Hiểm họa khi dùng thuốc giảm đau để trị suy giãn tĩnh mạch

Cập nhập: Thứ năm, 17/11/2016

Người bị đau nhức chân, tê nặng chân, vọp bẻ, nổi gân xanh ở chân nghi bị suy giãn tĩnh mạch cần đi khám để được chữa trị đúng cách.

Suy giãn tĩnh mạch là rối loạn chỉ tình trạng suy giảm chức năng của tĩnh mạch. Tĩnh mạch là mạch máu có vai trò đường dẫn, giúp đưa máu từ khắp nơi về tim để thực hiện quá trình tuần hoàn làm “tươi máu” trở lại. Trong lòng tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều nên máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định, không có hiện tượng chảy ngược trở lại.

 

Hậu quả nặng nề là cục máu đông

Suy giãn tĩnh mạch (chủ yếu gặp ở tĩnh mạch nông) là tình trạng tĩnh mạch bị giãn, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim, làm cho dòng máu chảy theo chiều trái ngược. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương. Bệnh có những triệu chứng như đau, tê nặng chân, vọp bẻ, nổi gân xanh, loét chân... Hậu quả nặng nề nhất trong suy giãn tĩnh mạch là máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim rồi sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (động mạch bị xơ vữa) thì rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch máu não làm thiếu máu não gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim). Nếu cục máu đông đi về phổi và gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Về điều trị suy giãn tĩnh mạch, nhất là suy giãn tĩnh mạch chân, thường dùng 1 hay kết hợp 3 phương pháp. Phổ biến nhất là dùng băng ép (gọi là vớ ép y khoa mang vào chân) nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa 2 hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Thứ hai là dùng thuốc làm bền chắc thành tĩnh mạch ( hạt dẻ ngựa, rutin, flavonoid từ vỏ cam chanh, hạt nho, vỏ thông, bạch quả,...) hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ. Thứ ba là phẫu thuật loại bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.

Coi chừng tác dụng phụ

Nên lưu ý, suy giãn tĩnh mạch là bệnh lành tính nhưng sẽ có biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Có tình trạng là người bệnh tự ý mua thuốc giảm đau về dùng. Trong trường hợp này, sẽ là sai lầm nếu dùng thuốc trị viêm xương khớp để trị suy giãn tĩnh mạch.

Trong chữa trị viêm xương khớp để trị đau và viêm, người ta phải dùng các thuốc chống viêm giảm đau. Thuốc được khuyến cáo dùng đầu tiên là paracetamol, nhưng paracetamol chỉ hiệu quả khi viêm xương khớp loại nhẹ. Khi bị đau từ trung bình trở lên, người ta bắt buộc dùng thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID). Thuốc NSAID cổ điển như aspirin, diclofenac, ibuprofen... có tác dụng chống viêm giảm đau tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là đau dạ dày, làm loét, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa. Còn thuốc NSAID mới gọi là thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celecoxib, etoricoxib có thể gây hại về tim mạch. Người bệnh dùng thuốc trị viêm xương khớp để trị suy giãn tĩnh mạch một cách tùy tiện có thể giảm đau ban đầu nhưng không cải thiện được tình trạng suy giãn tĩnh mạch và có thể nặng thêm. Mặt khác, dùng thuốc không đúng sẽ bị các tác dụng phụ như hại gan, viêm loét dạ dày tá tràng, hại tim mạch.

 

Xem thêm: Vượt qua nỗi mặc cảm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

Bài viết cùng chủ đề

Đồng Nai: Kiểm soát hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch - quá đơn giản!

Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa (61 tuổi, ở tổ 20, kp2, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai), điện thoại: 01677.567.681

So sánh BoniVein và các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

BoniVein và các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có gì khác nhau? Sử dụng BoniVein + thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Mang giày cao gót có gây suy giãn tĩnh mạch không?

Đi giày cao gót còn là một nguyên nhân dẫn tới suy giãn tĩnh mạch, chúng ta cùng tìm hiểu về tác hại này của giày cao gót trong bài viết dưới đây nhé.

Đi lại khỏe mạnh sau 4 năm đau đớn vì suy giãn tĩnh mạch chân

Cô Phạm Thị Xoan, 65 tuổi, ở tổ 1, khu Yên Lâm 4. Phường Đức Chính, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi