Bệnh gai đen ở người bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ năm, 26/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhiều người bệnh tiểu đường có những mảng da dày, đậm màu ở gần bẹn, sau cổ hoặc nách. Đây chính là dấu hiệu của bệnh gai đen. Vậy bệnh gai đen là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh gai đen ở bệnh nhân tiểu đường? Làm thế nào để điều trị bệnh này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

 Bệnh gai đen

Bệnh gai đen

 

Bệnh gai đen là gì?

   Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans) là một rối loạn da hiếm gặp, đặc trưng bởi da đổi màu sạm, mượt như nhung ở các nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở những người bị béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường.

   Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gai đen bao gồm:

  • Thay đổi màu sắc da: Vùng da bị ảnh hưởng có màu sắc thay đổi, có màu từ nâu nhạt đến đen. Ban đầu, da có thể xám xám như bị dính bẩn, sau đó đen dần lên.
  • Thay đổi cấu trúc da: Da dày hơn so với bình thường, đặc biệt tại những nếp gấp như cổ, nách, háng, bên dưới ngực phụ nữ… Đặc biệt, khác với các bệnh về da khác, vùng da mắc bệnh sờ rất mượt.
  • Ngứa và mùi: Một số trường hợp vùng da đó còn có thể bị ngứa hoặc gây ra mùi khó chịu.
  • Skintag (thịt dư): Xung quanh vùng da bị gai đen có thể xuất hiện các nốt skintag, là những đuôi da hay thịt dư trên bề mặt da.

 

Tại sao bệnh nhân tiểu đường thường bị bệnh gai đen?

  Theo các chuyên gia, tình trạng kháng insulin chính là thủ phạm gây ra sự phát triển của bệnh gai đen trên bệnh nhân tiểu đường.

   Kháng insulin được định nghĩa là khi tình trạng giảm khả năng đáp ứng của các mô đích với mức độ lưu hành bình thường của insulin. Trong cơ thể, insulin có nhiệm vụ đưa glucose trong máu vào tế bào để sản sinh năng lượng. Khi cơ thể bị kháng insulin, các tế bào sẽ giảm nhạy cảm với insulin, khiến đường đi vào tế bào khó khăn hơn.

    Điều này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều insulin và làm tăng insulin máu. Insulin có cấu trúc gần giống với yếu tố tăng trưởng IGF, nên có thể liên kết với các thụ thể IGF-1 trên các tế bào sừng và nguyên bào sợi.

    Khi gắn kết, các tế bào sừng và nguyên bào sợi sẽ bị kích thích và tăng sinh, từ đó gây ra bệnh gai đen. Kháng insulin được bắt gặp ở những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường type 2, buồng trứng đa nang,... Chính vì vậy, bệnh gai đen cũng được coi là một triệu chứng của các bệnh lý này.

 

 Người béo phì cũng có thể bị bệnh gai đen do kháng insulin.

Người béo phì cũng có thể bị bệnh gai đen do kháng insulin.

 

Các biến chứng trên da khác của bệnh tiểu đường

   Ngoài bệnh gai đen, người bệnh tiểu đường còn có thể gặp phải các biến chứng sau trên da:

  • Rộp da: Một số bệnh nhân tiểu đường có các vết rộp giống như mụn nước trên bàn chân và tay. Các mụn nước thường lớn và không đau, xảy ra đơn lẻ hoặc thành từng mảng.
  • Da sáp (xơ cứng biểu bì): Bệnh tiểu đường có thể làm da căng, dày trông giống như sáp trên da ở bàn tay và chân, ngực, lưng, gáy, vai.
  • Loét do tiểu đường: Những vết loét xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên da nhưng phổ biến nhất ở bàn chân. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu dẫn đến nguồn cung cấp máu thấp, khiến vết thương khó lành gây ra các vết loét.
  • Dày sừng nang lông: Là bệnh lành tính, thường xuất hiện sớm trong diễn tiến của người bệnh tiểu đường. Dấu hiệu của bệnh đặc trưng bởi những sẩn dày sừng quanh các nang lông.
  • Nhiễm trùng da: Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở người bệnh tiểu đường như nhọt, lẹo, nhiễm trùng móng và nang tóc. Các loại nhiễm nấm phổ biến như nhiễm trùng nấm men, nấm ngoài da.

   Hầu hết các bệnh về da do tiểu đường thường là những thương tổn lành tính, một số ít gây đau đớn và dai dẳng cần điều trị. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và khắc phục các bệnh về da là kiểm soát tốt đường huyết bằng cách:

  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thức ăn giàu đường, tinh bột, mỡ động vật thay vào đó sử dụng chất đạm và dầu từ thực vật.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để duy trì cân nặng lý tưởng và cải thiện hiệu quả tình trạng đề kháng insulin.
  • Sử dụng BoniDiabet+ của Mỹ.

 

 BoniDiabet+ giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa các biến chứng về da

BoniDiabet+ giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa các biến chứng về da

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh gai đen ở bệnh nhân tiểu đường. Kiểm soát đường huyết và duy trì trọng lượng vừa phải giúp giảm nguy cơ mắc và mức độ nghiêm trọng bệnh gai đen ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Quế - Loại gia vị giúp hạ mỡ máu cho người bệnh tiểu đường

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng hạ mỡ máu của quế cho người bệnh tiểu đường nhé!

Tự nhiên sụt 3-4 cân, căn bệnh khiến tôi mất ăn mất ngủ

Cô Trần Thị Thành (401E Thanh Xuân Bắc, Hà Nội,)

Hải Phòng: BoniDiabet, Niềm hi vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường

 Bác Khúc Thị Khuyên, 72 tuổi, số 17, Do Nha 2, đường Hải Triều 4, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng. 

AI chẩn đoán bệnh tiểu đường qua giọng nói có thực sự chính xác không?

Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể phát hiện tiểu đường tuýp 2 trong 6-10 giây bằng cách nghe giọng nói…

Sơn La: BoniDiabet - Giải pháp hoàn hảo giúp khắc chế biến chứng bệnh tiểu đường

Chú Hà Văn Chờ (64 tuổi) ở Bản Long Oai 2, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi