Mục lục [Ẩn]
Dâu tây là loại quả có nguồn gốc xuất xứ từ phương tây, đã được du nhập vào nước ta nhiều năm nay. Với vị ngọt, mọng nước, hương thơm dịu và vô vàn tác dụng tốt mà nó rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Vậy cụ thể, tác dụng của quả dâu tây đối với sức khỏe là gì?
Tác dụng của quả dâu tây đối với sức khỏe là gì?
Dâu tây là nguồn dinh dưỡng dồi dào
Dâu tây (Fragaria ananassa) được trồng lần đầu tiên ở cuối thế kỷ 18, tại nước Pháp. Nó có màu đỏ tươi, vị ngon ngọt và mùi thơm dịu. Bạn có thể ăn chúng bằng nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, làm sinh tố, làm bánh…
Với thành phần giàu dinh dưỡng, dâu tây rất được ưa chuộng trong đời sống hằng ngày. Một cốc sinh tố dâu tây chứa hơn 100% nhu cầu tối thiểu của cơ thể về vitamin C. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, một khẩu phần ăn với 100g dâu tây tươi chứa khoảng 32 calo. Điều đó có nghĩa là loại quả này có hàm lượng calo thấp. Bạn hoàn toàn tiêu thụ nó mà không lo tăng cân.
Thêm nữa, nó còn cung cấp khoảng 3g chất xơ và rất ít chất béo. Đặc biệt, trong dâu tây còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất cũng như thành phần giúp chống oxy hóa khác. Bởi vậy mà nó mang lại vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của quả dâu tây đối với sức khỏe là gì?
Các nhà khoa học đã tìm ra tác dụng của quả dâu tây rất đa dạng, bao gồm:
Tốt cho hệ tim mạch
Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tim như axit ellagic và các flavonoid (anthocyanin, catechin, quercetin, kaempferol). Chúng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm viêm, ức chế sự hình thành cholesterol toàn phần và cholesterol xấu - LDL.
Quả dâu tây giúp giảm cholesterol máu, tốt cho sức khỏe tim mạch
Mặt khác, lượng chất xơ và vitamin C trong quả dâu tây giúp giảm các thành phần có tính oxi hóa, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư.
Ngoài ra, dâu tây còn là nguồn kali dồi dào, hỗ trợ giảm huyết áp, tốt cho hệ tim mạch. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu kali đồng thời giảm tiêu thụ natri sẽ giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ.
Một nghiên cứu khác của Trường Y Harvard cho thấy, chị em phụ nữ ăn 3 cốc dâu tây mỗi tuần giúp giảm nguy cơ đau tim tới 34%.
Giúp giảm nguy cơ ung thư
Các chất chống oxy hóa trong dâu tây giúp chống lại sự hình thành khối u, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Khi bổ sung loại quả này thường xuyên, nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư phổi sẽ được phòng ngừa. Bởi vậy, bạn nên bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Dâu tây là loại quả có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường. Việc ăn loại quả mọng này vào cuối bữa ăn đã được chứng minh giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y tế Canada tài trợ cho thấy, người bệnh tiểu đường ăn dâu tây giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
Với người khỏe mạnh, dâu tây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, béo phì và bệnh tim.
Quả dâu tây giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết
Tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch
Chất xơ trong dâu tây tốt cho sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, từ đó giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thêm nữa, lượng chất xơ còn giúp làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón.
Loại quả mọng này còn cung cấp kali giúp chống lại natri gây đầy hơi, ngăn ngừa cảm giác khó chịu sau khi ăn xong.
Với hệ miễn dịch, vitamin C trong dâu tây giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện và phòng ngừa cảm cúm thông thường.
Tăng cường chức năng não bộ
Thành phần flavonoid của dâu tây giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi. Bên cạnh đó, loại quả này còn rất giàu i-ốt, vitamin C và phytochemical giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Ngoài ra, lượng kali trong dâu tây giúp cải thiện chức năng nhận thức bằng cách tăng lưu lượng máu đến não. Nhờ vậy mà chúng tốt cho chức năng não bộ.
Nghiên cứu của Harvard cho thấy, việc tiêu thụ nhiều flavonoid từ quả việt quất và dâu tây giúp giảm tỷ lệ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Có thể thấy, tác dụng của dâu tây rất đa dạng. Vậy chúng ta nên ăn loại quả này với số lượng như thế nào để phát huy được những tác dụng đó?
Một số lưu ý khi tiêu thụ dâu tây
Một khẩu phần dâu tây phù hợp với người trưởng thành là một cốc dâu tây cắt lát tương đương với khoảng 8 quả. Các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 4 cốc dâu tây mỗi ngày.
Bạn nên chọn những quả mọng cỡ trung bình, còn nguyên cuống và lá tươi, thịt chắc, đầy đặn, có màu đỏ đậm. Tốt nhất, bạn nên ăn loại dâu tây được trồng và thu hái tại địa phương và ăn sống trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài ra, bạn có thể dùng chúng để làm các loại mứt, thạch, siro, sinh tố và món tráng miệng.
Khi sử dụng, bạn nên làm sạch dâu tây bằng cách rửa chúng nhiều lần dưới vòi nước chảy. Sau đó, bạn ngâm quả với nước lọc pha chút muối loãng hoặc giấm trong 5 phút.
Muốn bảo quản dâu tây trong tủ lạnh, bạn cần cho vào túi giấy và cất trong ngăn mát hoặc dùng hộp nhựa thoáng khí cất phía cánh tủ ngoài, nơi hơi lạnh ít nhất để tránh quả bị đông cứng.
Dâu tây là loại quả đa tác dụng. Tuy nhiên, chúng gây loãng máu nên cần thận trọng với người mắc bệnh này hoặc đang dùng thuốc chống đông máu. Bạn chỉ nên tiêu thụ một cốc dâu tây mỗi ngày.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết được tác dụng của quả dâu tây là gì. Dâu tây nói riêng và các loại rau củ quả nói chung đều mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khẩu phần ăn của bạn nên bổ sung chúng hằng ngày nhé, cảm ơn các bạn đã theo dõi.
XEM THÊM: