Mục lục [Ẩn]
Những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất dễ bị mệt mỏi, chỉ thực hiện những hoạt động hàng ngày như dọn dẹp bát đũa hoặc đi bộ cũng khiến họ đuối sức. Điều này khiến họ không thể thực hiện được những hoạt động mà họ vẫn làm ngày trước.
Để lý giải cho nguyên nhân gây mệt mỏi của COPD, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Phòng khám Cleveland (Mỹ) Amy Attaway cho biết: “Bản thân bệnh COPD gây ra mệt mỏi. Bệnh nhân đã phải mất rất nhiều năng lượng và calories chỉ để thở.”
Bài viết này gửi các bệnh nhân 10 mẹo để tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi khi đang sống chung với COPD. Mời các bạn theo dõi.
Một chế độ ăn uống đủ chất, tập luyện vừa phải và nghỉ ngơi tốt giúp bệnh nhân COPD giảm mệt mỏi.
Ăn đủ chất
Tiến sĩ Attaway cho biết: “Những người bị COPD nặng đôi khi bị thiếu cân và thậm chí việc ăn uống cũng khiến họ mệt mỏi”. Các bệnh nhân COPD nên nhờ các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để tối ưu chế độ ăn uống.
Bệnh nhân COPD nên ăn nhiều protein lành mạnh, protein giúp bệnh nhân phục hồi lại cơ bắp mà họ bị mất khi mắc COPD.
Các thực phẩm giàu protein, chất lượng cao là: thịt gia cầm, thịt các loài động vật ăn cỏ, trứng. Đặc biệt, các loại cá có chứa nhiều chất béo như: cá thu, cá hồi, cá mòi… cũng là nguồn thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe của người bệnh COPD.
Hãy nhớ rằng ngay cả việc ăn uống cũng có thể khiến bạn mệt mỏi, vì vậy hãy cố gắng không ăn quá nhiều cùng một lúc.
Kiểm soát kỹ lượng Carbohydrate nạp vào
Theo tiến sĩ Attaway, bệnh nhân COPD ăn nhiều carbs cùng một lúc sẽ khiến họ mệt mỏi thay vì cung cấp năng lượng cho họ, cô cho biết: “ Khi bạn bị COPD, việc thải khí carbon dioxide (CO2) ra ngoài sẽ khó khăn hơn. Và một bữa ăn chứa nhiều carbs sẽ khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều CO2 hơn”.
Một số bệnh nhân phản hồi rằng họ cảm thấy khó thở hơn sau bữa ăn nhiều carbs, đó là do thức ăn đã tạo ra CO2 trong cơ thể họ, và điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
Tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân COPD
Tập vật lý trị liệu thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân COPD:
- Giúp làm sạch chất nhày đường thở, cải thiện tình trạng khó thở,.
- Cải thiện sức mạnh của xương, cơ, tứ chi
- Cải thiện tâm trạng và sức khỏe tâm thần
- Giúp bệnh nhân COPD tự lập, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.
- Giúp kiểm soát cân nặng.
Các bài tập vật lý trị liệu cơ bản
- Tập thở:
- Thở cơ hoành:
Cách thở cơ hoành
Đặt 1 tay lên phần ngực cao; tay còn lại ở dưới bờ sườn; động tác này giúp người bệnh cảm nhận cơ hoành di động theo nhịp thở;
Hít vào chậm qua mũi cho đến khi phình bụng đẩy bàn tay ở dưới đi lên; tay trên ngực vẫn cố gắng giữ nguyên vị trí;
Cố gắng hóp bụng lại, thở ra bằng phương pháp thở chúm môi, tay trên ngực cố giữ nguyên vị trí.
- Thở chúm môi:
Cách thở chúm môi
Tư thế ngồi thoải mái.
Thả lỏng cổ và vai.
Hít vào chậm qua mũi.
Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
- Các bài tập vật lý trị liệu:
- Căng cơ lưng rộng
Đứng thẳng lưng, 2 chân rộng bằng vai (tư thế ngồi)
Đưa 2 tay lên trên đầu, tay này nắm tay kia.
Kéo thẳng lên trên nghiêng người về bên phải. Giữ thân dưới thẳng. bạn sẽ cảm thấy căng dọc theo bên thân trái.
Giữ từ 15 đến 30 giây, sau đó đổi bên.
- Ngoài ra, bệnh nhân tìm hiểu thêm bài tập căng cơ tam đùi và căng cơ tứ đầu đùi.
Ngừng hút thuốc
Nếu bệnh nhân COPD còn hút thuốc thì bỏ thuốc lá là điều đầu tiên họ phải làm. Một người mới bắt đầu mắc COPD và có các triệu chứng nhẹ như khó thở khi làm việc hoặc tập thể dục nặng thì ngừng hút thuốc sẽ khiến họ ngăn ngừa việc bệnh COPD tiến triển nặng hơn.
Theo Tổ chức COPD FOUNDATION (một tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ về bệnh COPD, với sự tham gia của các chuyên gia y tế) , nếu bạn ngừng hút thuốc, bạn sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, điều này sẽ giúp duy trì chức năng phổi của bạn hiện tại. Chức năng phổi của bạn càng bình thường thì cơ thể bạn càng phải tiêu tốn ít năng lượng để thở.
Giảm cân nếu bệnh nhân đang bị thừa cân
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy người bệnh COPD sẽ bị suy giảm sức khỏe tồi tệ hơn nếu họ bị thừa cân.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trên tạp chí Annals of Nutritional Metabolism đã kết luận rằng sự gia tăng khối lượng chất béo có liên quan đến tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi. Khối lượng tăng thêm xung quanh thành ngực gây ra lực nén và giảm khả năng chứa khí của phổi.
Ngay cả khi không có sự hiện diện của COPD, béo phì cũng làm sức chịu đựng của bệnh nhân thấp hơn và mệt mỏi hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Bệnh nhân COPD nên thiết lập một thời gian biểu trong ngày và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi, đặc biệt là thời gian buổi trưa. Bệnh nhân rất nên chợp mắt một chút vào buổi trưa để lấy lại năng lượng.
Nghỉ trưa một lúc giúp bệnh nhân COPD nạp lại năng lượng.
Tuy nhiên, ngủ quá lâu và giữa ngày có thể khiến bạn chệnh choạng hoặc khó đi vào giấc ngủ hơn vào ban đêm. Giấc ngủ trưa nên chỉ kéo dài tầm 10 – 20 phút hoặc kéo dài lên 40 phút.
Kiểm soát bệnh trầm cảm
Những người mắc bệnh COPD thường bị trầm cảm hoặc đơn giản là thấy buồn phiền. Khi bị COPD, bệnh nhân khó đi lại hơn và phải nhờ mọi người giúp đỡ, điều này khiến họ cảm thấy tội lỗi hoặc bất lực.
COPD và trầm cảm là hai bệnh thường đi cùng nhau. Nếu bạn đang thấy buồn bực hoặc thất vọng, hãy cố gắng thực hiện những hoạt động bạn yêu thích một cách phù hợp, nói chuyện với bạn bè, cố gắng không dành thời gian quá nhiều ở nhà.
Xét nghiệm để kiểm tra bạn có bị thiếu vitamin D không
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị thiếu vitamin D rất nặng, điều này khiến họ càng cảm thấy mệt mỏi. Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí PLoS One (một tạp chí của Thư viện Khoa học Công cộng) , ngay cả khi kiểm soát các yếu tố khác như hút thuốc, tuổi tác và BMI, thì COPD vẫn gây tăng nguy cơ thiếu vitamin D.
Bệnh nhân nên yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm máu đơn giản để biết bản thân có thiếu vitamin D không. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ của bạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách bổ sung vitamin D phù hợp, kết hợp với việc tắm nắng sẽ là biện pháp bổ sung vitamin D một cách hoàn hảo.
Hạn chế căng thẳng
Không có gì lạ khi bệnh nhân COPD thường cảm thấy lo lắng căng thẳng. Nhưng căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm bệnh COPD. Giảm stress sẽ giúp bệnh nhân thư giãn hoàn toàn và giúp họ sử dụng năng lượng của mình theo những cách lành mạnh và hiệu quả hơn.
Bệnh nhân nên chăm sóc bản thân bằng cách tập thể dục, ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống tốt — tất cả những điều này đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng.
Sử dụng BoniDetox của Mỹ
BoniDetox là giải pháp tối ưu với công nghệ Microfluidizer hiện đại và công thức toàn diện giúp giải độc phổi những người hút thuốc lá, sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm và người mắc các bệnh lý liên quan đến phổi như COPD.
Công thức toàn diện của BoniDetox.
Thành phần BoniDetox gồm:
- Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương hiệu quả.
- Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới: Cúc tây, xuyên bối mẫu. Đồng thời, chúng còn giúp giảm tần suất đợt cấp tính của các bệnh liên quan đến phổi như COPD, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- Nhóm thảo dược giúp giãn phế quản, tiêu đờm: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp giảm các triệu chứng ho - đờm - khó thở mà người hút thuốc lá hay bệnh nhân mắc bệnh phổi thường gặp.
- Fucoidan Nhật Bản: Đây là thành phần đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Nhờ công thức toàn diện trên, BoniDetox giúp:
- Giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,…,
- Giảm nguy cơ mắc và cải thiện các bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)…, đồng thời giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở ở các bệnh nhân này.
Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bệnh nhân 10 phương pháp hữu ích làm giảm mệt mỏi khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, giúp họ tự lập, thích nghi hơn với bệnh. Sản phẩm BoniDetox là một giải pháp tối ưu giúp bạn cải thiện các triệu chứng COPD. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, mời bạn gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để các Dược sĩ của chúng tôi tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: