Những biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

Cập nhập: Thứ năm, 15/12/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường type 2 là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cấp và mạn tính. Trong đó, những biến chứng mạn tính thường kéo dài, rất khó khắc phục được hoàn toàn và để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Điều này ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến cuộc sống của những ai không may mắn bị tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 nhé!

 

Những biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

Những biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

 

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2 có những có mấy nhóm?

  Chúng ta đều biết rằng, tình trạng kháng insulin là nguyên nhân khiến đường huyết tăng lên rất cao, hoặc lên xuống thất thường ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

    Sự kết hợp của những điều này chính là nguyên nhân dẫn đến biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2. Những biến chứng mạn tính này được chia thành 2 nhóm chính gồm:

- Biến chứng mạch máu lớn: Nguyên nhân chính gây ra biến chứng này là do xơ vữa động mạch. Lượng đường trong máu cao làm cho lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, khiến chất béo tích tụ thành từng mảng lớn trong lòng mạch máu. Biểu hiện lâm sàng của xơ vữa động mạch xảy ra ở 3 nhóm mạch máu là động mạch vành, mạch ngoại biên và động mạch cảnh ngoài sọ.

- Biến chứng mạch máu nhỏ: Biến chứng này xảy ra ở những mạch máu có đường kính nhỏ, ảnh hưởng chủ yếu lên 3 cơ quan là mắt, thận và thần kinh. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lưu lượng máu giảm, tình trạng stress oxy hóa lòng mạch dẫn đến viêm và tổn thương vi mạch.

   Ngoài hai nhóm chính kể trên, biến chứng nhiễm trùng cũng được xếp vào một dạng biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2. Nguyên nhân chính khiến người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng là do sức đề kháng giảm. Các vi khuẩn, vi nấm dễ dàng xâm nhập gây các bệnh ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu,...

 

 Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra biến chứng mạch máu lớn

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra biến chứng mạch máu lớn

 

Những biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

   Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2 gần như đều kéo dài dai dẳng và rất khó để khắc phục được hoàn toàn. Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày một giảm dần, tuổi thọ bị rút ngắn.

    Đặc biệt, có những biến chứng mạn tính vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều di chứng vĩnh viễn. Bao gồm:

Tai biến mạch máu não

  Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Biến chứng này có hai dạng là nhồi máu não và xuất huyết não - màng não. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không phải do chấn thương. Việc não bộ bị tổn thương có thể khiến người bệnh bị liệt tay, chân, liệt nửa người hoặc toàn thân, méo miệng, mất trí, mất khả năng tự chăm sóc bản thân,... Trong trường hợp phát hiện muộn, người bệnh còn có nguy cơ tử vong rất cao.

Nhồi máu cơ tim

  Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành trái hoặc phải bị tắc nghẽn một phần hay tắc nghẽn hoàn toàn. Điều này dẫn đến một vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, khiến chức năng bơm máu của tim giảm đi dẫn đến suy tim, sốc tim,...

 

Nhồi máu cơ tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Nhồi máu cơ tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Bệnh thận tiểu đường

   Tăng đường huyết sẽ làm tổn thương trực tiếp đến động mạch thận, mạch máu nhỏ trong thận và các dây thần kinh. Điều này kết hợp với tăng huyết áp sẽ gây ra bệnh thận tiểu đường. Mức độ tổn thương sẽ tăng dần theo thời gian, khiến chức năng thận giảm đi, cuối cùng dẫn đến suy thận mạn tính. Ở giai đoạn cuối, người bệnh bắt buộc phải được lọc máu thường xuyên để duy trì sự sống.

Bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể

     Đường huyết cao khiến mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị hư hại, dẫn đến thiếu máu, xuất huyết, phù hoàng điểm, bong võng mạc,... làm giảm thị lực. Đây là biến chứng mạn tính rất phổ biến ở người bệnh tiểu đường.

    Bên cạnh đó, đường trong máu tăng và khuếch tán vào thủy tinh thể. Một phần đường glucose được chuyển thành sorbitol, tích lũy lại và ngấm vào các sợi thể thủy tinh gây xơ hóa và đục thủy tinh thể. Sorbitol cũng gây rối loạn áp lực thẩm thấu, làm tăng ngấm nước vào sợi thủy tinh thể. Hai tình trạng này chính là nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

 

Biến chứng trên mắt có thể khiến người bệnh mù lòa vĩnh viễn

Biến chứng trên mắt có thể khiến người bệnh mù lòa vĩnh viễn

 

Nhiễm trùng dai dẳng

    Người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng dai dẳng tại đường tiết niệu, hô hấp, da và mô mềm. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất là viêm bàng quang gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó,...

    Nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến nhất là viêm phổi và lao phổi. Viêm phổi có thể dẫn đến áp xe phổi, hay nhiễm khuẩn huyết. Lao phổi ở người bệnh tiểu đường thường tiến triển nhanh và nặng, khiến họ suy kiệt.

     Tình trạng đáng lo ngại nhất là nhiễm trùng tại các vết thương hở, gây viêm loét dai dẳng rất khó điều trị. Nhiều trường hợp còn phải cắt cụt chi do nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến tàn phế.    

    Như vậy, chúng ta có thể thấy, các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2 không những nguy hiểm, mà còn để lại nhiều di chứng vĩnh viễn cho người bệnh. Vậy, người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa được những biến chứng này?

 

Biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2

   Như đã nhắc đến, nguyên nhân chính gây ra những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2 là do tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, kết hợp với mỡ máu và tăng huyết áp. Do đó, để phòng ngừa các biến chứng mạn tính này, người bệnh cần:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

   Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và liều lượng khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của từng người. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ nhất định. Do đó, người bệnh cần dùng đúng liều, đúng thời điểm, không tự ý tăng, giảm liều, hay bỏ thuốc kể cả khi các chỉ số đã ổn định.

Ăn uống hợp lý

   Những thực phẩm mà bạn cần hạn chế sử dụng gồm có:

- Thực phẩm dễ làm tăng đường huyết sau ăn như: cơm trắng, bánh mỳ, mì gói, bánh kẹo, hoa quả có vị ngọt đậm,...

- Thực phẩm làm tăng mỡ máu:  thịt mỡ, bơ động vật, dầu đã qua đun nóng, đồ ăn chiên rán nhiều lần,...

- Thực phẩm ảnh hưởng đến huyết áp: đồ ăn mặn, nhiều muối,...

- Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,...

    Những thực phẩm mà bạn nên sử dụng gồm có:

- Các loại hạt, gạo lứt, khoai lang, yến mạch,...

- Dầu ô liu, hướng dương, mè,...

- Chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ các loại trái cây tươi.

- Bổ sung lợi khuẩn để giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm kháng insulin.

- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

 

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất

 

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

   Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, và 5 ngày/ tuần để giữ đường huyết, huyết áp ổn định và hạn chế tăng mỡ máu. Bạn cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng, stress vì nó sẽ làm tăng đường huyết và huyết áp.

   Ngoài ra, bạn hãy dành thời gian tắm nắng mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, từ đó giảm tình trạng viêm trong cơ thể và chống nhiễm trùng. Bạn cũng cần tránh xa các nguồn ô nhiễm, chất độc từ môi trường để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Tăng cường chức năng gan

  Bên cạnh tuyến tụy, gan cũng là cơ quan tham gia vào việc kiểm soát đường huyết. Tình trạng kháng insulin khiến tuyến tụy phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất thêm insulin, dẫn đến suy kiệt dần dần.

    Nghiên cứu cho thấy, khi chức năng gan được cải thiện 20%, thì áp lực của tuyến tụy sẽ giảm đi đến 80%. Do đó, bạn hãy quan tâm đến lá gan của mình nhiều hơn bằng cách bổ sung vitamin E, selen, mướp đắng,... vào chế độ ăn uống hàng ngày.

 

Mướp đắng giúp cải thiện chức năng gan

Mướp đắng giúp cải thiện chức năng gan

 

Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +

   BoniDiabet + là sản phẩm đang nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người bệnh tiểu đường hiện nay trong việc hạ và ổn định đường huyết. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng mạn tính trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh một cách hiệu quả.

 

BoniDiabet + - Giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng mạn tính bệnh tiểu đường

   BoniDiabet + được kết hợp bởi nhiều loại thảo dược tự nhiên và các dưỡng chất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như:

- Giúp hạ đường huyết hiệu quả nhờ có: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.

- Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường với kẽm, crom, selen, magie, vitamin C, acid folic, acid alpha lipoic, quế, lô hội. Trong đó:

+ Kẽm, crom, magie, selen giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết ổn định.

+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh.

+ Quế giúp hạ mỡ máu, đường huyết và lô hội giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   BoniDiabet + đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: Triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về các biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2. BoniDiabet + chính là sự chọn lựa hàng đầu giúp kiểm soát bệnh tiểu đường toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hướng dẫn chị em cách chăm sóc mái tóc khô xơ dễ gãy rụng vào mùa đông

Tại sao vào mùa đông, mái tóc lại trở nên khô xơ, dễ gãy rụng? Và làm cách nào để khắc phục tình trạng này, chăm sóc mái tóc mềm mượt, giảm gãy rụng? Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Sài Gòn: Tôi đã giảm được liều BoniDiabet và thuốc tây mà đường huyết vẫn ổn định

 Chú Nguyễn Minh Mẫn, 65 tuổi, c7/1h phạm hùng, ấp 4, xã bình hưng, bình chánh, HCM.  

5 nguyên nhân hàng đầu khiến chân nổi gân xanh và cách khắc phục

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng chân nổi gân xanh cũng như cách giải quyết phù hợp trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bị táo bón - 5 điều cha mẹ cần thực hiện ngay lập tức

Khi trẻ gặp phải tình trạng táo bón, cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện để có thể xử lý từ sớm. Vậy, cha mẹ sẽ cần làm gì khi con nhỏ gặp phải tình trạng táo bón?

Đang khổ sở vì suy giãn tĩnh mạch thì tôi may mắn gặp được BoniVein

Cô Phạm Ngọc Lan tại chung cư Richmond city, 207c Nguyễn Xí, phường 26, Q. Bình Thạnh, HCM
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi