Mục lục [Ẩn]
Da nhạy cảm được biết đến là loại da đỏng đảnh, khó chăm sóc nhất trong các loại da bởi nó rất dễ bị kích ứng. Vậy phải chăm sóc da nhạy cảm như thế nào để có thể hạn chế kích ứng, tránh tổn thương? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Chăm sóc da nhạy cảm cần lưu ý những gì?
Da nhạy cảm là gì? Đặc điểm của da nhạy cảm
Đúng như tên gọi, da nhạy cảm được định nghĩa là làn da dễ bị kích ứng, viêm hay nổi đỏ…. bởi những tác nhân bên ngoài.
Dưới đây là một số đặc điểm của da nhạy cảm:
- Da rất dễ bị kích ứng với mỹ phẩm: Da nhạy cảm thường có lớp bảo vệ khá mỏng nên khi bị kích ứng với mỹ phẩm sẽ gây nên các vấn đề như mẩn ngứa hay nổi mụn nhọt,..
- Nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường bên ngoài: Sự thay đổi thời tiết đột ngột hay ô nhiễm môi trường cũng có thể khiến da nhạy cảm đỏ bừng đột ngột, có hiện tượng đau nhức và bong từng mảng da.
- Da dễ bị bỏng rát và cháy nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Chỉ cần ở dưới ánh mặt trời trong khoảng 30 phút cũng đủ để khiến làn da nhạy cảm xuất hiện phát ban, bỏng rát hay nổi các nốt mụn nước li ti.
Nguyên nhân dẫn đến da của bạn bị nhạy cảm
Da nhạy cảm bẩm sinh
Da bị nhạy cảm bẩm sinh do rối loạn một số chức năng sinh học. Tức là, các sợi thần kinh sẽ phản ứng tức thì khi da bị một hoặc nhiều tác nhân kích thích dẫn đến những triệu chứng khác nhau. Những người có làn da nhạy cảm bẩm sinh có xu hướng kéo dài vĩnh viễn.
Da nhạy cảm do bị tác động bởi môi trường
Một số yếu tố tác động lên da, khiến da trở nên nhạy cảm là:
- Môi trường không khí bị ô nhiễm khiến da bị ảnh hưởng.
- Nhiệt độ thường xuyên có sự thay đổi.
- Khí hậu khô lạnh và khắc nghiệt làm da khô, bong tróc, lâu dần trở nên nhạy cảm.
- Thường xuyên tắm hoặc rửa mặt bằng nước quá nóng hay quá lạnh.
- Thiếu ngủ và căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi.
- Tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất gây hại cho da.
- Da khô do cơ thể bị mất nước.
Môi trường ô nhiễm khiến da dễ trở nên nhạy cảm hơn
Những lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm:
Lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da, bạn nên chú ý:
- Tránh các sản phẩm có chứa Paraben, Silicone, Alcohol (cồn) hay Hydroquinone,...Bởi các hoạt chất này có thể khiến da bị kích ứng và làm mỏng da. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các sản phẩm có chứa phẩm màu, hương liệu,...
- Luôn test thử sản phẩm trước khi sử dụng: Bạn nên dùng một lượng nhỏ mỹ phẩm thoa lên khu vực da mỏng dưới cánh tay trước và quan sát trong vòng 48 giờ. Nếu không có kích ứng xảy ra mới có thể sử dụng cho mặt, tránh trường hợp gây tổn thương da.
- Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ thực vật như nha đam, lựu đỏ, hoa cúc,... lành tính, dịu nhẹ, an toàn với da.
Chăm sóc da đúng cách
Các bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau trong quá trình chăm sóc da nhạy cảm:
- Luôn thực hiện tẩy trang mỗi ngày: Các loại tẩy trang dịu nhẹ và dùng nước tẩy trang sẽ an toàn hơn.
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt có tính dịu nhẹ 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối. Bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh.
- Luôn nhớ cấp ẩm cho da để da được căng mịn, khỏe mạnh và không bị khô. Bạn nên cấp ẩm bằng cách xịt khoáng khi cần và bôi kem dưỡng ẩm sau khi rửa mặt.
- Sử dụng nước hoa hồng thường xuyên.
- Chống nắng kỹ càng: Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 hàng ngày, thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều.
Chống nắng kỹ càng trước khi ra ngoài
Duy trì các thói quen tốt cho da
Ngoài việc chăm sóc da nhạy cảm, bạn nên lưu ý:
- Uống đủ nước và tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho da như ăn nhiều rau xanh và các loại hạt, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất kích thích,…
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay và nóng, các loại chất tạo ngọt.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Hạn chế tối đa căng thẳng và stress.
Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về làn da của mình và tìm ra được quy trình chăm sóc da nhạy cảm phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: