Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích nên được hầu hết người dân lựa chọn tập luyện. Đây cũng là một môn thể thao vô cùng phù hợp với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, đồng thời cũng rất phù hợp trong phòng tránh sớm các bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Trong cơ thể, động mạch giúp chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan và tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Do ngược chiều trọng lực, các tĩnh mạch thường khó đẩy máu về tim, chính vì vậy mà tĩnh mạch có các van (van tĩnh mạch) để giúp dòng máu chảy theo 1 chiều về tim được thuận lợi và không bị kéo xuống do tác động của trọng lực.
Khi các van tĩnh mạch này hoạt động không đúng cách, bị suy yếu hoặc bị hỏng, máu trong tĩnh mạch sẽ bị chảy dồn ngược lại và ứ đọng tại tĩnh mạch ngoại vi, gây ra giãn tĩnh mạch hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sẽ trở nên nặng hơn và trở thành mãn tính. Để điều trị hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp, trong đó việc thay đổi lối sống đóng vai trò nền tảng.
Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch
Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, các van trong lòng tĩnh mạch bị hư và không thể khép kín, khiến máu tĩnh mạch bị chảy ngược xuống dưới qua kẽ hở của van tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu và tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau chân, tê bì, nổi phồng tĩnh mạch,sưng phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét.
Đi bộ làm giảm tình trạng ứ đọng máu ở các tĩnh mạch: Do khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân.
Đi bộ sẽ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép dòng máu vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.
Theo một nghiên cứu, khi đo lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu lúc đang vận động tích cực, chỉ số lực ép cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Vì vậy mà máu tĩnh mạch được đẩy mạnh về tim tốt hơn, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
Đi bộ làm giảm nguy cơ viêm loét chân ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch
Các nhà khoa học cho biết, khi những người suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày thì họ có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm duy trì hoạt động thể dục tích cực trên 10 phút.
Đi bộ giúp bạn có thân hình thon gọn, giảm tình trạng béo phì thừa cân
Một số nghiên cứu cho thấy: Việc đi bộ thường xuyên sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL-C và làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL-C. Chính vì vậy mà làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
Đồng thời việc đi bộ thường xuyên cũng là một biện pháp luyện tập để giảm tình trạng thừa cân béo phì. Giúp giảm áp lực của trọng lượng lên hệ tĩnh mạch và giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Lời khuyên cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch:
Các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ.
Hãy thường xuyên đi bộ, đừng để sự xuất hiện của các cơn đau và tình trạng đau nhức, nặng mỏi chân cản trở bạn. Đây chỉ là những khó khăn trở ngại ban đầu, chỉ cần bạn vượt qua nó thì chắc chắn bạn đã có thể làm giảm một phần sự tiến triển của bệnh rồi.
Nếu bạn chưa có thói quen đi bộ hoặc cảm thấy chân đau, tức chân thì nên bắt đầu từ từ (đi bộ nhẹ nhàng, nghỉ ngơi giữa các thời gian ngắn), sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường đi bộ. Lưu ý là thời gian đi bộ liên tục không nên quá 30 phút.
Với những bệnh nhân ở giai đoạn nặng, đã xuất hiện biến chứng của bệnh với các vết phù nề, lở loét khiến chân bị tác động nghiêm trọng và mất khả năng di chuyển cũng như đi bộ thì người bệnh cần thực hiện vật lý trị liệu để chân có thể hoạt động lại bình thường rồi mới nên tiến hành đi bộ.
Thói quen vận động có rất nhiều lợi ích trong phòng và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là thói quen đi bộ hàng ngày. Nếu bạn đang là nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng hay bạn đang làm bất kỳ công việc gì, hãy đứng dậy đi lại và tăng cường đi bộ để giảm thiểu nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch việc thay đổi thói quen sinh hoạt là cần thiết nhưng chưa đủ. Tĩnh mạch khỏe mạnh dẻo dai từ bên trong sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu và bảo vệ tĩnh mạch hiệu quả hơn.
Cây Chổi đậu (hay Butcher’s Broom) có tên khoa học là Ruscus aculeatus, là loại thảo mộc phát triển tự nhiên ở vùng Địa Trung Hải, từ lâu đã được người dân bản địa sử dụng để giúp lưu thông máu bằng cách sắc lên uống hoặc đắp trực tiếp vào da.
Theo nghiên cứu của đại học Washington tại Hoa Kì, đậu chổi cây chổi đậu chứa nhiều thành phần có tác dụng tốt cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch như:
- Thành phần chính là ruscogenin có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm triệu chứng phù nề của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Những thành phần khác có khả năng kích thích tăng sản sinh Noradrenaline dẫn tới tăng trương lực mạch máu và co mạch, giúp hỗ trợ tuần hoàn máu dễ dàng và giảm thiểu tụ máu ở những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Butcher's broom được phối hợp kèm với Ginkgo biloba trong sản phẩm BoniVein đã mang lại hiệu quả vượt trội trong cải thiện các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đặc biệt là phòng ngừa biến chứng tắc nghẽn tĩnh mạch.
BoniVein được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc – Canada và nhà máy J & E International – Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới đạt tiêu chuẩn GMP của WHO, FDA Hoa Kỳ và Bộ Y Tế Canada. Sản dụng được sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại đưa các thành phần về dạng phân tử siêu nano nhờ công nghệ microfluidizer – công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới giúp làm tăng sinh khả dụng, tăng hấp thu và tăng hiệu quả của sản phẩm.
BoniVein được phân phối bởi công ty Botania đến các nhà thuốc tây lớn trên toàn quốc.
Vui lòng liên hệ 1800.1044 – 0984.464.844 để được tư vấn trực tiếp và giới thiệu nhà thuốc gần nhất.
XEM THÊM:
- Suy giãn tĩnh mạch – căn bệnh phổ biến, nguy hiểm nhưng dễ bị chẩn đoán sai!
-
20 năm mắc suy giãn tĩnh mạch và một điều ước giản dị