Cholesterol là gì? Định lượng cholesterol toàn phần để làm gì?

Cập nhập: Thứ bảy, 22/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi nghe đến cholesterol, nhiều người thường nghĩ ngay đến tình trạng thừa cân, béo phì, mỡ máu,... Tuy nhiên, cholesterol không hoàn toàn xấu như vậy. Đây là một chất rất cần thiết với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cholesterol, cũng như việc định lượng cholesterol toàn phần để làm gì nhé!

 

Cholesterol là gì? Định lượng cholesterol toàn phần để làm gì?

Cholesterol là gì? Định lượng cholesterol toàn phần để làm gì?

 

Cholesterol là gì?

   Cholesterol là một thành phần của lipid máu, được sử dụng để xây dựng tế bào, giúp hấp thu vitamin (A, K, D, E), sản xuất các nội tiết tố và sản xuất dịch mật,...   Khoảnh 75% cholesterol trong cơ thể được tổng hợp bởi gan, phần còn lại đến từ thức ăn. Cholesterol có 2 loại chính là:

LDL – cholesterol

  LDL là loại Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp có chức năng vận chuyển cholesterol từ máu đến các mô để sử dụng. Hàm lượng LDL cholesterol trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các mảng bám ở thành mạch máu, gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy, LDL cholesterol được gọi là cholesterol “xấu”.

   Các mảng xơ vữa này sẽ dày lên theo thời gian, gây hẹp hay tắc mạch máu. Thậm chí, chúng có thể bị bong ra và di chuyển đến những mạch máu nhỏ, gây tắc mạch, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

HDL - Cholesterol

   HDL - Cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu. HDL - Cholesterol đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng trên tim mạch. Vì vậy, HDL - Cholesterol được gọi là cholesterol “tốt”. Hàm lượng HDL - Cholesterol giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa và các bệnh tim mạch.

 

Hai loại cholesterol trong cơ thể

Hai loại cholesterol trong cơ thể

 

Định lượng cholesterol toàn phần là gì?

   Định lượng cholesterol toàn phần cho biết chỉ số cholesterol trong cơ thể đang ở mức bình thường, hay đang ở mức cao hoặc thấp. Đây là một xét nghiệm được sử dụng vô cùng phổ biến trên lâm sàng. Xét nghiệm này bao gồm cả định lượng HDL, LDL và triglyceride.

    Theo đó, chỉ số cholesterol toàn phần được tính bằng công thức: nồng độ HDL + nồng độ LDL + 20% nồng độ triglyceride. Kết quả sẽ được đánh giá dựa trên các giới hạn như sau:

  • Mức cholesterol toàn phần bình thường: < 200 mg dL (5,2 mmol/L).
  • Mức ranh giới cao: 200 – 239 mg/dL (5,2 mmol/L – 6,2 mmol/L).
  • Mức cholesterol toàn phần cao: ≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L).

 

Định lượng cholesterol toàn phần dùng để làm gì?

   Định lượng cholesterol toàn phần được dùng để kiểm tra nồng độ cholesterol máu, cung cấp thêm thông tin cho việc chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh lý.

    Định lượng cholesterol toàn phần thường được sử dụng để chẩn đoán, phân loại và theo dõi người bệnh tăng lipid máu. Các chỉ số sẽ giúp đánh giá nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, từ đó đưa ra phương pháp điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị.

   Bên cạnh đó, xét nghiệm cholesterol toàn phần cũng giúp theo dõi chức năng gan và mức độ phát triển của bệnh lý gan. Xét nghiệm này còn giúp ích trong việc xác định hội chứng giảm hấp thu và hỗ trợ cho chẩn đoán các tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.

 

Định lượng cholesterol toàn phần giúp chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý

Định lượng cholesterol toàn phần giúp chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý

 

Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần

   Kết quả xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Chế độ ăn uống: Nếu vừa ăn các thực phẩm giàu cholesterol như trứng, nội tạng động vật,... thì nồng độ cholesterol máu sẽ tăng lên, kết quả xét nghiệm cũng tăng theo.
  • Một số loại thuốc như: Thuốc an thần, lansoprazol, levodopa, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu thiazid, vitamin D, phenytoin, phenobarbital,... cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Lượng cholesterol máu mùa đông thường cao hơn mùa hè khoảng 8%.

    Vì vậy, trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần, người bệnh cần nhịn ăn từ 9 - 12 tiếng. Cùng với đó, người bệnh chỉ nên uống nước lọc, không nên uống cafe, nước ngọt, sữa,... Đặc biệt, người bệnh không được uống rượu, bia, chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng trong vòng 24 giờ.

 

Cần làm gì khi chỉ số định lượng cholesterol toàn phần cao?

   Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu chỉ số nằm trong mức an toàn thì bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu các chỉ số cao hơn bình thường thì bạn cần có biện pháp khắc phục. Theo đó:

  • Giảm ăn các chất béo bão hòa: Đây là loại chất béo có hại làm tăng nồng độ LDL cholesterol. Chất béo bão hòa tồn tại trong các loại mỡ động vật, thực phẩm đã qua chế biến, dầu thực vật đã qua quá trình hydro hóa, bơ thực vật,...
  • Sử dụng thực phẩm giàu acid béo omega-3: Đây là một loại chất béo tốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mất trí nhớ hoặc tăng huyết áp. Loại acid béo này có trong cá hồi, cá thu, cá trích, các loại hạt,...
  • Bổ sung chất xơ: Điều này sẽ giúp làm giảm hấp thụ cholesterol vào máu. Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: Các loại rau xanh, rau mầm, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Tăng cường tập thể dục, chơi thể thao hàng ngày.
  • Bỏ hút thuốc lá, không uống rượu, bia và giảm cân.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề “Cholesterol là gì? Định lượng cholesterol toàn phần để làm gì?”. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh động mạch vành: Những điều nên biết và cần làm

Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy, trong số các ca tử vong do bệnh tim mạch tại quốc gia này thì có đến 41,3% là bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, cao hơn nhiều so với các bệnh khác như đột quỵ, cao huyết áp, suy tim…

Mắc bệnh suy tim sống được bao lâu?

Bệnh suy tim sống được bao lâu? - chỉ 20% người bệnh suy tim giai đoạn cuối sống được trên 5 năm, tuổi càng cao nguy cơ tử vong càng cao…

Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng

Khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường, bạn nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp và trung bình.

Mỡ máu và tiểu đường: Bộ đôi sát thủ đe dọa tính mạng

Người bệnh tiểu đường vốn đã có nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, đột quỵ, tai biến mạch máu não… Nếu mắc thêm bệnh mỡ máu, nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch lại càng tăng cao hơn.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà