Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Cập nhập: Thứ ba, 28/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Với bệnh parkinson, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có những biện pháp giúp trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Và để làm được điều đó đồng thời hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn theo dõi bài viết ngay dưới đây.

 

Parkinson là bệnh gì?

Parkinson là bệnh gì?

 

Định nghĩa về bệnh Parkinson

    Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh mạn tính do thoái hóa tế bào thần kinh ở chất đen gây thiếu hụt dopamine, làm mất cân bằng trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh. Hậu quả là người bệnh bị rối loạn chức năng vận động, khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể của bản thân (Dopamine vừa là hormon vừa là chất dẫn truyền thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể).

    Tỷ lệ mắc bệnh chung của parkinson là 1-2/1000 người. Nhưng ở người già thì tỷ lệ này cao hơn gấp 5-10 lần so với tỷ lệ mắc bệnh chung. Thông thường, người bệnh thường khởi phát các triệu chứng khi ngoài 60 tuổi.

 

parkinson khởi phát ở người cao tuổi

Thông thường, parkinson khởi phát khi người bệnh ngoài 60 tuổi.

 

    Như đã nói ở trên, căn bệnh này chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, thậm chí là có xu hướng nặng dần theo thời gian, kết quả là người bệnh có thể bị tàn phế. Vì vậy, cho dù không thể điều trị khỏi nhưng người bệnh cũng không được “bỏ mặc” căn bệnh này mà cần có phương pháp giúp trì hoãn quá trình tiến triển và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh tới quá trình sinh hoạt hằng ngày khi sống chung với bệnh.

 

Những triệu chứng của bệnh parkinson

    Người bệnh parkinson có 4 triệu chứng điển hình đó là run khi nghỉ, tăng trương lực cơ, bất thường về dáng đi và tư thế, giảm động tác. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp. Cụ thể:

  • Run: Người bệnh có những động tác bất thường, các cơ tự động co lại theo nhịp nhanh không điều chỉnh được. Run ở bệnh parkinson thường thấy rõ ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, có thể là ở mặt như môi, lưỡi, hàm dưới và cằm. Triệu chứng run tăng lên khi nghỉ và xúc động. Khi bệnh nhân làm động tác hữu ý thì run lại giảm đi hoặc không run.
  • Tăng trương lực cơ quá mức, sờ nắn bắp cơ thấy cứng và căng, mức độ co duỗi của cơ bắp giảm, giảm vung vẩy tay khi đi lại.
  • Giảm động tác, bất động: các động tác chủ động và tự động đều giảm, khởi đầu chậm chạp, bất thường, giảm tốc độ thực hiện động tác và giảm biên độ động tác, khiến các động tác trở nên nghèo nàn. Ngoài ra, người bệnh còn có một số biểu hiện như mặt bất động, ít biểu lộ cảm xúc, cử động môi lưỡi chậm, nói chậm. Khi viết chữ thì khởi đầu chậm, chữ viết ngày càng nhỏ đi.
  • Bất thường về dáng đi và tư thế: Tư thế điển hình của người bệnh parkinson là thư thế gấp. Lúc đầu gấp ở khủy tay, đầu và thân cúi ra trước, chi trên gấp và khép. Người bệnh như bị đông cứng trong tư thế này khi hoạt động.

 

Run tay

Run tay là biểu hiện điển hình của bệnh parkinson

 

    Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như cảm thấy đau đớn mọi chỗ, không chịu được nóng bức, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết bã nhờn, hay chảy nước dãi, táo bón, phù, tím tái đầu chi, có thể có rối loạn cảm xúc như biểu hiện trầm cảm, hoạt động trí não thường chậm chạp.

 

Nguyên nhân bệnh Parkinson

   Nguyên nhân gây bệnh parkinson chưa được biết đến đầy đủ. Một số nguyên nhân đã được tìm ra đó là:

  • Sau viêm màng não: Viêm não von Economo, viêm não virus nhóm B.
  • Teo hệ nhân xám của hệ thần kinh trung ương.
  • Chấn thương sọ não và tổn thương choán chỗ ở não.
  • Tiếp xúc trong thời gian dài với một số chất độc như bụi mangan carbon disulfide và ngộ độc cacbon monoxit.
  • Dùng các thuốc an thần kinh liều cao kéo dài.
  • Do quá trình lão hóa
  • Do di truyền: >10% bệnh nhân parkinson có tiền sử gia đình cũng mắc bệnh.

 

Các giai đoạn tiến triển của bệnh parkinson

    Parkinson có thời gian ủ bệnh âm thầm, tiến triển chậm không có dấu hiệu đặc hiệu. Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì đã có hơn 80% dopamin trong não đã bị mất đi.

    Bệnh parkinson được chia làm 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn tiền triệu chứng (không có triệu chứng): giai đoạn này có thể kéo dài tới 5 năm.
  • Giai đoạn triệu chứng sớm với biểu hiện gồm các rối loạn nhỏ, người bệnh có thể không cần dùng thuốc.
  • Giai đoạn điều trị chủ yếu (5-7 năm): sử dụng thuốc levodopa có tác dụng tốt.
  • Giai đoạn muộn: Ở giai đoạn này, hiệu quả của thuốc levodopa trên bệnh nhân sẽ giảm đi.
  • Giai đoạn cuối cùng: Bệnh vô cùng khó kiểm soát, sử dụng thuốc gần như không có tác dụng.

 

Điều trị parkinson như thế nào?

    Nguyên tắc điều trị parkinson đó là làm giảm triệu chứng bằng thuốc và có chế độ dinh dưỡng thích hợp, phòng ngừa biến chứng và phục hồi chức năng.

  • Điều trị parkinson bằng thuốc giảm triệu chứng. Các thuốc được sử dụng bao gồm levodopa, các chất đồng vận dopamin (bromocriptin, pergolid, parmipexol), Amantadin, Selegillin, các thuốc kháng cholin (trihexyphenidyl, procyclidin). Với bệnh nhân không đáp ứng với việc dùng thuốc, phẫu thuật cắt bỏ đồi thị hoặc cắt bỏ nhân đậu có thể được cân nhắc.
  • Phục hồi chức năng bằng liệu pháp vận động, vật lý, xoa bóp, tâm lý…
  • Có chế độ dinh dưỡng thích hợp: Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin, khoáng chất… Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón (do triệu chứng bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc kháng cholin hay levodopa).

 

thực phẩm giàu chất xơ

Người bệnh parkinson nên tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ

 

Phòng ngừa bệnh Parkinson bằng cách nào?

    Để phòng ngừa bệnh parkinson, bạn cần:

  • Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng thường xuyên.
  • Nên uống trà xanh mỗi ngày.
  • Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu bọ…
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại thực phẩm giàu flavonoid, ví dụ như táo, cần tây, cải bó xôi, diếp cá, chùm ngây, xà lách…
  • Có chế độ tập thể dục khoa học.

    Đến đây, hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh parkinson có cho mình cách để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Parkinson

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì? Có chữa khỏi được hay không?

Mù màu là một căn bệnh rối loạn sắc giác khiến người bệnh không phân biệt được chính xác màu sắc của các vật thể.Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. 
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà