Mục lục [Ẩn]
Chúng ta sẽ không thể tự tin khi sở hữu đôi môi thâm, tối màu. Đồng thời, nó cũng khiến phái đẹp luôn luôn phải có son mới “dám bước ra ngoài”. Nhưng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cách trị thâm môi hiệu quả, chuẩn khoa học. Từ đó, bạn sẽ sớm sở hữu làn môi hồng hào, tươi tắn tự nhiên.
Mách bạn cách trị thâm môi hiệu quả chuẩn khoa học
Nguyên nhân khiến môi bị thâm, thiếu sức sống
Các cách trị thâm môi nếu muốn thu được hiệu quả thì cần tác động được đến nguyên nhân khiến môi bị xỉn màu là gì.
Thực tế, đa phần chị em đều nghĩ rằng môi thâm là do thói quen dùng son kém chất lượng, nhiều chì. Tuy nhiên, đó chỉ là 1 trong những thủ phạm khiến môi không được hồng hào, tươi tắn. Sau đây là những nguyên nhân khiến môi thâm có thể bạn đang gặp phải:
Chăm sóc môi không đúng cách
Trong các cách trị môi thâm ở phần sau bài viết, chúng tôi sẽ nhấn mạnh việc cần biết chăm sóc môi như thế nào cho đúng.
Đó là bởi, việc chăm sóc không đúng cách cũng khiến đôi môi bị thâm. Cụ thể:
- Không tẩy tế bào chết cho môi: Nếu không tẩy tế bào chết định kỳ, lớp sừng cũ trên môi sẽ không được loại bỏ hết. Chúng bám chắc vào môi, khiến các dưỡng chất trong sản phẩm dưỡng môi khó thấm được vào trong. Điều đó gián tiếp khiến da dễ bị thâm hơn.
- Không tẩy trang kỹ cho môi.
- Không dưỡng ẩm đủ: Môi bị khô, nứt nẻ, mất nước sẽ khiến nó dễ bị tối màu.
- Không bảo vệ môi trước ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng sắc tố không chỉ trên da mà còn trên cả môi của chúng ta. Nếu bạn chỉ tập trung dùng kem chống nắng cho da mà không để ý sử dụng son có tác dụng chống lại tia UV thì môi bạn sẽ sớm bị thâm.
Môi cần được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời
Sử dụng chất kích thích
Những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống đồ uống có ga và cafein đều khiến môi dễ bị thâm. Đặc biệt là thuốc lá.
Chất Nicotin có trong thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm biến đổi màu sắc của môi, răng, nướu (khiến răng ố vàng, môi bị thâm).
Những thói quen xấu vô tình khiến môi ngày càng thâm
Môi thâm có thể xuất phát từ những thói quen như:
- Liếm môi: Trong nước bọt luôn chứa enzyme Amylase. Khi liếm môi, enzyme này sẽ tiếp xúc với không khí bên ngoài từ đó gây khô và thâm môi.
- Bặm môi, cắn môi: Đây cũng là một thói quen rất xấu khiến môi dễ bị thâm hơn.
Do di truyền
Melanin là sắc tố ảnh hưởng lớn đến màu sắc của môi. Lượng melanin ở môi tăng lên sẽ khiến nó bị thâm, thiếu sức sống.
Việc thâm môi do tăng sắc tố melanin có tính di truyền. Nếu bạn có bố, mẹ có nhiều sắc tố này thì môi của bạn sẽ thường có màu tối.
Sử dụng son kém chất lượng
Nếu mua phải son kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thì sau một thời gian sử dụng, các chất độc hại trong các thỏi son đó sẽ khiến môi bạn bị thâm sạm, bong tróc.
Dùng son môi kém chất lượng khiến môi bị thâm
Môi thâm do cơ thể thiếu nước, ô nhiễm môi trường
Cơ thể không được cung cấp đủ nước, không khí khô hanh làm mất đi lượng nước cần thiết sẽ làm cho môi bị khô, sau đó ngày càng thâm.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi (quá nóng hoặc quá lạnh), ô nhiễm môi trường… thì môi sẽ bị ảnh hưởng lớn. Nó dễ bị khô, dẫn đến bong tróc, nứt và trở nên thâm sạm.
Cách trị môi thâm hiệu quả, chuẩn khoa học
Trước hết, bạn nên đọc lại các nguyên nhân gây thâm môi ở trên 1 lần nữa. Sau đó, hãy ghi chú lại tình trạng của mình có thể do những nguyên nhân nào gây ra. Từ đó, chúng ta sẽ đi đến khắc phục phù hợp sau đây:
Chăm sóc môi đúng cách
- Tẩy tế bào chết cho môi bằng sản phẩm chuyên dụng hoặc bằng mật ong chanh. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 1 thìa mật ong, vắt thêm 2 giọt nước cốt chanh và thoa nhẹ nhàng lên môi. Sau đó, rửa sạch lại với nước và dưỡng ẩm cho môi. Mỗi tuần, bạn chỉ nên thực hiện 1-2 lần.
- Tẩy trang thật kỹ cho môi.
- Ủ môi đều đặn vào buổi tối trướng khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Ngoài ra, trước mỗi lần đánh son, bạn cũng cần dưỡng ẩm cho môi.
- Sử dụng son môi có thành phần kem chống nắng, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên phải làm việc ngoài trời và ngồi trước máy tính.
Ủ môi đều đặn vào buổi tối trước khi đi ngủ
Thực hiện những thói quen tốt, tránh thói quen xấu
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Hạn chế uống cà phê, đồ uống có gas.
- Hạn chế liếm môi, bặm môi, cắn môi.
- Uống đủ nước.
- Khi ra ngoài, nên đeo khẩu trang để bảo vệ môi trước môi trường ô nhiễm.
- Sử dụng son môi có chất lượng tốt.
- Ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
Áp dụng một số cách giúp khử môi thâm, làm tăng màu sắc môi
- Dùng nước ép củ dền: Củ dền chứa nhiều enzyme giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ sắc tố làm sạm môi. Do đó, bạn có thể dùng nước ép củ dền đỏ này để thoa lên môi trước khi đi ngủ.
- Thoa mật ong nguyên chất lên môi 2 lần mỗi ngày. Lưu ý, trong quá trình thoa, bạn không nên liếm môi.
- Thoa dầu dừa lên môi 1 lần/ngày cũng là 1 cách trị thâm môi, môi xỉn màu.
- Dùng nha đam (lô hội): Nha đam giàu vitamin E và các dưỡng chất cấp ẩm giúp làm mịn và hồng môi nhanh chóng. Bạn chỉ cần gọt vỏ nha đam, rửa sạch để loại bỏ nhựa. Sau đó, bạn nghiền nát thịt nha đam và thoa lên môi đều đặn 2 lần/ngày.
- Dùng son dưỡng: Hiện nay, trên thị trường có 1 số sản phẩm son dưỡng trị thâm môi. Bạn có thể tìm hiểu những loại sản phẩm chất lượng, có thương hiệu uy tín và sử dụng.
Dùng mật ong là 1 cách trị thâm môi hiệu quả
Một số cách trị thâm môi khác
Nếu các phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả, bạn có thể cân nhắc thử một số cách sau đây:
- Xăm môi: Đây là phương pháp bơm chất tạo màu vào lớp thượng bì của môi bằng kim tiêm. Khi xăm môi, bạn sẽ thu được hiệu quả nhanh nhưng lại có những rủi ro như môi có màu không đều, biến dạng môi, nhiễm trùng do chăm sóc không đúng cách. Vì vậy, khi xăm, bạn cần thực hiện ở cơ sở uy tín, nắm được những lưu ý như xăm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì…
- Điều trị bằng laser: Phương pháp này dùng tia Laser chiếu trực tiếp lên môi. Dưới tác động của ánh sáng và luồng điện mạnh, sắc tố da sẽ được cải thiện.
- Phun môi: Bác sĩ sẽ dùng bút phun thêu chuyên dụng với đầu kim siêu nhỏ, để phun màu vào lớp thượng bì.
Hy vọng đến đây, bạn đã có cho mình những cách trị thâm môi hiệu quả. Để có đôi môi hồng hào tự nhiên, bạn hãy tránh những nguyên nhân gây thâm môi và thực hiện theo những lời khuyên hữu ích trong bài viết này nhé!
XEM THÊM: