Mục lục [Ẩn]
Mỗi đêm, bạn thường nằm trằn trọc nhiều tiếng đồng hồ nhưng vẫn không ngủ được. Khi ngủ được rồi thì rất dễ bị thức giấc và khó ngủ lại. Đó là những triệu chứng của tình trạng khó ngủ về đêm. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung… mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như: các bệnh tim mạch, thần kinh… Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ về đêm là gì và giải pháp khắc phục như thế nào là hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Khó ngủ về đêm là tình trạng như thế nào?
Khó ngủ về đêm là tình trạng như thế nào?
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc. Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình mỗi đêm khoảng 7-8 tiếng (dao động 4-11 tiếng/đêm tùy độ tuổi.)
Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta thường có giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc) và cả chất lượng (khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ lơ mơ hay gặp ác mộng). Đây được coi là tình trạng khó ngủ về đêm.
Dấu hiệu của tình trạng khó ngủ về đêm:
- Rất khó để đi vào giấc ngủ, thường nằm trằn trọc nhiều tiếng đồng hồ nhưng vẫn không ngủ được dù đã đi ngủ từ rất sớm.
- Thức giấc nhiều lần suốt đêm và khi đã tỉnh dậy thì rất khó để ngủ lại.
- Thường thức dậy sớm và không có cảm giác được nghỉ ngơi sau giấc ngủ ban đêm.
- Đêm khó ngủ, không ngủ được nhưng ban ngày lại buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật.
- Thường xuyên mệt mỏi, lo âu, dễ cáu gắt và không tỉnh táo vào ban ngày.
- Khó tập trung, trí nhớ giảm sút
Tình trạng khó ngủ về đêm không chỉ khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm tập trung,... gây nhiều phiền toái cho công việc và cuộc sống thường ngày; mà nó còn dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bạn: tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, rối loạn lo âu... Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ về đêm
Khó ngủ về đêm do tuổi tác
Khó ngủ về đêm do tuổi tác
Khó ngủ về đêm là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi khi bước sang tuổi 60 trở đi. Vì nhiều nguyên nhân nên ở người già có sự thay đổi về chu kỳ thức - ngủ dẫn đến tình trạng trằn trọc mãi không ngủ được, ngủ ít hoặc thức dậy rất sớm.
Đầu tiên, khi tuổi càng cao thì khả năng tiết hormone tăng trưởng HGH (hormone giúp thiết lập giấc ngủ sinh lý tự nhiên) của cơ thể càng giảm sút. Do đó, người già thường gặp phải tình trạng khó ngủ về đêm.
Đặc biệt, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào lúc ngủ sâu, ngủ ngon sau 10 giờ tối. Vì thế, khi người già gặp tình trạng khó ngủ về đêm dẫn đến không ngủ được trong khoảng thời gian này thì hormone tăng trưởng HGH sẽ không được tiết ra đầy đủ, làm trầm trọng hơn tình trạng khó ngủ. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng khó ngủ về đêm ở người già dễ chuyển sang tình trạng mãn tính, kéo dài qua nhiều năm gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người.
Ngoài ra, khi chúng ta già đi, mọi cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa, trong đó có não bộ và hệ thần kinh dẫn đến sự rối loạn sản xuất nhiều hormone trong cơ thể. Đây là nguyên nhân làm giảm khả năng sản xuất hormone melatonin của tuyến tùng - hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ ngày đêm. Điều này cũng khiến người già bị khó ngủ về đêm.
Khó ngủ về đêm do căng thẳng, stress
Khó ngủ về đêm do căng thẳng, stress
Những áp lực khó khăn trong công việc và cuộc sống khiến chúng ta thường xuyên phải suy nghĩ, căng thẳng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng khó ngủ về đêm.
Căng thẳng, stress khiến não bộ phải làm việc liên tục cả ngày, cả đêm. Hệ thần kinh thường xuyên ở trạng thái hưng phấn dẫn đến tình trạng khó ngủ về đêm.
Đồng thời, khi bạn căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ phóng thích nhiều nội tiết tố (adrenalin, cortisol,...) giúp cơ thể tăng khả năng thích ứng. Những tác động này với cường độ cao và kéo dài dẫn đến ức chế quá mức khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy sụp, rối loạn giấc ngủ.
Khó ngủ về đêm do thay đổi nội tiết tố
Tình trạng khó ngủ về đêm cũng thường gặp ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh, do trong giai đoạn này cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự rối loạn nội tiết tố (estrogen, progesterone,...) trong giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như: căng thẳng, lo âu, bốc hỏa, đau khớp,... dẫn đến tình trạng khó ngủ về đêm ở phụ nữ trong giai đoạn này.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh vừa có sự thay đổi về nội tiết tố vừa có nhiều sự biến đổi về tâm lý: lo lắng, căng thẳng, nhạy cảm… Đồng thời, trong giai đoạn này người phụ nữ phải thức đêm chăm con, thường kéo dài một đến vài tháng, gây rối loạn nhịp thức - ngủ ngày đêm dẫn đến hiện tượng khó ngủ về đêm.
Khó ngủ về đêm do thói quen ngủ không tốt
Việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc gây rối chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, lâu dần dẫn đến tình trạng khó ngủ về đêm. Ngoài ra, thói quen sử dụng các thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại,...) hay vận động mạnh sát giờ đi ngủ, hoặc dùng các chất kích thích như trà đặc, cà phê, rượu, bia,... cũng là nguyên nhân khiến chúng ta khó ngủ, ngủ không sâu và ngon giấc.
Khó ngủ về đêm do tình trạng bệnh lý
Một vài bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến chúng ta bị khó ngủ về đêm, ví dụ như: bệnh tiểu đường, tiểu đêm khiến chúng ta phải đi vệ sinh nhiều lần, các bệnh đau mãn tính (viêm khớp, gout,...) gây những cơn đau dai dẳng hoặc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, các bệnh hô hấp gây ho, khó thở nhiều trong đêm,...Đây đều là những nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ của chúng ta dẫn đến tình trạng khó ngủ về đêm.
Khó ngủ về đêm do đau xương khớp
Ngoài ra, khó ngủ về đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng suy giảm lưu thông máu lên não, vì thế não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất gây suy nhược hệ thần kinh dẫn đến khó ngủ.
Tình trạng khó ngủ về đêm có nguy hiểm không?
Giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi chức năng các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe và tinh thần tỉnh táo cho hoạt động ngày hôm sau. Vì thế, khi bạn gặp tình trạng khó ngủ về đêm, ngủ không đủ giấc sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe, cuộc sống và sắc đẹp.
Tác hại của tình trạng khó ngủ về đêm đối với sức khỏe:
- Tăng nguy cơ gây các bệnh lý về tim mạch: Bình thường, khi ngủ các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại, giúp các cơ quan này được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng. Khi bạn gặp phải tình trạng khó ngủ về đêm thì tim mạch vẫn phải làm việc với tần suất cao dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim và huyết áp thường xuyên, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Khó ngủ về đêm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Khi tình trạng khó ngủ về đêm diễn ra trong thời gian dài khiến cơ thể tăng sinh quá mức các gốc tự do. Các gốc tự do này tấn công gây tổn thương mạch máu não, hình thành nhiều mảng xơ vữa và huyết khối dẫn đến đột quỵ.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư: Khó ngủ về đêm có thể làm tổn thương ADN và khả năng tự sửa chữa gen của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh lý thần kinh: Tình trạng khó ngủ về đêm kéo dài khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái thường xuyên lo lắng, stress, suy nghĩ nhiều. Lâu dần, khi căng thẳng liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm và các bệnh lý thần kinh.
Tác hại của tình trạng khó ngủ về đêm đối với cuộc sống:
- Mệt mỏi, mất tập trung, giảm hiệu suất công việc: Tình trạng khó ngủ về đêm khiến chúng ta ngủ ít, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn,... dẫn đến mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng tư duy, phản xạ, khó tập trung, suy giảm trí nhớ nên ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất công việc.
- Không điều chỉnh được cảm xúc: Khó ngủ về đêm khiến bạn thường xuyên lo lắng, căng thẳng, dễ cáu gắt,... ảnh hưởng nhiều đến niềm vui và chất lượng cuộc sống.
Tác hại của tình trạng khó ngủ về đêm đối với sắc đẹp:
- Thúc đẩy quá trình lão hóa da: Khó ngủ về đêm khiến bạn thiếu ngủ, không thể đạt đến trạng thái sâu nhất của giấc ngủ nên lượng hormone tăng trưởng HGH không được tiết ra đầy đủ, khiến da lão hóa nhanh, xuất hiện nhiều nếp nhăn, cơ thể suy nhược.
Khó ngủ về đêm đẩy nhanh quá trình lão hóa da
- Tăng cân: Khó ngủ về đêm dẫn đến tình trạng tích mỡ thừa ở bụng, tăng cân do cơ thể giảm chuyển hóa chất béo và kích thích sự thèm ăn. Đặc biệt, tăng cân nhanh gây béo phì dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, mỡ máu…
Như vậy, tình trạng khó ngủ về đêm gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe chúng ta cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, bạn nên sớm tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng này để bảo vệ sức khỏe của mình.
Giải pháp khắc phục tình trạng khó ngủ về đêm hiệu quả
Để khắc phục tình trạng khó ngủ về đêm một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ, thay đổi để duy trì những thói quen tốt cho giấc ngủ, đồng thời kết hợp nuôi dưỡng não bộ và hệ thần kinh:
Loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ
Như đã tìm hiểu ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ về đêm. Vì thế muốn cải thiện được tình trạng này, trước tiên chúng ta cần loại bỏ những nguyên nhân đó.
Trước hết, nếu mất ngủ do mắc các tình trạng bệnh lý như bệnh gút, viêm khớp, hen suyễn,... thì chúng ta cần điều trị các bệnh lý này tuân theo phác đồ của bác sĩ. Chỉ khi các tình trạng bệnh lý này đã ổn định thì tình trạng khó ngủ về đêm mới dần được cải thiện.
Đối với tình trạng khó ngủ về đêm do sự thay đổi nội tiết tố hay suy giảm hormone tăng trưởng thì chúng ta cần đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế để cải thiện hay bổ sung hợp lý.
Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây tình trạng khó ngủ về đêm là những thói quen thức khuya, sử dụng điện thoại, máy tính trước đi ngủ, dùng các chất kích thích (trà đặc, cà phê, thuốc lá, rượu, bia…), không gian ngủ không phù hợp,... thì người bệnh chỉ cần tự điều chỉnh, thay đổi những thói quen này là có thể sớm lấy lại được giấc ngủ ngon.
Thay đổi lối sống tốt cho giấc ngủ
- Sắp xếp và cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi một cách khoa học: Bạn nên tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Thời điểm được cho là lý tưởng để đi ngủ là trước 11 giờ đêm.
- Dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ: Bạn nên dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi: đọc sách hay nghe một bản nhạc nhẹ trước khi đi ngủ. Điều này giúp bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả, tâm trạng thoải mái giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng điện thoại, máy tính hay tivi để giải trí sát giờ đi ngủ, vì ánh sáng phát ra từ các thiết bị này khiến bạn khó ngủ hơn, hay tỉnh giấc.
Dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Bạn không nên ăn quá no vào buổi tối, đặc biệt là thức ăn cay nóng. chứa nhiều dầu mỡ. Đồng thời, chúng ta không nên sử dụng các chất kích thích như trà đặc, cà phê, thuốc lá,... hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Tăng cường vận động: Việc dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả, đồng thời, tăng cường lưu thông máu giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
- Tạo không gian ngủ thích hợp: Phòng ngủ của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên tạo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp. Điều này giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng khó ngủ về đêm hiệu quả
Hiện nay, tình trạng khó ngủ về đêm ngày càng trở nên phổ biến. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng các thuốc tây y. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây y để điều trị mất ngủ chỉ tác động vào triệu chứng, không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ. Đồng thời, việc dùng thuốc tây y kéo dài còn gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, trầm cảm, nhờn thuốc, nghiện thuốc. Chính vì thế, nhiều người tìm đến các thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng khó ngủ về đêm:
- Trà tâm sen:
Trà tâm sen
Theo y học cổ truyền, tâm sen có vị đắng, tính hàn, tác dụng an thần, gây ngủ, trấn kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thảo dược này có các thành phần: nuciferin, asparagine và một số alkaloid tác động trực tiếp lên não bộ, giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương giúp chúng ta dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, tâm sen còn có tác dụng hạ huyết áp và thanh nhiệt nên giúp cải thiện tình trạng khó ngủ về đêm rất hiệu quả cho những người mất ngủ có bệnh cao huyết áp hoặc nóng trong người.
Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý rằng không nên sử dụng tâm sen dài ngày, vì tâm sen sẽ gây kích thích tăng nhịp tim, gây hồi hộp. Điều này sẽ khiến bệnh mất ngủ nặng nề hơn.
- Cao lạc tiên:
Theo đông y, lạc tiên vị đắng ngọt, tính mát. Lá, hoa, thân của cây lạc tiên đều có tác dụng an thần, gây ngủ. Theo nghiên cứu, hoạt chất trong cây lạc tiên tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp trấn an tinh thần, cải thiện hiệu quả tình trạng hồi hộp, lo âu và khó ngủ về đêm. Ngoài ra, lạc tiên còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan.
- Trà hoa cúc:
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, hạ hỏa, giúp an thần, giải tỏa căng thẳng và đặc biệt tốt cho người khó ngủ về đêm. Tác dụng an thần trong hoa cúc được xác định là nhờ hoạt chất apigenin – một chất chống oxy hóa, có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, tạo cảm giác buồn ngủ, mang đến giấc ngủ trọn vẹn.
Việc sử dụng các loại thảo dược trên giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng khó ngủ về đêm. Tuy nhiên khi sử dụng đơn độc đòi hỏi cách chế biến phức tạp và sự kiên trì nên thường không mang lại hiệu quả cao. Vì thế, xu hướng của y học hiện đại là phát triển sản phẩm viên uống phối hợp nhiều loại thảo dược thiên nhiên bằng công nghệ bào chế hiện đại giúp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng khó ngủ về đêm. BoniHappy đến từ Mỹ và Canada là một sản phẩm như vậy.
BoniHappy - Giải pháp toàn diện cho người khó ngủ về đêm
Thành phần BoniHappy
BoniHappy được nhiều bệnh nhân tin tưởng và đánh giá rất cao không chỉ vì có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên an toàn, không tác dụng phụ mà còn bởi công thức toàn diện, nhanh chóng cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ về đêm và không gây lệ thuộc thuốc. Tác dụng trên có được nhờ các nhóm thành phần:
- Nhóm kích thích tiết hormone tăng trưởng: L-Arginine, GHRP-2, Shilajit P.E , giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
- Nhóm các thảo dược thiên nhiên có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon như: dây tơ hồng, rau diếp khô, trinh nữ, lạc tiên…
- Nhóm các vitamin, các nguyên tố vi lượng: Magie oxit, Kẽm oxit, vitamin B6, giúp giảm stress, căng thẳng.
- Nhóm các chất dẫn truyền thần kinh: GABA, acid L - glutamic giúp nuôi dưỡng não bộ, phòng ngừa suy nhược thần kinh.
Nhờ vậy, BoniHappy giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó ngủ về đêm, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn.
Ngoài ra, BoniHappy còn có nhiều tác dụng trên sức khỏe toàn thân: tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, giảm đường huyết, giảm cholesterol máu…
Chỉ cần uống BoniHappy với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại được giấc ngủ sâu, ngon, phục hồi sức khỏe. Sau khi ngủ tốt, người bệnh hoàn toàn có thể giảm liều và bỏ hẳn, vì BoniHappy không gây lệ thuộc như thuốc tây.
Phản hồi của các khách hàng sử dụng BoniHappy
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniHappy đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng khó ngủ về đêm, lấy lại giấc ngủ tự nhiên trọn vẹn. Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng đã sử dụng BoniHappy:
Cô Đỗ Thị Thuần, 63 tuổi. Địa chỉ: số 31, ngõ 228, đường Lê Công Thanh, TP Phủ Lý, Hà Nam. Số điện thoại: 0902.183.081.
Cô Đỗ Thị Thuần, 63 tuổi
“Cách đây hơn 10 năm, cũng đang là giai đoạn mãn kinh thì cô bắt đầu mất ngủ. Hôm nào cũng 1,2 giờ sáng cô mới ngủ được mà 4 giờ sáng đã tỉnh giấc rồi, nhiều hôm cô thức trắng cả đêm. Cô dùng thuốc nam không ăn thua nên chuyển sang thuốc tây thì cũng ngủ được, nhưng ngủ dậy mệt lắm, chân tay rệu rã không làm được việc gì. Hôm nào hết thuốc mà chưa kịp mua thì cả đêm cô không chợp mắt được chút nào. Sau đó, cô được người bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada, bảo dùng tốt lắm. Cô tin tưởng nên mua BoniHappy về dùng với liều 4 viên/ngày, kết hợp với thuốc tây. Sau 2 tuần sử dụng, cô đã ngủ được liền 6-7 tiếng/đêm, giấc ngủ ngon sâu. Dần dần cô bỏ hẳn thuốc tây và sau khi dùng 8 lọ BoniHappy thì cô cũng ngưng sử dụng luôn, kể từ đó đến nay, cô vẫn duy trì giấc ngủ ổn định.”
Cô Phạm Thị Bé, 62 tuổi. Địa chỉ: số 23, Võ Duy Dương, tổ 1, phường Yên Thế, Pleiku, Gia Lai. Số điện thoại: 033.622.0732.
Cô Phạm Thị Bé, 62 tuổi
“Cô mất ngủ từ năm 2015, mỗi đêm chỉ ngủ lơ mơ được khoảng 2 tiếng, còn lại thức trắng đêm. Cô dùng thuốc tây thì ngủ được trong thời gian đầu, nhưng càng ngày thời gian ngủ càng giảm. Mà khi dùng thuốc tây thì mệt lắm, cô thường xuyên đau đầu và choáng váng. May quá đến khoảng giữa năm 2016, cô đọc báo nên biết đến sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada. Cô mua BoniHappy về dùng với liều 4 viên/ngày kết hợp với thuốc tây trị mất ngủ. Sau 1 tháng sử dụng cô đã có giấc ngủ sâu ngon trong 3-4 tiếng mỗi đêm. Đặc biệt khi thức dậy, cô thấy khỏe khoắn, đầu óc thoải mái, ăn ngon miệng. Dần dần cô bỏ hết được thuốc tây và sau 3 tháng dùng BoniHappy, cô đã ngủ được liền mạch 6 tiếng một đêm.”
Chú Nguyễn Minh Chung, 60 tuổi. Địa chỉ: số 17, Bàu Năng 2, TP Đà Nẵng. Số điện thoại: 0905499352.
Chú Nguyễn Minh Chung, 60 tuổi
“Năm 1985, vết thương chiến tranh tái phát nên chú bị mất ngủ trầm trọng, mỗi đêm chỉ ngủ lơ mơ được khoảng 1 tiếng, nhiều khi thì thức trắng đêm. Sau đó, vết thương tái phát thì ổn định rồi, nhưng không hiểu sao mất ngủ cứ kéo dài dai dẳng đến mấy chục năm. Chú đã dùng 3-4 năm thuốc seduxen thì cũng ngủ được nhưng người mệt mỏi lắm, thường xuyên đau đầu, choáng váng. Dần dần chú bị nhờn thuốc nên không ngủ được nữa. Vì thế mà chú cũng bỏ thuốc tây luôn. Từ ngày biết đến sản phẩm BoniHappy trị mất ngủ của Mỹ và Canada, cuộc sống của chú thay đổi hẳn. Chú dùng BoniHappy với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau 1 tuần dùng BoniHappy, dù chưa ngủ được nhiều nhưng chú thấy người khỏe khoắn, thoải mái hẳn ra. Sau 3 tháng sử dụng, chú đã ngủ liền mạch được 6 tiếng một đêm. Kỳ diệu thật”
Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ về đêm và tìm ra cho mình cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!
XEM THÊM: