Đục thủy tinh thể ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhập: Thứ ba, 07/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Người già là đối tượng rất dễ mắc phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau. Trong đó, đục thủy tinh thể là tình trạng vô cùng phổ biến. Nó khiến cho người bệnh không còn nhìn mọi vật được rõ ràng như trước, thậm chí là mù lòa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở người già, và cách điều trị nhé!

 

Đục thủy tinh thể ở người già

Đục thủy tinh thể ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Đục thủy tinh thể ở người già - phân loại và dấu hiệu

   Mắt của chúng ta chứa 1 bộ phận gọi là thể thủy tinh, thể thủy tinh giống như một thấu kính, đóng vai trò truyền tiếp tia sáng để hội tụ tại võng mạc. Bình thường, thể thủy tinh sẽ trong suốt, cho phép ánh sáng đi qua một cách dễ dàng.

 

Cấu tạo của mắt

Cấu tạo của mắt

 

    Tuy nhiên, ở người già, thể thủy tinh có thể bị vẩn đục, khiến cho đường đi của ánh sáng bị cản trở. Những hình ảnh hội tụ tại võng mạc trở nên mờ hơn, vì thế mà mắt của người bệnh không thể nhìn được một cách rõ ràng.

Phân loại đục thủy tinh thể ở người già

Theo hình thái

  • Đục nhân do phần nhân trung tâm của thủy tinh thể bị xơ cứng và chuyển màu vàng.
  • Đục vỏ bắt đầu từ rìa thể thủy tinh, rồi tủa ra như hình nan hoa tiến vào trung tâm.
  • Đục bao xảy ra ở phần biểu mô và bao trước thủy tinh thể.

Theo mức độ

  • Đục bắt đầu.
  • Đục tiến triển.
  • Đục gần hoàn toàn.
  • Đục hoàn toàn.

Dấu hiệu đục thủy tinh thể ở người già

   Khi bị đục thủy tinh thể, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Mắt nhìn khó khăn hơn vào ban đêm, nhanh bị mỏi mắt khi tập trung nhìn vào vật gì đó.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, lóa, mắt mờ như có màng che.
  • Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật.
  • Giảm khả năng nhận biết màu sắc.

   Các triệu chứng có thể nặng dần lên theo thời gian mắc bệnh. Cho đến khi thể thủy tinh bị mờ đục hoàn toàn, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

 

dấu hiệu của đục thủy tinh thể

Nhìn đôi là một dấu hiệu của đục thủy tinh thể ở người già

 

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở người già

   Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở người già thường gặp nhất gồm có:

Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, thường gặp ở độ tuổi từ 50 trở lên.
  • Do sử dụng điện thoại, máy tính nhiều, tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, tia lửa hàn,...
  • Ăn uống không đầy đủ, hấp thu kém khiến mắt bị thiếu chất dinh dưỡng.
  • Dùng các chất kích thích như rượu, bia, đặc biệt là hút thuốc lá.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại

Nguyên nhân do bệnh lý

  • Viêm màng bồ đào: Màng bồ đào được cấu tạo bởi mống mắt, thể mi và hắc mạc. Viêm màng bồ đào xảy ra khi những cấu trúc này bị viêm do vi khuẩn, nhiễm độc, bệnh tự miễn, chấn thương,... Khi tình trạng viêm tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể ở người già.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao có nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch và tĩnh mạch trung tâm, hoặc nhánh võng mạc. Điều này có thể gây ứ trệ, làm các chất trong mạch máu thoát ra khỏi thành mạch, đi vào võng mạc gây phù nề võng mạc, và làm đục dịch kính.
  • Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao sẽ khiến glucose trong máu khuếch tán vào thủy tinh thể. Glucose có thể được chuyển hóa thành sorbitol, tích lũy lại, ngấm vào thể thủy tinh, gây xơ hóa và gây đục. Nồng độ đường trong thủy dịch cao cũng gây glycat hóa protein, tạo ra chất độc với thủy tinh thể.

    Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể ở người già. Vậy, các phương pháp nào đang được sử dụng để điều trị bệnh lý này?

 

Cách điều trị đục thủy tinh thể ở người già

   Đối với các trường hợp nhẹ, người già mới bị đục thủy tinh thể, họ có thể sử dụng kính hỗ trợ, cùng với việc cung cấp dưỡng chất cho mắt, và sống trong điều kiện ánh sáng tốt.

   Đối với những trường hợp không đáp ứng, phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Có hai cách phẫu thuật thay thể thủy tinh là:

  • Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể (còn gọi là phẫu thuật Phaco): Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc. Sau đó, một thiết bị nhỏ sẽ được đưa vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, sau đó hút các mảnh nhỏ này ra. Hiện nay, hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể đều được thực hiện bằng phương pháp này.
  • Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra, sau đó hút bỏ phần còn sót lại.

   Sau khi thủy tinh thể bị lấy đi, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí đó. Đây là 1 thấu kính nội nhãn rất nhỏ, được chế tạo phù hợp với mắt người và sẽ trở thành một phần vĩnh viễn của mắt. Thị lực của người bệnh sau phẫu thuật sẽ được cải thiện tốt với kính nội nhãn.

   Tuy nhiên, một số trường hợp không thể đặt kính nội nhãn vì đang có bệnh mắt khác hoặc có tai biến khi phẫu thuật. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ.

 

phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo

Phương pháp phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo cho người bệnh

 

Cách phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người già

   Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn có thể phòng ngừa, hay làm chậm tốc độ phát triển khi mắc đục thủy tinh thể:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu beta caroten, vitamin A, E, C, lutein và zeaxanthin như: Rau cải, rau bina, dâu tây, bưởi, hạnh nhân, óc chó, bơ, mướp đắng, ớt chuông đỏ, cà rốt,...
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đồ ăn chiên rán, đồ ăn đóng hộp,...
  • Không uống rượu, bia, ngừng hút thuốc lá.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài. nếu bắt buộc phải sử dụng, bạn nên tuân theo quy tắc 20 - 20 - 20. Cụ thể, cứ cách 20 phút nhìn vào màn hình, thì bạn nên nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét), trong vòng 20 giây.
  • Đeo kính chống tia UV khi đi ngoài trời nắng.
  • Nếu có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường thì nên đi khám định kỳ.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và nên tập ngoài trời, việc nhìn ra xa sẽ giúp mắt được thư giãn.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả hiểu thêm về nguyên nhân, cách điều trị, cũng như cách phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người già. Mời các bạn liên hệ đến hotline 1800.1044 để được tư vấn về các bệnh lý mà người già dễ mắc phải như tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch, phì đại tuyến tiền liệt, viêm đại tràng mãn tính, hen phế quản,...

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh quáng gà, cũng như các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà