Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, số người mắc phải chứng sa sút trí tuệ đang ngày một gia tăng. Căn bệnh này có thể khiến cho người bệnh không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, biến họ trở thành gánh nặng của cả gia đình và xã hội.
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, hội chứng ngưng thở khi ngủ chính là một tác nhân gây sa sút trí tuệ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Nhận định chung về hội chứng ngưng thở khi ngủ và sa sút trí tuệ
Ngưng thở khi ngủ là một trong những loại rối loạn giấc ngủ khá thường gặp hiện nay. Hội chứng này đặc trưng bởi những cơn ngưng thở khi ngủ kéo dài từ 5 - 10 giây. Điều này khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn, giảm thời gian ngủ sâu và gây mệt mỏi.
Chất lượng giấc ngủ giảm sút đã được chúng minh có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Đây là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, được ghi nhận ở 60 - 70% các ca bệnh.
Bệnh Alzheimer xuất hiện do các tế bào thần kinh chết đi, khiến kết nối giữa chúng bị đứt đoạn. Vùng não bộ chịu ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất chính là thùy thái dương. Đây là khu vực chịu trách nhiệm cho việc ghi nhớ các sự kiện.
Bên trong thùy thái dương là hồi hải mã. Đây là một cấu trúc liên quan đến việc học tập, mã hóa, củng cố trí nhớ và cảm nhận không gian. Sự tích tụ các mảng bám amyloid beta tại những cấu trúc này là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.
Theo Rudy Tanzi, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Harvard ở Boston, phần lớn các mảng bám trong não sẽ được loại bỏ khi chúng ta ngủ sâu. Do đó, nếu thời gian ngủ sâu bị giảm đi, số lượng mảng bán sẽ tăng lên. Đây chính là giả thuyết về việc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Amyloid tích tụ trong não sẽ dẫn đến bệnh Alzheimer
Bằng chứng cho thấy ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Nghiên cứu trước đây cho thấy, mảng amyloid bắt đầu xuất hiện sớm nhất là ở độ tuổi 30 - 40. Điều này có nghĩa là, sự tích tụ diễn ra trước khi có dấu hiệu suy giảm nhận thức đến hàng thập kỷ.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Thần kinh học đã tìm ra mối liên hệ giữa tích tụ các mảng bám và chứng ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu theo dõi 122 người tham gia nghiên cứu bị ngưng thở khi ngủ từ trung bình đến nặng.
Kết quả cho thấy, có khoảng 26 người có mảng amyloid trong mô não của họ. Đây đều là những người có tình trạng rối loạn nhịp thở nghiêm trọng khi ngủ. Họ cũng nhận thấy sự giảm thể tích não nhẹ ở những người này. Người càng bị ngưng thở nghiêm trọng thì càng bị giảm thể tích nhiều hơn.
Ngưng thở khi ngủ làm giảm thời gian ngủ sâu
Nghiên cứu khác cho thấy, người bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng có ít thời gian ngủ sâu hơn. Theo đó, cứ giảm 10% thời gian dành cho giấc ngủ sâu thì sẽ có sự gia tăng tổn thương trong não, tương tự như tác động của việc già đi từ 2 - 3 tuổi.
Ngưng thở khi ngủ làm giảm nồng độ oxy máu
Một nghiên cứu khác còn nhấn mạnh vào sự sụt giảm oxy trong máu do ngưng thở khi ngủ. Theo đó, những người có lượng oxy trong máu thấp cũng có thể tích não liên quan đến trí nhớ ít hơn. Khi được kiểm tra, những người này có khả năng ghi nhớ thông tin mới và hồi tưởng kém hơn.
Đồng thời, một số vùng khác của não lại có hiện tượng dày lên. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng sưng và viêm. Thiếu hụt oxy còn có thể kích hoạt giải phóng các hormone gây căng thẳng. Điều này làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khiến máu đặc hơn.
Giảm oxy máu có thể làm chết các tế bào não
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Điều này có thể gây chết tế bào thần kinh hoặc suy giảm chất trắng. Hệ quả cuối cùng là làm suy giảm nhận thức, giảm thể tích não bộ và sa sút trí tuệ.
Cách khắc phục hội chứng ngưng thở khi ngủ
Theo thống kê, khoảng 936 triệu người trên thế giới trong độ tuổi từ 30 - 69 mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không hay biết mình mắc bệnh, hoặc không quan tâm đúng mức.
Bên cạnh việc làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, hội chứng ngưng thở khi ngủ còn gây nhiều ảnh hưởng khác như:
- Tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người bệnh có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, đau tim,... thậm chí là đột tử.
- Mắc bệnh tiểu đường type 2 do kháng insulin.
- Tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu.
Phương pháp điều trị là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP), dùng dụng cụ gắn vào trong miệng hoặc phẫu thuật,... Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Nằm nghiêng về 1 bên khi ngủ thay vì nằm ngửa. Việc nằm ngửa sẽ khiến người bệnh ngáy và chứng ngưng thở nghiêm trọng hơn.
- Duy trì cân nặng ổn định, giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
- Không uống rượu, bia hay các chất kích thích vào ban đêm.
- Tránh sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống động kinh,... vào ban đêm.
- Bỏ hút thuốc lá. Bạn có thể sử dụng sản phẩm Boni-Smok để thực hiện điều này dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) giúp điều trị ngưng thở khi ngủ
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về vấn đề “ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ”. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và những lưu ý cần biết
- Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?