Chế độ dinh dưỡng cho bé trong mùa đông

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, trẻ nhỏ thường mệt mỏi, khó chịu và hay bị sổ mũi, cảm lạnh. Chính vì vậy, ngoài việc giữ ấm cho trẻ bằng quần áo, máy sưởi, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng vô cùng quan trọng để tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh cho trẻ.

 Cơ thể bé phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn để giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông. Do đó, nhu cầu bổ sung năng lượng của trẻ cũng cao hơn mức bình thường. Mẹ cần lưu ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột; chất đạm; chất béo; chất xơ, vitamin và khoáng chất) để cung cấp đủ năng lượng và tăng sức đề kháng cho bé. Cụ thể:

Nhóm tinh bột:

Trong những tháng mùa đông, cơ thể bé cần lượng tinh bột – đường nhiều hơn những tháng khác trong năm. Do đó, chế độ ăn chứa nhiều tinh bột trong mùa đông là điều rất cần thiết cho trẻ. Ngoài việc bổ sung tinh bột từ cơm, gạo, mì…, mẹ có thể cho bé ăn thêm tinh bột trong khoai tây, khoai lang, bí đỏ…Đây là những loại thực phẩm chứa đường đa (khác với bánh kẹo chỉ chứa các loại đường đơn) giúp no lâu hơn, lại cung cấp nhiều năng lượng hơn. Tùy theo sở thích của trẻ mà mẹ có những cách chế biến và bổ sung tinh bột cho con dưới nhiều hình thức khác nhau, hấp dẫn trẻ ăn nhiều hơn.

Nhóm đạm và chất béo

Các chuyên gia cho rằng, những thực phẩm giàu protein có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác. Chúng giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với những thực phẩm chứa tinh bột hoặc chứa chất béo, vì thế chúng có khả năng giữ ấm tốt hơn. Ngoài các thành phần thịt, cá, trứng, sữa…cung cấp chất đạm, các bà mẹ nên tăng cường các loại chất béo như mỡ, dầu mè, dầu đậu nành.  Hàng ngày, mẹ có thể bổ sung chất béo cho bé bằng cách thêm vài thìa nhỏ dầu thực vật vào món ăn (cháo, canh, món xào…). Mẹ cũng có thể chế biến bơ đậu phộng, bơ dầm, sinh tố bơ… hoặc đổi món với pho mai, sữa, váng sữa hợp với khẩu vị của bé. 

Vitamin thiết yếu: D, C, E, B2

  • Vitamin D

Các nghiên cứu khoa học cho thấy: 80% lượng vitamin D cơ thể được tổng hợp là từ sự hấp thụ tia UVB của làn da. Vì vậy mà tắm nắng có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp vitamin D cho cơ thể của bé. Nhưng vào mùa đông, thời tiết ít nắng, thời gian tắm nắng của trẻ hạn chế do đó, mẹ cần bảo đảm trẻ vẫn được cung cấp vitamin D đầy đủ qua khẩu phần ăn. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến sữa, trứng, dầu cá, pho mát, cá hồi, nấm. Mẹ hãy linh hoạt chế biến các loại thực phẩm trên thành những món ăn vừa ngon, vừa giàu dinh dưỡng cho bé.

  • Vitamin E và C

Vitamin E và C có vai trò rất lớn trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể bé. Vitamin E và C có rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, xúp lơ xanh, cải xoong…), trái cây và các loại dầu như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng. Bởi thế, mùa đông mẹ cần cho bé ăn rau củ quả hàng ngày vừa để bổ sung cho con các vitamin E và C vừa giúp con tăng sức đề kháng trong mùa đông mẹ nhé!

  • Vitamin B2

Vitamin B2 rất cần thiết để tăng sức đề kháng của trẻ với sự thay đổi của thời tiết. Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B2 tốt nhất, đặc biệt là các loại pho mát và sữa chua. Ngoài ra, mẹ có thể thay đổi bằng các loại thực phẩm khác như: trứng, tim, thịt gia cầm, ngũ cốc, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt. Vitamin B2 dễ bị mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình chế biến (từ 15-20%), bởi vậy các mẹ nên tăng thêm lượng thực phẩm chứa nguồn này khi chế biến món ăn cho con trong mùa đông.

Một số lưu ý cần tránh trong chế độ dinh dưỡng của trẻ vào mùa đông

  • Không ép bé ăn quá nhiều: Mẹ đừng nghĩ mùa đông thì phải cho bé ăn thật nhiều. Việc ăn quá nhiều, lại ít vận động làm bé bị tăng cân hoặc mắc bệnh. Vào mùa đông, không nên cho bé ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn bình thường của bé.
  • Không bỏ quên hệ miễn dịch: Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, mẹ cũng không được quên chú ý tới hệ miễn dịch của con. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp con vượt qua mùa đông một cách dễ dàng mà không lo ốm vặt.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách? Đây là câu hỏi và cũng là nỗi băn khoăn của không ít các bà mẹ.

Hà Nội : Làm sao để trẻ không còn biếng ăn, viêm đường hô hấp

Chị Nguyễn Thị Phương Anh ở 38E, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

Niềm hạnh phúc khi thấy con yêu luôn khỏe mạnh

“Con tôi suốt ngày ốm thôi, con tôi lười ăn lắm…” Mỗi khi gặp các bà mẹ bỉm sữa khác, chị Phạm Thị Ngọc Anh, số 5 khu Hạ đoạn 3, Đông Hải 2, q. An hải, Hải Phòng vẫn thường kêu ca như thế.

Những sai lầm trong ăn dặm khiến trẻ chậm tăng cân

Trẻ chậm tăng cân nếu mẹ mắc phải những sai lầm khi cho con ăn dặm sau: Cho con ăn dặm quá sớm, bé ăn ít rau củ quả,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi