu cao cần giảm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, tăng cường uống nước ép rau củ quả
Cách hạ và ổn định đường huyết
Để hạ đường huyết về mức an toàn và giữ ổn định, không để nồng độ đường trong máu lên xuống thất thường, bạn cần kết hợp đồng thời các biện pháp sau đây:
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Đi thăm khám tổng quát định kỳ. Kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi chép kết quả cẩn thận. Định kỳ thăm khám chỉ số HbA1c. Khi thấy chỉ số đường huyết có những thay đổi bất thường (quá cao hoặc quá thấp) cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu đường và tinh bột. Khi lựa chọn thực phẩm, bạn nên ưu tiên ăn những loại chỉ số đường huyết (GI) thấp và trung bình.
- Kiêng rượu bia, không hút thuốc lá.
- Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn rau xanh và trái cây ít ngọt.
- Ăn các loại thịt trắng (cá, thịt gà bỏ da), đậu phụ để bổ sung protein cho cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn tối thiểu 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
- Sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ: BoniDiabet + có công thức đột phá, mang lại hiệu quả toàn diện bao gồm: Các thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi và các nguyên tố vi lượng như kẽm, magie, selen, crom. Sự kết hợp này vừa giúp hạ đường huyết, vừa giữ chỉ số này ở ngưỡng an toàn, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh cho người bệnh.
Đặc biệt, trong BoniDiabet + còn chứa quế giúp giảm mỡ máu, acid alpha lipoic, acid folic tốt cho thành mạch, giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch hiệu quả.
Bạn chỉ cần dùng 4-6 viên BoniDiabet + mỗi ngày, sản phẩm sẽ giúp hạ đường huyết chỉ sau 1-2 tháng sử dụng. Sau khoảng 3 tháng, BoniDiabet + giúp ổn định chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn hơn, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh.
Khi đường huyết đã ổn định, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm liều lượng thuốc tây cho bệnh tiểu đường. Từ đó, bạn cũng hạn chế được nguy cơ gặp tác dụng phụ do thuốc trên gan thận. Chế độ ăn uống cũng bớt hà khắc hơn trước.
Như vậy, mỡ máu và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu mắc phải cả 2 bệnh này, nguy cơ gặp biến chứng tim mạch tăng cao hơn rất nhiều. Do đó, bạn không chỉ kiểm soát tốt đường huyết mà còn phải ổn định mỡ máu. Và BoniDiabet + sẽ giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn, chúc các bạn khỏe mạnh!
XEM THÊM:
- Tại sao nhiều người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?
- Mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm và bệnh tiểu đường tuýp 2