Mục lục [Ẩn]
Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt thường ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh của những người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu không có kiến thức và kinh nghiệm để tránh những yếu tố xấu thì bệnh tình sẽ ngày càng tiến triển nặng nề hơn. Vậy cụ thể người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên kiêng gì trong cuộc sống hằng ngày? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết này nhé!
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên kiêng gì ?
Tổng quan về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?
Suy giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một trong những bệnh lý mãn tính liên quan đến hệ thống tĩnh mạch phổ biến nhất trên thế giới.
Bệnh lý này được đặc trưng bởi tình trạng các tĩnh mạch thuộc hệ thống 2 chi dưới bị suy giãn, căng phồng ra dẫn tới bị giảm hoặc mất chức năng vận chuyển máu trở về tim.
Các yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này bao gồm: tuổi cao, thừa cân, béo phì, đứng nhiều, ngồi nhiều, ít vận động, mặc quần bó sát hai chân, đi giày cao gót thường xuyên, phụ nữ mang thai, sự rối loạn nội tiết hay yếu tố di truyền…
Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Biến chứng xuất huyết, chảy máu: các tĩnh mạch ngày càng giãn nở, căng phồng đến 1 thời điểm nào đó có thể bị vỡ ra và máu trong lòng mạch sẽ chảy ra ngoài.
- Biến chứng viêm nhiễm, loét da, hoại tử: sự biến đổi của tổ chức mô và huyết học tại vùng suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lở loét và thậm chí là hoại tử.
- Biến chứng huyết khối, đột quỵ: Sự lắng đọng máu kéo dài trong lòng tĩnh mạch sẽ dễ dẫn đến những biến đổi huyết học và hình thành nên các cục máu đông hay còn gọi là huyết khối. Các huyết khối có thể di chuyển theo dòng máu gây tắc động mạch chủ hoặc tắc mạch phổi tim dẫn tới thuyên tắc phổi, đột quỵ, suy hô hấp và tử vong.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên kiêng gì trong ăn uống?
Chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát cân nặng, hạn chế béo phì với người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là điều rất cần thiết. Vì trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực dồn lên hai chân sẽ càng nhiều khiến cho các tĩnh mạch hay mạch máu ở chi dưới luôn phải chịu sức ép dẫn tới suy giảm khả năng vận chuyển máu về tim và gây ứ đọng máu trong lòng mạch.
Người bệnh chú ý nên ăn uống một cách cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhiều các thức ăn giàu đạm, giàu mỡ, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng… Đồng thời bổ sung đầy đủ các loại rau xanh, hoa quả trái cây trong các bữa ăn hằng ngày vì chúng sẽ cung cấp nhiều chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên kiêng ăn đồ nhiều dầu mỡ
Bên cạnh đó, vì suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, do đó, bệnh nhân cần phải kiêng những đồ ăn thức uống không tốt cho tim mạch như:
- Các đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ: Ngoài khiến cơ thể tăng cân, tích mỡ, nhóm thực phẩm này còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, dễ dẫn đến xơ vữa mạch máu và làm cho tình trạng của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch trở nên xấu đi.
- Các đồ ăn chứa nhiều đường, bánh kẹo cũng làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở người bệnh.
- Rượu bia, đồ uống có cồn: gây giãn mạch, rối loạn tuần hoàn máu khiến cho bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển nhanh hơn.
- Nước ngọt có ga: vì loại đồ uống này có chứa nhiều đường, đồng thời có các hóa chất tạo ngọt, chất điều vị, phẩm màu... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên kiêng gì trong đời sống sinh hoạt?
Đứng nhiều, ngồi nhiều
Những người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần phải kiêng đứng nhiều, ngồi nhiều, ít vận động vì đây là thói quen ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý suy giảm chức năng vận chuyển máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở vùng chi dưới. Do đó việc đứng ngồi nhiều, ít vận động sẽ khiến cho tình trạng máu xấu bị ứ đọng ở 2 chi cũng như sự giãn nở tĩnh mạch chân ngày càng nặng hơn.
Nếu công việc của người bệnh bắt buộc phải đứng nhiều ngồi nhiều thì nên ngồi kê cao chân hơn so với bình thường và có thói quen vận động đi lại sau mỗi khoảng thời gian 30 phút để cho tuần hoàn máu, khả năng lưu thông khí huyết tốt hơn.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch không nên vận động mạnh
Mặc đồ bó sát, đi giày cao gót
Việc mặc quần áo chật chội, bó sát là điều cần phải kiêng với người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhất là mặc đồ bó sát ở vùng eo, vùng đùi sẽ làm cản trở lưu lượng máu từ hai chân trở về tim và khiến cho sự ứ đọng máu xấu ở chi dưới càng nặng hơn.
Đặc biệt với phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch thì cần phải hạn chế thói quen đi giày cao gót. Vì thói quen làm đẹp này khiến cho áp lực sẽ tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân, dẫn đến lực đẩy máu từ chân về tim bị giảm đi đáng kể.
Bị suy giãn tĩnh mạch chân thì không nên đi giày cao gót
Ngâm chân nước nóng
Đây là một trong những thói quen thường thấy ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên với suy giãn tĩnh mạch chân thì đây là một việc làm rất không tốt. Vì theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc đó, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to làm tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.
Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện các bệnh lý mạn tính đang ngày càng được ưa chuộng vì vừa mang lại hiệu quả cao vừa an toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thuốc tây.
Nếu như người bệnh suy giãn tĩnh mạch đang tìm kiếm thảo dược quý vừa giúp giảm các triệu chứng khó chịu vừa giúp phòng ngừa biến chứng thì cây chổi đậu (butcher’s broom) là 1 trong những sự lựa chọn tốt nhất.
Cây chổi đậu
Cây chổi đậu – Thảo dược quý cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Cây chổi đậu có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn, giúp giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng chân, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch và giúp tĩnh mạch khỏe hơn.
Đặc biệt nếu sử dụng cây chổi đậu kết hợp với Ginkgo biloba (bạch quả) sẽ tăng cường thêm hiệu quả giúp tăng tuần hoàn máu, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông và giúp giảm nguy cơ biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Ứng dụng những nghiên cứu về công dụng của cây chổi đậu và bạch quả, tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ đã cho ra đời sản phẩm vượt trội dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch với tên gọi là BoniVein +.
BoniVein + – Bí quyết chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch từ Mỹ
BoniVein + là sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch được các chuyên gia đánh giá rất cao vì công thức thành phần vô cùng toàn diện cùng công nghệ bào chế hiện đại hàng đầu thế giới.
BoniVein + – Công thức thảo dược toàn diện cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Không chỉ có cây chổi đậu và bạch quả, trong thành phần của BoniVein + còn có 7 thành phần quý khác với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên được nghiên cứu và tuyển chọn kỹ lưỡng từ nhiều nơi trên thế giới. Tất cả kết hợp hài hòa với nhau tạo nên công thức đột phá cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch:
- Hạt dẻ ngựa: Với hoạt chất Aescin vừa giúp làm bền thành mạch, van tĩnh mạch, cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch vừa giúp giảm phù nề, chống sưng viêm.
- Rutin được chiết xuất từ hoa hòe: Có tác dụng chống oxy hóa, làm bền và giảm tính thấm của thành mạch, giúp bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mạch máu. Thiếu chất này thì khả năng chịu đựng của mạch máu có thể bị giảm dẫn tới hiện tượng dễ bị đứt vỡ.
+ Diosmin và hesperidin: Đây là các flavonoid được chiết xuất từ vỏ họ cam chanh có tác dụng giúp bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch, tăng cường tính bền của thành mạch, chống viêm, giảm hiện tượng sưng phù, đau nhức.
+ Hạt nho, vỏ thông, lý chua đen: Có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, bảo vệ thành mạch.
Cơ chế tác dụng của BoniVein +
Cảm nhận của người bệnh về hiệu quả của BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein + đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch chân, suy van tĩnh mạch chi dưới… Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:
Chị Nguyễn Thị Diệu, 32 tuổi, ở 105 Trường Chinh, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Chị Nguyễn Thị Diệu
“Nhớ trước kia, khi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trở năng, chị thường xuyên bị nặng chân, tê bì, chuột rút, đau nhức khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị bị đảo lộn. Lúc nào chị cũng phải mặc quần dài để che đi đôi chân xấu xí, nổi đầy những tĩnh mạch xanh tím ngoằn ngoèo ; còn bây giờ triệu chứng đã hết, chị đã quay trở lại được với cuộc sống thường nhật, tất cả là nhờ BoniVein + đấy. Sau khi dùng sản phẩm này khoảng 1 tháng, các triệu chứng nặng mỏi, tê chân đều đã thuyên giảm đáng kể. Chị kiên trì dùng thêm, giờ đây chị đã có thể tự tin diện những bộ váy mà mình yêu thích vì những tĩnh mạch nổi đầy chân cùng với những mảng thâm tím đã mờ, chân chị đã lại trắng trẻo như xưa rồi. ”.
Chú Trần Hưng Bằng - 65 tuổi số tổ 9, khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Chú Trần Hưng Bằng
“Chú bị suy giãn tĩnh mạch, chân đau buốt, nhức mỏi dọc từ bắp đùi trở xuống khiến chú mất ngủ cả đêm, chân nổi các mảng thâm tím giống như màu các vết tụ máu khi bị va đập mạnh, sau đó là những đường gân ngoằn ngoèo nổi to như con giun, chú có dùng thuốc tây, thực hiện chế độ kiêng khem theo lời khuyên của bác sĩ một thời gian nhưng không đỡ, cuối cùng chú phải đi phẫu thuật bằng laser nhưng một thời gian sau bệnh lại tái phát. Từ ngày sử dụng BoniVein + không những triệu chứng đã hết mà tĩnh mạch cũng mờ đi, đến nay chú dùng BoniVein + đã được 3 năm mà chưa thấy có triệu chứng bệnh tái phát”.
Hy vọng rằng những thông tin và kiến thức chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp độc giả có được câu trả lời cho vấn đề người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân kiêng gì trong đời sống sinh hoạt. Mọi thắc mắc khác xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ 1800 1044 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
XEM THÊM: