Mục lục [Ẩn]
Bạn đang gặp tình trạng dù ăn nhiều nhưng vẫn mau đói? Cảm giác này kéo đến liên tục khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thể tập trung làm việc? Đây không chỉ là do thói quen ăn uống thiếu khoa học, lối sống không hợp lý mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì thế, bạn không nên chủ quan. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng đón đọc!
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói- Nguyên nhân do đâu?
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói do thói quen ăn uống thiếu khoa học
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói có thể xảy ra do bạn đang có một chế độ ăn uống thiếu khoa học, cụ thể là:
- Chế độ ăn không cung cấp đủ chất đạm (protein)
Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Protein có nhiều vai trò, trong đó có đặc tính giảm đói bằng cách tăng sản xuất hormone báo hiệu no và giảm mức độ hormone kích thích cơn đói. Do đó, nếu không cung cấp đủ protein cho cơ thể, bạn sẽ mau đói dù đã ăn nhiều thức ăn.
Protein có hàm lượng cao trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại đậu, hạt, ngũ cốc… Vì vậy, bạn có thể dễ dàng bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể.
Nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn thiếu chất xơ thì bạn cũng sẽ gặp tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói. Bởi các thực phẩm giàu chất xơ góp phần quan trọng trong việc giúp làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, hệ tiêu hóa sẽ phải mất nhiều gian hơn để tiêu thụ thức ăn. Ngoài ra, chất xơ còn ảnh hưởng đến việc giải phóng hormone làm giảm sự thèm ăn và sản xuất axit béo chuỗi ngắn, được chứng minh là có tác dụng tăng cảm giác no.
Do đó, nếu bạn ăn nhiều nhưng vẫn mau đói do thiếu chất xơ thì trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên tăng cường bổ sung nó thông qua các thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, các loại đậu và các loại hạt…
Tăng cường bổ sung chất xơ để giảm tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
- Chế độ ăn giàu carbs tinh chế
Carbs tinh chế thường có trong các thực phẩm như bột mì trắng, bánh mỳ, mì ống, soda, kẹo và đồ nướng… Chúng đã được xử lý và tước bỏ chất xơ, vitamin, khoáng chất. Vì không có chất xơ nên cơ thể bạn tiêu hóa các loại thực phẩm này rất nhanh khiến bạn mau đói.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều carbs tinh chế có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Lúc này tuyến tụy sẽ tăng tiết insulin để kiểm soát đường máu, điều này có thể làm giảm lượng đường trong máu đột ngột. Đây chính là tín hiệu cơ thể đói, cần ăn nhiều hơn.
Vì vậy, bạn nên giảm lượng carbs tinh chế trong khẩu phần ăn hàng ngày, tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói sẽ được cải thiện.
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn no lâu hơn. Bởi chất béo làm tăng cường giải phóng các loại hormone tăng cảm giác no, đồng thời nó cũng làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.
Các nguồn thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe nếu bạn đang gặp tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói do thiếu nó bao gồm dầu dừa, cá hồi, cá ngừ, cá thu, bơ, dầu ô liu, trứng và sữa chua đầy đủ chất béo…
Chế độ ăn ít chất béo gây ra tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
Ngoài việc cung cấp thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng, việc bạn ăn uống sai cách cũng là nguyên nhân gây tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người làm việc khác khi ăn thường nhanh đói bụng hơn so với những người chỉ tập trung vào việc ăn đơn thuần. Những hành động khác trong lúc ăn cũng làm cơ thể thấy khó khăn khi nhận thức cảm giác no.
Bên cạnh đó, những người ăn nhanh cũng sẽ có cảm giác thèm ăn và nhanh đói hơn so với những người ăn chậm.
Do đó, trong bữa ăn, bạn chỉ nên tập trung vào việc ăn uống, không nên xem tivi, máy tính hay làm bất kỳ việc gì khác, đồng thời cần ăn chậm, nhai kỹ.
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói do lối sống thiếu lành mạnh
Tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói cũng có thể xảy ra nếu bạn duy trì một số thói quen thiếu lành mạnh dưới đây:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người tập thể dục thường xuyên với cường độ mạnh thường có tốc độ chuyển hóa nhanh hơn, cơ thể đốt nhiều calo hơn so với những người tập ít hoặc sống theo lối sống tĩnh tại, do đó, họ sẽ nhanh đói hơn.
Bạn có thể ngăn chặn cơn đói quá mức do tập thể dục bằng cách ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng tập luyện hoặc cắt giảm thời gian, cường độ tập luyện.
Tập thể dục quá sức khiến bạn dù ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
Khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, stress quá mức, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol. Đây là một hormone được chứng minh là tăng cảm giác đói và thèm ăn. Do đó, nếu căng thẳng, stress quá mức, bạn sẽ nhanh cảm thấy đói.
Có rất nhiều cách để giải tỏa căng thẳng, stress như: Tập hít thở, nghe nhạc không lời, gặp gỡ, tâm sự cùng bạn bè,...
- Thức khuya, ngủ không ngon giấc
Các chuyên gia nhận định rằng, thức khuya, ngủ không ngon, không đủ giấc sẽ làm cơ thể gia tăng mức hormone ghrelin - báo hiệu cảm giác đói đến não khi dạ dày trống rỗng, và giảm mức hormone leptin - gây cảm giác no. Mức ghrelin cao hơn có nghĩa là bạn sẽ thèm ăn và nhanh đói hơn.
Vì thế, tốt nhất là bạn nên duy trì giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Nếu đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm BoniSleep + của Mỹ.
Mất ngủ gây tình trạng thèm ăn và nhanh đói
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói do nguyên nhân bệnh lý
Nếu bạn ăn nhiều nhưng vẫn mau đói không phải do chế độ ăn uống hay sinh hoạt thiếu lành mạnh thì rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó, ví dụ như hội chứng cường giáp, tiểu đường, trầm cảm, lo âu, hội chứng tiền kinh nguyệt…. Trong đó, phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay là tiểu đường.
Ở bệnh nhân tiểu đường, insulin được tiết ra không đầy đủ hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ khiến lượng đường trong máu dù cao nhưng lại không được vận chuyển vào tế bào. Vì thế, để duy trì hoạt động, cơ thể sẽ lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy từ trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc lượng calo của cơ thể bị lấy đi trong quá trình hoạt động nhưng lại không được bù vào trong khi ăn khiến người bệnh nhanh đói dù ăn rất nhiều.
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Ngoài triệu chứng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói, người bệnh tiểu đường còn có một số biểu hiện khác như:
- Thèm đồ ngọt.
- Hay khát dù uống rất nhiều nước.
- Người luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Mắt mờ hơn, thị lực giảm sút.
- Da bị khô, ngứa, dễ bị sạm và những khoảng tối rõ dần do sự rối loạn bài tiết mồ hôi.
Khi thấy bản thân có một trong số các dấu hiệu trên, các bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài. Vì tiểu đường là bệnh lý mãn tính vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh…
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần sử dụng thuốc tây y đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống khoa học (giảm tinh bột, đường, tăng cường rau xanh, hoa quả ít ngọt…), tập thể dục nhẹ nhàng và kết hợp thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.
BoniDiabet + - Giải pháp từ Mỹ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Được nhập khẩu từ Mỹ - đất nước có sự kiểm duyệt thực phẩm chức năng rất gắt gao, nghiêm ngặt, sản phẩm BoniDiabet + chính là lựa chọn tối ưu giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh bởi kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông với kết quả: 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +.
Hiệu quả vượt trội của sản phẩm đến từ sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên tố vi lượng cùng các thảo dược và vi chất quý, cụ thể:
- Các nguyên tố vi lượng là kẽm, selen, chrom, magie: Giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Trong đó, magie giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp; Kẽm, chrom giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường; Selen giúp phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.
- Các thảo dược (Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội). Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
- Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.
- Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.
Thành phần BoniDiabet +
Bệnh nhân tiểu đường chỉ cần dùng BoniDiabet + đều đặn với liều 4-6 viên mỗi ngày, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ thì sẽ thấy rõ hiệu quả toàn diện như sau:
- Giúp làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời giúp đường huyết được ổn định, từ đó các triệu chứng mệt mỏi, mờ mắt, ăn nhiều nhưng vẫn mau đói… cũng sẽ được cải thiện.
- Giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, thần kinh…
- Giúp giảm lipid và cholesterol máu.
Đặc biệt, BoniDiabet + được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, người bệnh yên tâm sử dụng.
Đến đây, hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về hiện tượng ăn nhiều nhưng vẫn mau đói. Nếu nguyên nhân do bệnh tiểu đường, bạn cần chú ý ăn uống kiêng khem, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nên kết hợp với việc dùng đều sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường
- Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?