Mục lục [Ẩn]
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến chế độ sinh hoạt, tính chất công việc của người bệnh. Vậy cụ thể, đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch? Giải pháp khắc phục là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Những ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch hình thành như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính xảy ra do thành mạch bị suy yếu và/hoặc các van trong lòng mạch bị hư hại. Tình trạng này làm giảm chức năng đưa máu trở về tim theo 1 chiều của tĩnh mạch, máu sẽ bị ứ đọng, chảy ngược lại và khiến tĩnh mạch giãn rộng.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tuy nhiên, tĩnh mạch dễ bị suy giãn nhất là chi dưới. Bởi lẽ các tĩnh mạch tại đây rất dài, phức tạp, phải vận chuyển máu ngược chiều trọng lực và thường xuyên chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể.
Suy giãn tĩnh mạch thường gây các triệu chứng tê bì, đau nhức, nặng mỏi, chuột rút, sưng phù chân, các đường tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da. Về lâu dài, vùng da có tĩnh mạch suy giãn sẽ bị sậm màu, bầm tím…
Nếu không điều trị kịp thời, máu ứ đọng lại còn hình thành cục máu đông gây tắc mạch, hoại tử chân. Nguy hiểm hơn, nó chảy theo dòng máu đến phổi, tim, khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim…
Như vậy, bản chất bệnh suy giãn tĩnh mạch là do thành mạch suy yếu. Nếu có bất kỳ yếu tố nào tạo áp lực vào tĩnh mạch, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao.
Những ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
Những đối tượng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
Người già: Khi có tuổi, quá trình lão hóa sẽ làm giảm sức bền tĩnh mạch, đồng thời bào mòn các van trong lòng mạch. Theo đó, chức năng vận chuyển máu bị rối loạn, dần hình thành bệnh. Bởi vậy mà người già dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
Người thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì thường có xu hướng ít vận động, cộng thêm trọng lượng cơ thể quá khổ sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chân, lâu dần dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Người thừa cân, béo phì dễ bị suy giãn tĩnh mạch
Phụ nữ mang thai: Đối tượng này có nhiều yếu tố tác động, làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, cụ thể là:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, nhất là sự gia tăng của hormon progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến sự co bóp, tính bền vững và độ đàn hồi của tĩnh mạch.
- Thai nhi phát triển khiến tử cung lớn dần lên, gây chèn ép tĩnh mạch, làm tăng áp lực tĩnh mạch lên gấp nhiều lần bình thường, giảm lưu thông máu.
- Lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên khi mang thai sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng cho các tĩnh mạch chân.
Người có đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều: Người làm nghề giáo viên, nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may... dễ bị suy giãn tĩnh mạch. Bởi lẽ, tư thế đứng lâu, ngồi nhiều sẽ tạo áp lực xuống hai chân, trong có có các tĩnh mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Theo thời gian, áp lực đó dần kéo giãn tĩnh mạch và hình thành bệnh.
Người có các thói quen không tốt:
- Đi giày cao gót thường xuyên
- Mặc quần bó sát chân.
- Ngồi vắt chéo chân.
- Hay chơi những môn thể thao nặng, cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột như: Cử tạ, nhảy cao, bóng đá, bóng chuyền,...
Có thể thấy, đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch rất đa dạng. Khi mắc bệnh, khả năng hoạt động của họ sẽ bị hạn chế, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy họ phải làm gì để kiểm soát căn bệnh này?
Giải pháp nào giúp khắc phục suy giãn tĩnh mạch?
Giải pháp nào giúp khắc phục suy giãn tĩnh mạch?
Để đẩy lùi hiệu quả suy giãn tĩnh mạch, bạn cần giải quyết nguyên nhân bệnh và các yếu tố nguy cơ kèm theo, cụ thể là:
- Thay đổi thói quen xấu: Hạn chế đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát, không ngồi vắt chéo chân, thay các môn thể thao nặng bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
- Thay đổi tư thế thường xuyên:
- Nếu phải ngồi nhiều: Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép vào mặt dưới đùi; nên thay đổi tư thế thường xuyên, tập các bài tập chân để tăng cường lưu thông máu như nhịp chân, nhón gót, xoay cổ chân…
Tư thế ngồi tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
- Nếu phải đứng lâu hoặc mang vác đồ nặng: Hãy đeo vớ ép (theo chỉ định của bác sĩ) để giảm bớt áp lực xuống hệ thống tĩnh mạch. Tranh thủ thời gian ngồi nghỉ, bạn nên xoa bóp chân nhẹ nhàng, vuốt ngược từ dưới chân lên để máu lưu thông tốt hơn. Nếu bệnh nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc thay đổi công việc khác.
- Giảm cân nếu thừa cân béo phì.
- Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi tĩnh mạch: Nguyên nhân gây bệnh này là do tĩnh mạch bị suy yếu, giãn nở. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần tăng cường sức bền, co nhỏ tĩnh mạch giãn. Và BoniVein + của Mỹ sẽ giúp bạn điều đó!
BoniVein + hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp cải thiện độ đàn hồi và sức bền tĩnh mạch, vừa bảo vệ thành mạch, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu. Qua đó, sản phẩm giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Các tĩnh mạch giãn sẽ được co nhỏ lại sau khoảng 3 tháng.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch và cách phòng ngừa hiệu quả. Để đẩy lùi bệnh này một cách đơn giản tại nhà, sử dụng BoniVein + của Mỹ chính là giải pháp tối ưu nhất. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Siêu âm tĩnh mạch chi dưới để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch
- Chân nổi gân xanh gân tím có phải suy giãn tĩnh mạch không?