Nang thận là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Cập nhập: Thứ tư, 26/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Thận là 1 trong những cơ quan nội tạng vô cùng quan trọng của cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra tại thận đều có thể khiến cho chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng, và nang thận chính là một trong số đó. Vậy, nang thận là bệnh như thế nào, có nguy hiểm hay không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này, cũng như cách nhận biết và điều trị nhé!

 

Nang thận là bệnh gì

Nang thận là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

 

Nang thận là bệnh lý như thế nào?

   Thận được biết đến là cơ quan lọc máu, đào thải độc tố trong cơ thể và bài tiết qua đường nước tiểu. Đồng thời, nó còn giúp điều hòa thể tích máu, cân bằng nước và điện giải, duy trì huyết áp ổn định và chuyển hóa vitamin D3, glucose trong một số trường hợp nhất định.

   Thông thường, bề mặt của thận thường nhẵn và bóng. Nang thận là những khối bất thường xuất hiện trên bề mặt của thận, bên trong các nang này có chứa nhiều chất dịch. Nang thận được chia thành 3 dạng là:

  • Nang thận đơn độc là dạng chỉ có duy nhất 1 khối dịch bất thường ở thận, có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên thận.
  • Thận nhiều nang có đặc điểm tương tự như trường hợp nang thận đơn độc, nhưng có nhiều hơn 1 nang.
  • Thận đa nang đặc trưng bởi các cụm u nang hình thành bên trong thận, có thể phát triển lớn và khiến thận tăng dần kích thước.

 

Nguyên nhân gây ra nang thận là gì?

   Hiện nay, nguyên nhân gây ra nang thận vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Các chuyên gia cho rằng, vì một số lý do mà nước không thoát được ra và bị ứ lại trong thận, từ đó khiến cho một đơn vị thận (nephron) bị phình ra, tạo thành một túi chứa nước.

Với trường hợp nang thận đơn độc hoặc thận nhiều nang

   Nguyên nhân có thể là do sự phát triển bất thường của một số cấu trúc bên trong thận từ thời kỳ phôi thai, ví dụ như: khiếm khuyết mầm hậu thận và ống trung thận,... Một số nguyên nhân khác là do tổn thương, tắc nghẽn các đường ống bài tiết nước tiểu trong thận do bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu, túi thừa đài thận, nhiễm acid,...

Với trường hợp thận đa nang

   Nguyên nhân là do di truyền trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh thường phát triển ở tuổi 30 - 40 (di truyền theo tính trạng trội), hoặc từ khi còn nhỏ (di truyền theo tính trạng lặn).

   Bố hoặc mẹ mắc bệnh thì mỗi đứa trẻ có 50% nguy cơ di truyền. Một số trường hợp mắc thận đa nang là do tiếp xúc với hóa chất như: alloxan và streptozotocin, lithium chloride,...

    Cơ chế gây ra thận đa nang có thể là do sự tắc nghẽn trong lòng ống thận, tăng sinh tế bào biểu mô hay biến đổi màng đáy của ống thận.

 

Các nang thận phát triển nhiều trong bệnh thận đa nang

Các nang thận phát triển nhiều trong bệnh thận đa nang

 

Triệu chứng của bệnh nang thận

     Những trường hợp nang thận còn nhỏ thường sẽ không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Khi số lượng và kích thước các nang thận tăng lên, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Đau phần sườn hoặc thắt lưng khi nang thận phát triển, chèn ép lên các cơ quan khác.
  • Nang chèn ép vào động mạch thận, một vùng thận làm tăng bài tiết renin và gây tăng huyết áp.
  • Sốt và ớn lạnh khi các nang bị nhiễm trùng.
  • Nang thận lớn làm tăng kích thước thận, có thể cảm nhận bằng tay hoặc thậm chí là nhìn thấy khối u nhô ra bên ngoài vùng bụng.
  • Rối loạn tiểu tiện: bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu sậm màu,...

 

Nang thận có nguy hiểm không?

   Nang thận là các khối u lành tính, không phải là ung thư. Nếu chỉ có kích thước nhỏ, và ít, người bệnh thường không gặp phải biến chứng nào nghiêm trọng. Nếu số lượng nhiều và kích thước lớn, nang thận có thể gây ra các biến chứng như:

  • Sỏi thận: Được bắt gặp ở khoảng 10% người bệnh, sỏi hình thành do ứ nước, các khoáng chất lắng đọng lại bên trong thận.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây viêm nhiễm.
  • Tăng huyết áp: Được bắt gặp ở khoảng 50% người bệnh trong lần đi khám đầu tiên.
  • Phình động mạch não: Một khối phồng giống như quả bóng trong mạch máu não, nếu bị vỡ có thể gây chảy máu.
  • Suy thận: Sự xuất hiện của nang thận sẽ gây giảm chức năng thận theo thời gian, đây là trường hợp giảm chức năng mãn tính, không hồi phục.
  • Sa van 2 lá, dị dạng van động mạch chủ khiến chức năng của tim bị ảnh hưởng.
  • Tăng acid uric máu, gây bệnh gút thứ phát do rối loạn tái hấp thu và bài tiết acid uric ở ống thận.
  • Tiền sản giật ở phụ nữ có thai do tăng huyết áp, chức năng thận suy giảm.

 

Tăng huyết áp vừa là triệu chứng vừa là biến chứng do nang thận

Tăng huyết áp vừa là triệu chứng vừa là biến chứng do nang thận

 

Điều trị nang thận bằng cách nào?

   Với các trường hợp nang thận nhỏ hơn 6cm, không có triệu chứng gì thì người bệnh chưa cần phải điều trị, mà chỉ cần tái khám mỗi 6 tháng để theo dõi. Trong trường hợp nang nhỏ, nhưng bị nhiễm trùng, xuất huyết thì sẽ được dùng thuốc, nếu tái phát nhiều thì sẽ được can thiệp ngoại khoa.

   Với các trường hợp nang trên 6cm, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng, bảo vệ chức năng thận. Các phương pháp can thiệp ngoại khoa có thể kể đến như:

  • Chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa thông qua việc quan sát trên hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị tái phát sau 3 tháng điều trị.
  • Mổ mở hoặc phẫu thuật cắt chóp nang thận sau phúc mạc. Việc phẫu thuật nội soi sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở như: ít đau hơn, không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn và người bệnh phục hồi nhanh hơn.

    Cùng với đó, người bệnh nên uống nhiều nước, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế ăn muối, có chế độ làm việc và sinh hoạt điều độ, tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh nang thận, cũng như cách nhận biết và điều trị. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hẹp niệu đạo ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Hẹp niệu đạo ở nam giới là căn bệnh khó trị và gây nhiều phiền toái cho cánh mày râu. Để không phải đối mặt với những điều khủng khiếp đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nguyên nhân gây viêm bàng quang thường gặp nhiều nhất là do vi khuẩn, một số khác được biết đến là do hóa chất, sử dụng thuốc,...

Top 7 triệu chứng suy thận nhẹ bạn cần biết

  Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra 7 dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này để bạn có sự cảnh giác nhất định, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Rối loạn tiểu tiện ở nam giới cảnh báo bệnh gì?

Thông thường, việc đi tiểu chúng ta có thể tự chủ được. Sau khi đi xong, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ bụng. Tuy nhiên ở nam giới tuổi trung và cao niên, họ lại rất dễ bị rối loạn tiểu tiện vì mắc bệnh lý nào đó.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà