Hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn

Cập nhập: Thứ ba, 25/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có bao giờ không thể ngủ sớm vào ban đêm dù rất muốn ngủ? Dậy sớm có phải là một điều khó khăn với bạn không? Nếu có, bạn rất có khả năng bị hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn (Delayed sleep phase syndrome  - DSPS). Dưới đây là những điều bạn nên biết về hội chứng này: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, tác hại trên sức khỏe và cách khắc phục.

 

Hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn là gì?

Hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn là gì?

 

Hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn là gì?

   Hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn (DSPS) là một rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học, khiến thời gian ngủ và thức của bạn muộn hơn nhiều so với hầu hết mọi người. Hội chứng này xảy ra do đồng hồ sinh học của bạn bị chậm trễ hơn so với thời gian ngủ và thức truyền thống.

   Hội chứng này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và gây ảnh hưởng đến lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở một số người, hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn kéo dài đến lứa tuổi trưởng thành.

Số liệu thống kê cho thấy hội chứng này gây ảnh hưởng đến 16% thanh thiếu niên và 3% người lớn.

 

Dấu hiệu nhận biết hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn:

  • Khó đi vào giấc ngủ: Bạn khó có thể đi ngủ trước 1 giờ sáng. Mặc dù bạn đã cố gắng đi ngủ mỗi đêm vào một thời điểm hợp lý, nhưng bạn vẫn trằn trọc trong nhiều giờ.
  • Khó dậy sớm: Ngủ không đúng giờ khiến bạn rất khó dậy sớm vì ngủ không đủ giấc.
  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày: Nếu bạn phải thức dậy sớm và ngủ không đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Thậm chí, bạn còn ngủ gật ở trường hoặc nơi làm việc.
  • Ngủ ngon giấc vào những ngày nghỉ: Bạn cảm thấy vô cùng thoải mái vào những ngày được phép ngủ nướng, ví dụ cuối tuần hoặc ngày lễ. Thời gian thức dậy tự nhiên của bạn thường vào cuối buổi sáng hoặc quá trưa.

 

Những tác hại tiêu cực của hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn

   Hội chứng này tưởng chừng vô hại nhưng lại dẫn đến tình trạng thiếu ngủ mãn tính ở người mắc, mang lại nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt trong cuộc sống của họ: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

  Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Tăng huyết áp,
  • Bệnh tiểu đường,
  • Bệnh tim,
  • Đột quỵ,
  • Béo phì,
  • Bệnh thận.

Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ chấn thương, thậm chí tử vong do té ngã, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

   Ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bệnh nhân. Một nghiên cứu đánh giá năm 2018 của Trường Đại học Northwestern ( Hoa Kỳ) đã tìm thấy mối liên hệ giữa hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn và các vấn đề về sức khỏe tâm thần – 70% người mắc hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn bị rối loạn tâm thần (ví dụ như trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực).

 

Thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc

Thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc

 

Ngoài ra, hội chứng này còn dẫn đến các triệu chứng như:

  • Cáu gắt.
  • Thất vọng.
  • Thiếu tập trung, gặp khó khăn khi học tập, làm việc.
  • Do dự, khả năng ra quyết định kém.
  • Thời gian đưa ra phản ứng chậm,
  • Không có khả năng đánh giá các phản ứng và cảm xúc của người khác.
  • Căng thẳng nghiêm trọng.
  • Có xu hướng sử dụng thuốc hoặc các chất gây nghiện.
  • Có ý nghĩ tự tử.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

   Các triệu chứng của hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn như: Thiếu ngủ, buồn ngủ quá mức vào ban ngày, mệt mỏi mãn tính,… có thể mang đến những hậu quả tiêu cực cho bệnh nhân như:

  • Thường xuyên đi học và đi làm muộn, hoặc nghỉ học/ nghỉ làm do thức dậy muộn.
  • Kết quả học tập hoặc công việc kém.
  • Có nguy cơ bỏ học hoặc bị sa thải cao hơn.
  • Có nguy cơ thất bại trong nghề nghiệp hoặc học tập cao hơn.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, dễ xung đột với người khác do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.

 

Nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn

   Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn:

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Có 2 hormone giúp duy trì chu kỳ giấc ngủ của bạn là melatonin (hormone thúc đẩy cảm giác buồn ngủ vào đêm) và cortisol (hormon tạo cảm giác tỉnh táo vào mỗi buổi sáng). Sự mất cân bằng các hormone này dẫn đến hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn.
  • Di truyền học: Hội chứng này có khả năng di truyền, vì vậy bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn nếu người thân trong gia đình mắc bệnh này.
  • Tuổi dậy thì: Nhịp sinh học cơ thể bạn thay đổi khi bạn đến tuổi dậy thì, vì vậy nó khiến cho giấc ngủ của bạn hơi chậm trễ là điều bình thường. Nhưng nếu nó khiến giấc ngủ của bạn bị chậm trễ quá nhiều, thường là do hormone melatonin bị dao động, cũng có khả năng dẫn đến hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn.
  • Do thói quen: Hội chứng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn không tiếp xúc đủ ánh sáng vào ban ngày và tiếp xúc quá nhiều ánh sáng từ các thiết bị điện tử, đèn,... vào ban đêm.

 

Khắc phục hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn như thế nào?

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn:

  • Vệ sinh giấc ngủ: Thực hành thói quen vệ sinh giấc ngủ lành mạnh giúp bạn có thời gian đi ngủ và chất lượng giấc ngủ tốt hơn: Duy trì môi trường ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh; tuân thủ thói quen ngủ và thức vào một giờ nhất quán; tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ; không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thức ăn cay nóng vào mỗi tối,…
  • Liệu pháp thời gian: Đây là một kỹ thuật hành vi giúp bạn thay đổi dần thời gian ngủ và thức bằng cách ngủ sớm hơn một chút mỗi ngày (ví dụ mỗi ngày ngủ sớm hơn 15 phút) cho đến khi bạn có khả năng đi ngủ và thức dậy vào giờ mong muốn.
  • Liệu pháp ánh sáng: Đồng hồ sinh học của cơ thể được đồng bộ hóa với ánh sáng. Vì cơ thể chúng ta được lập trình về mặt sinh học để hoạt động khi trời sáng và đi ngủ khi trời tối. Vì vậy, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào mỗi buổi sáng và tắt hết các thiết bị phát sáng khi trời tối giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học của bạn, để nó đồng bộ hơn với môi trường bên ngoài.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung melatonin: Melatonin giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ theo nhịp ngày đêm, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Bạn hãy chọn sản phẩm bổ sung melatonin từ những công ty uy tín trên thị trường để đạt được hiệu quả tốt nhất, ví dụ sản phẩm BoniSleep + từ Mỹ.

    Ngoài melatonin, BoniSleep + còn là sự kết hợp toàn diện của các loại thảo dược, vitamin và các nguyên tố vi lượng, các chất dẫn truyền thần kinh như:

  • Lactium chiết xuất từ đạm sữa: Lactium giúp tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
  • L-theanine, GABA, 5-HTP: Nhóm những thành phần này có tác dụng giúp kích thích sản xuất các sóng não alpha một cách trực tiếp, tạo ra trạng thái thư giãn sâu và tinh thần thoải mái, giúp làm dịu tình trạng căng thẳng hiệu quả.
  • Cây nữ lang, hoa cúc, Ashwagandha, Rhodiola rosea, ngọc trai, lạc tiên, hoa bia: Các thảo dược này có tác dụng giúp an thần, giảm bồn chồn, lo âu, giúp bạn ngủ ngon giấc.

 

BoniSleep

Sản phẩm BoniSleep + với công thức toàn diện giúp bạn khắc phục các vấn đề về giấc ngủ

 

   Với các thành phần như trên, BoniSleep + là giải pháp tối ưu cho người bệnh mất ngủ do stress, giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần, nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn cho người sử dụng.

   Mong rằng bài viết trên này đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn: nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp khắc phục. Hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn khiến bạn bị thiếu ngủ mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của bạn. BoniSleep + là một giải pháp toàn diện giúp bạn khắc phục các triệu chứng của hội chứng này dễ dàng và an toàn hơn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về giấc ngủ và BoniSleep +, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Gia Lai: Có BoniSleep, không lo mất ngủ vì stress

Anh Đặng Thế Nam, 49 tuổi ở số 1, Nguyễn Thị Minh Khai, Pleiku, Gia Lai.

Điểm danh 5 tác hại của thức khuya với sức khỏe

Bạn càng thức khuya, các tác hại càng nhiều. Vậy cụ thể, những tác hại của thức khuya là gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!

3 Điều cần lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ khi sử dụng BoniSleep

Chúng ta cần lưu ý gì khi sử dụng sản phẩm BoniSleep để sớm lấy lại giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết ngay sau đây nhé!

Ăn gì dễ ngủ? Top 7 thực phẩm giúp ngủ ngon bạn không nên bỏ lỡ

Khi bị mất ngủ, bạn sẽ vô cùng mệt mỏi, suy giảm khả năng tư duy và sáng tạo linh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bắt đầu từ chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy cụ thể ăn gì dễ ngủ?

Stress và sang chấn tâm lý do đại dịch Covid-19 phải làm sao?

Stress và sang chấn tâm lý do đại dịch Covid-19 phải làm sao?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

BoniSleep

Loại: Giá: Số lượng:
BoniSleep+ 30V 405.000đ/Hộp
BoniHappy+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Những tác hại đáng sợ do thiếu ngủ gây ra sẽ khiến bạn phải giật mình

Những tác hại đáng sợ do thiếu ngủ gây ra sẽ khiến bạn phải giật mình

Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu đối với tất cả chúng ta. Thế nhưng, ngày nay, đặc biệt là những người trẻ thường đánh giá thấp tầm quan trọng của giấc ngủ. Họ có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi