Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Cập nhập: Thứ sáu, 16/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Chúng ta đều đã từng nghe đến những tác hại của huyết khối. Một trong số những tác hại nghiêm trọng nhất do huyết khối chính là gây đột quỵ - tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

    Vậy huyết khối là gì? Nguyên nhân nào khiến huyết khối hình thành, cũng như cách phòng ngừa là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Huyết khối là gì

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

 

Huyết khối là gì?

    Huyết khối còn được gọi với cái tên khác là cục máu đông. Đây là một cấu trúc có dạng gel có chứa các thành phần của máu như: tiểu cầu, hồng cầu,... Huyết khối được chia thành 2 loại là huyết khối trắng và huyết khối đỏ, theo đó:

  • Huyết khối trắng là loại huyết khối có lợi, thành phần chủ yếu là tiểu cầu. Nó hình thành tại các vị trí bị tổn thương của mạch máu, giúp bịt kín các vết hở, không để máu rò rỉ ra ngoài. Khi vết thương lành lại, huyết khối trắng sẽ được hòa tan trở lại vào máu.
  • Huyết khối đỏ là loại huyết khối có hại, thành phần chủ yếu là hồng cầu. Nó hình thành trong lòng mạch máu do các thay đổi bất thường trong máu và mạch máu. Khác với huyết khối trắng, huyết khối đỏ không tan và có thể di chuyển tự do khắp cơ thể.

   Huyết khối đỏ gây ra nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi nhắc đến huyết khối, chúng ta chính là đang đề cập đến huyết khối đỏ. Những phần sau đây cũng sẽ là các thông tin liên quan hến loại huyết khối này.

 

Huyết khối trắng và huyết khối đỏ

Huyết khối trắng và huyết khối đỏ

 

Nguyên nhân khiến huyết khối tình thành

   Huyết khối thường hình thành do những bất thường trong thành mạch và rối loạn dòng chảy của máu. Sự thay đổi các thành phần của máu, yếu tố đông máu, chất ức chế đông máu cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.

   Một số nguyên nhân khiến huyết khối hình thành thường gặp nhất có thể kể đến là:

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi thành tĩnh mạch bị căng giãn, mất đi sự đàn hồi, hoặc hệ thống van 1 chiều bị hư hại, không thể đóng kín lại được. Điều này khiến cho máu không đi theo 1 chiều cố định, mà có thể trào ngược lại.

   Chính những điều này khiến cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch rất dễ bị huyết khối. Trong đó, nếu huyết khối hình thành trong các tĩnh mạch sâu, thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là tình trạng các mảng bám hình thành trong lòng mạch máu. Sự xuất hiện của chúng khiến lòng mạch bị thu hẹp, máu lưu thông khó khăn hơn. Dưới dòng máu áp lực cao, các mảng xơ vữa có thể bong ra, kích thích các yếu tố đông máu, từ đó hình thành huyết khối động mạch do xơ vữa.

    Xơ vữa động mạch thường dễ khởi phát ở những người bị thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, mắc bệnh tiểu đường,...

Nằm bất động kéo dài

   Những người phải nằm bất động kéo dài do chấn thương, di chứng từ các bệnh khác, liệt,... cũng có nguy cơ bị huyết khối cao hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do nằm bất động một chỗ quá lâu khiến cho dòng máu bị ứ trệ, máu lưu thông kém.

Rối loạn nhịp tim

   Các loại rối loạn nhịp tim cũng là nguyên nhân khiến cho huyết khối hình thành ngay trong tim. Ví dụ như tình trạng rung nhĩ, cuồng nhĩ xảy ra khi tâm nhĩ không co bóp như bình thường, mà rung lên rất nhanh, làm cho dòng máu bị rối loạn.

Hút thuốc lá

   Các chất độc trong khói thuốc lá có thể làm tổn thương thành mạch, tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa hình thành. Đồng thời, nó còn làm rối loạn hoạt động của các fibrinogen, tiểu cầu và hồng cầu. Tất cả những điều này là nguyên nhân khiến huyết khối hình thành trong mạch máu.

    Ngoài ra, một số nguyên nhân gây huyết khối khác có thể kể đến là: biến chứng sau phẫu thuật, chấn thương, mang thai, rối loạn đông máu, ít vận động, tuổi tác,...

 

Suy giãn tĩnh mạch là một nguyên nhân gây hình thành huyết khối

Suy giãn tĩnh mạch là một nguyên nhân gây hình thành huyết khối

 

Huyết khối nguy hiểm như thế nào?

   Như đã nhắc đến, huyết khối đỏ không thể tự tan và có thể di chuyển theo dòng máu. Khi đến những mạch máu nhỏ hơn, chúng sẽ gây tắc mạch, làm lượng máu đến các cơ quan sụt giảm đáng kể. Điều này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiếu máu não, đột quỵ do huyết khối gây tắc mạch máu nhỏ trong não.
  • Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim do tắc các mạch máu cung cấp oxy, dinh dưỡng cho tim.
  • Vỡ tĩnh mạch do huyết khối làm tắc tĩnh mạch.
  • Thuyên tắc phổi gây suy hô hấp, do mạch máu trong phổi bị bít tắc.

 

Điều trị huyết khối bằng cách nào?

   Mục tiêu của điều trị là làm tan huyết khối và giúp cho máu lưu thông lại bình thường. Một số cách điều trị huyết khối có thể kể đến là:

  • Dùng thuốc. Thuốc chống đông, thuốc làm loãng máu sẽ được sử dụng ở những người có nguy cơ cao hình thành huyết khối. Đối với những trường hợp huyết khối có thể đe dọa tính mạng, người bệnh sẽ được dùng thuốc làm tan cục máu đông.
  • Phẫu thuật. Bác sĩ sẽ luồn một loại ống thông đặc biệt đến vị trí bị tắc nghẽn bởi huyết khối. Sau đó, thuốc sẽ được đưa trực tiếp đến vị trí này để hòa tan huyết khối, hoặc dùng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ huyết khối một cách cơ học.

 

Cách phòng ngừa huyết khối

   Để phòng ngừa huyết khối, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất.
  • Tăng cường tập thể dục, chơi thể thao, vận động thường xuyên để tăng cường lưu thông máu.
  • Ngừng hút thuốc lá, uống rượu, bia.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý làm tăng nguy cơ huyết khối. Ví dụ như: dùng BoniVein + giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch,...

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe,  quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe đến từ hạt macca

Hạt macca là một loại thực phẩm xuất hiện trong nhiều chế độ ăn lành mạnh và thực đơn cho người cần giảm cân. Nhiều người còn đặt cho loại hạt này một biệt danh là “nữ hoàng của các loại hạt khô” vì những lợi ích mà nó mang lại.

Bệnh động mạch vành: Những điều nên biết và cần làm

Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy, trong số các ca tử vong do bệnh tim mạch tại quốc gia này thì có đến 41,3% là bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, cao hơn nhiều so với các bệnh khác như đột quỵ, cao huyết áp, suy tim…

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Rung nhĩ là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 5 lần, và nguy cơ suy tim cao gấp 3 lần bình thường.

Hạt sen có tác dụng gì cho sức khỏe?

Hạt sen có tác dụng gì? Một số tác dụng quan trọng của hạt sen là: Cải thiện giấc ngủ, ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch,...

Viêm khớp nhiễm khuẩn - Những thông tin mà bạn cần biết về căn bệnh này!

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý xảy ra do sự xâm nhập của vi sinh vật vào bên trong khớp và gây viêm, với các triệu chứng sưng, đỏ, đau khớp,...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà