Mục lục [Ẩn]
Sa sút trí tuệ là một tình trạng vô cùng phổ biến ở những người có tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số người trẻ tuổi mắc phải hội chứng này cũng đang ngày càng gia tăng.
Đây là điều rất đáng báo động vì nó làm suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây sa sút trí tuệ và cách phòng ngừa nhé!
Điểm mặt các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ là gì?
Não bộ của chúng ta chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và hàng nghìn tỷ kết nối giữa chúng. Mạng lưới này giúp chúng ta có thể học tập, ghi nhớ, nhận thức, hành động, điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng.
Chứng sa sút trí tuệ xảy ra khi các tế bào thần kinh chết đi quá nhiều và các kết nối giữa chúng cũng biến mất theo. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
Tuổi tác
Khi đến tuổi trưởng thành, các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu chết dần đi. Càng có tuổi, số lượng tế bào thần kinh bị chết đi sẽ ngày càng tăng lên. Đây chính là lý do tại sao người có tuổi thường dễ bị đãng trí, mau quên, mất trí nhớ, chậm chạp và kém linh hoạt hơn so với khi còn trẻ.
Chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng
Não bộ cần được cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin, acid amin, nguyên tố vi lượng để hoạt động ổn định. Việc thiếu hụt vitamin B6, B1, B12, đồng, vitamin E có thể gây ra các triệu chứng của sa sút trí tuệ.
Thiếu iod cũng khiến cơ thể trở nên trì trệ, nhận thức kém, khả năng làm việc trí óc bị hạn chế. Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi, kém tập trung, mất tỉnh táo.
Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ
Sử dụng các chất gây nghiện
Sử dụng các chất gây nghiện sẽ đẩy nhanh tốc độ chết đi của các tế bào thần kinh. Trong đó, cocaine, amphetamine, heroin,... là những chất có tác hại đáng kể nhất. Amphetamine có thể làm tăng nồng độ dopamin lên đến 15 lần, cùng với đó là tăng nồng độ serotonin và noradrenalin.
Sự phóng thích quá mạnh mẽ này sẽ dẫn đến cạn kiệt chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó, các tế bào thần kinh bị chết dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ.
Bên cạnh đó, nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu cũng là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ sớm. Các nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ nói chung lên đến 30%.
Người ta cũng nhận thấy rằng, uống một ly bia cũng có thể khiến 100.000 tế bào thần kinh chết đi. Một cơn say rượu có thể giết chết 10 triệu tế bào thần kinh.
Mất nước
Trung bình, nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, mất nước sẽ gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan. Mất nước sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng thận, gây táo bón, ảnh hưởng đến khớp và suy giảm chức năng não bộ.
Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần mất đi 1,4% lượng nước cũng có thể làm suy giảm tâm trạng và sự tập trung. Mất đi 1,6% lượng nước sẽ gây hại cho trí nhớ, giảm khả năng lao động trí óc,...
Căng thẳng, stress thường xuyên
Căng thẳng, stress là vấn đề vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại. Căng thẳng, stress thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, đau đầu, lão hóa,...
Với hệ thần kinh, căng thẳng, stress có thể gây ức chế não bộ, co rút não,... Căng thẳng sẽ khiến các tổn thương ở não xuất hiện nhanh hơn, làm bệnh Alzheimer trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bị căng thẳng thường dễ bị mất ngủ, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Căng thẳng, stress khiến nhiều người trẻ bị sa sút trí tuệ
Mất ngủ
Mất ngủ có liên quan mật thiết đến chứng sa sút trí tuệ, nhất là bệnh Alzheimer. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy, mất ngủ làm gia tăng sự xuất hiện của các mảng bám amyloid beta quanh các tế bào thần kinh và khớp thần kinh (synap).
Mất ngủ cũng khiến các tế bào hình sao trong não hoạt động sai cách. Thay vì dọn dẹp những hư hại, thì chúng tấn công vào cả các tế bào bình thường. Điều này là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.
Do thiếu máu não
Não bộ chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể, nhưng lại cần đến 20% tổng lượng máu. Thiếu máu sẽ làm giảm lượng oxy lên não, khiến cho tác tế bào thần kinh chết đi. Số lượng tế bào thần kinh chết càng nhiều, thì nguy cơ sa sút trí tuệ càng cao.
Thiếu máu não nghiêm trọng có thể gây đột quỵ, để lại di chứng về nhận thức và vận động. Nguyên nhân gây thiếu máu não là do xơ vữa động mạch, hẹp động mạch,...
Rối loạn lo âu, trầm cảm
Rối loạn lo âu, trầm cảm và sa sút trí tuệ có sự tác động qua lại lẫn nhau. Rối loạn lo âu, trầm cảm là kết quả của sang chấn tâm lý, căng thẳng stress, mất ngủ,... Trầm cảm khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi về thể chất, tinh thần, suy nghĩ tiêu cực, tự cô lập bản thân, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Cách phòng ngừa sa sút trí tuệ
Hiện nay, các triệu chứng sa sút trí tuệ đang ngày càng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi. Nếu không chủ động phòng ngừa, theo thời gian, tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh lý.
Do đó, để phòng ngừa sa sút trí tuệ, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:
Ngừng làm những việc gây chết tế bào thần kinh
- Không dùng các chất kích thích, chất gây nghiện như: ma túy, thuốc lá, rượu, bia.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: tinh bột lành mạnh, chất béo Omega-3, phospholipid, lecithin, tyrosine, tryptophan, vitamin nhóm B, C, E, magie, sắt, kẽm, mangan, iod,...
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ sâu sẽ giúp loại bỏ các mảng bám amyloid, bảo vệ tế bào thần kinh. Nếu đang bị mất ngủ, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniSleep + và BoniHappy +.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giảm căng thẳng, giao lưu với mọi người, tham gia các hoạt động xã hội, có cho mình những mối quan hệ lành mạnh.
- Kiểm soát các bệnh lý mãn tính như mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch,...
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Tăng tốc độ sản sinh tế bào thần kinh mới
Trên thực tế, có đến 700 tế bào thần kinh được tạo ra trong hồi hải mã mỗi ngày. Đây là cấu trúc liên quan đến khả năng học tập, ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và tâm trạng.
Điều này sẽ giúp bù đắp các tế bào chết đi, làm chậm sự xuất hiện của chứng sa sút trí tuệ. Để tăng tốc độ sản xuất tế bào thần kinh mới, bạn cần:
- Giữ cho não bộ luôn hoạt động bằng cách đọc sách, học kỹ năng mới, rèn luyện khả năng tư duy, ghi nhớ.
- Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A, D, kẽm, acid folic, curcumin, flavonoid,...
- Tập thể dục mỗi ngày.
- Quan hệ tình dục điều độ.
- Tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về nguyên nhân gây sa sút trí tuệ và cách phòng ngừa. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
- Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay