Những tác hại của củ dền đỏ khi sử dụng sai cách không phải ai cũng biết

Cập nhập: Thứ hai, 03/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Củ dền đỏ được biết đến là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Loại củ này được cho là có khả năng giúp chống lão hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, bất cứ điều gì cũng có hai mặt lợi và hại. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số tác hại của củ dền đỏ khi dùng sai cách nhé!

 

tác hại của củ dền đỏ

Những tác hại của củ dền đỏ khi sử dụng sai cách không phải ai cũng biết

 

Củ dền đỏ không tốt với người bị sỏi thận, sỏi mật

  Nước tiểu có chứa nhiều loại khoáng chất như: canxi, phosphate, acid uric, oxalate, purin,… Sỏi thận được hình thành khi các khoáng chất này tích tụ , và lắng cặn tại thận. Trong đó, có đến 60 - 70% các trường hợp mắc sỏi thận là do sỏi canxi oxalat.

   Trong khi đó, củ dền đỏ là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều oxalat. Oxalat bài tiết nhiều hơn qua đường nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Do đó, những người có tiền sử sỏi thận, hoặc đang mắc bệnh nên hạn chế việc sử dụng các thực phẩm giàu oxalate. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, những người mắc sỏi mật cũng cần hạn chế ăn thực phẩm giàu oxalat.

    Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung canxi một cách hợp lý. Nhiều người cho rằng, việc dư thừa canxi trong cơ thể sẽ dễ tạo sỏi thận hơn, và thiếu canxi thì sẽ không mắc bệnh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Trường Y Harvard năm 2013, những người có chế độ ăn nhiều canxi hoặc ít canxi đều có nguy cơ bị sỏi thận.

   Theo đó, bác sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Khoa phẫu thuật Điều trị sỏi thận cho biết, chế độ ăn thiếu canxi khiến lượng oxalat được thải ra nước tiểu nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ tạo sỏi.

 

Củ dền đỏ không tốt với người có huyết áp thấp

  Củ dền đỏ là loại thực phẩm rất tốt với những người cao huyết áp, và bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các biến cố tim mạch như: đột quỵ, hay nhồi máu cơ tim,...  Các hợp chất nitrat trong củ dền sẽ được cơ thể chuyển hóa thành oxid nitrit, có khả năng làm giãn mạch và giảm áp lực lên thành mạch.

   Tuy nhiên, chính vì điều này, củ dền đỏ lại không phù hợp với những người có huyết áp thấp. Nếu sử dụng nhiều, người bệnh có thể gặp phải tình trạng hạ huyết áp quá mức. Vì vậy, nếu bạn là người có huyết áp thấp, thì nên hạn chế ăn củ dền đỏ, và một số thực phẩm khác như: rau bina, cần tây, dưa hấu, tảo bẹ,...

 

Người bị huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn củ dền đỏ

 

Củ dền đỏ không tốt với người mắc hội chứng ruột kích thích

   Củ dền đỏ được xếp vào nhóm các thực phẩm có FODMAP thấp (là thực phẩm bao gồm Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols), vì có chứa fructans - một loại carbohydrate chuỗi ngắn. Đây là những chất không được hấp thu vào máu, và bị lên men bởi các vi khuẩn ở đoạn cuối của đường ruột. Quá trình lên men sẽ tạo ra các loại khí và gây đầy hơi, chướng bụng.

    Với những người có đường ruột yếu hoặc nhạy cảm như mắc hội chứng ruột kích thích, sử dụng củ dền đỏ có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến các triệu chứng khó chịu tái phát. Ngoài củ dền đỏ, một số loại thực phẩm cũng có FODMAP thấp có thể kể đến như: mật ong, sữa tươi, bánh mì, bánh ngọt, lúa mạch, nước ngọt, mơ, mâm xôi đen,...

 

Củ dền đỏ không tốt với người thừa sắt và đồng

    Củ dền đỏ là một thực phẩm rất tốt với những người bị thiếu máu thiếu sắt vì có chứa hàm lượng sắt và acid folic rất cao. Đây đều là những chất cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ cơ thể.

   Tuy nhiên, việc có nhiều sắt lại biến củ dền đỏ thành một thực phẩm không phù hợp cho những người bị bệnh hemochromatosis. Đây là căn bệnh di truyền đặc trưng bởi sự tích tụ quá nhiều sắt tại các cơ quan như: tim, gan, tụy, và khớp. Sắt tích tụ nhiều sẽ làm tổn thương các cơ quan này gây ra một số ảnh hưởng như: đau khớp, liệt dương, đau bụng, xơ gan, tiểu đường, suy tim, loạn nhịp tim, da chuyển màu đồng hoặc xám,...

   Bên cạnh đó, củ dền đỏ cũng không tốt cho người mắc bệnh Wilson - một rối loạn di truyền khiến cơ thể không thải trừ được đồng. Khoáng chất này sẽ tích tụ tại các mô của gan, não, mắt và nhiều cơ quan khác. Điều này có thể làm rối loạn trương lực cơ, động kinh, đột quỵ, sa sút trí tuệ, xơ gan, nhuyễn xương, mòn sụn, rối loạn nội tiết gây tiểu đường, tổn thương thận.

    Do đó, nếu mắc bệnh lý này, bạn không nên sử dụng thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin C và đồng như củ dền đỏ.

 

Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu và xuất huyết tiêu hóa nên thận trọng khi ăn củ dền đỏ

   Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh xảy ra do sự xâm nhiễm của vi khuẩn vào đường tiết niệu. Tình trạng này thường dễ xảy ra ở những người bị sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường, hay suy giảm miễn dịch,... Không những vậy, nó cũng rất dễ tái phát thường xuyên, và gây những triệu chứng khó chịu như: tiểu buốt, nóng rát, đau tức bụng dưới, hay đi tiểu ra máu.

   Xuất huyết tiêu hóa lại là tình trạng máu chảy vào trong đường tiêu hóa do viêm loét lâu ngày. Nó có thể xuất hiện như một biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, hay viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh có thể bị đi ngoài phân đen hoặc đi ra máu tươi.

   Củ dền đỏ mặc dù không gây hại cho những người bị viêm đường tiết niệu hay xuất huyết tiêu hóa, nhưng lại có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc theo dõi bệnh. Màu đỏ tím đặc trưng của thực phẩm này được tạo bởi sắc tố betalain, như betanin.

    Khi được đào thải vào nước tiểu, và phân, sắc tố này sẽ khiến cho nước tiểu chuyển sang màu đỏ hoặc hồng, phân chuyển sang màu đen hoặc có các vệt màu đỏ. Hiện tượng này được y học gọi là beeturia, và nó được ghi nhận ở khoảng 10 - 14%  số người ăn nhiều củ dền đỏ.

    Việc nước tiểu và phân đổi màu do ăn củ dền đỏ không gây hại đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể khiến họ lầm tưởng về việc bệnh tái phát, hoặc nặng lên, dẫn đến việc lo lắng hay tự đi mua thuốc về điều trị. Ngoài ra, phân xuất hiện các vết màu đỏ cũng có thể gây ra sự nhầm lẫn về bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn. Do đó, nếu bạn chưa kiểm soát tốt những bệnh lý này, thì nên hạn chế ăn củ dền đỏ trong quá trình điều trị.

 

nước tiểu chuyển sang màu hồng

Ăn củ dền đỏ nhiều có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về một số tác hại của củ dền đỏ khi sử dụng sai cách. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà