Phân biệt tĩnh mạch sâu và nông

Cập nhập: Thứ tư, 05/10/2016

      Bệnh giãn tĩnh mạch là một bệnh phổ biến trong các khoa điều trị đau, với đặc điểm là quá trình tổn thương không hồi phục thành tĩnh mạch gây phình tĩnh mạch không đều nhau, thiểu năng van tĩnh mạch dẫn đến tình trạng máu tĩnh mạch chảy ngược và bệnh ngày càng nặng. Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ, có thể do thành tĩnh mạch bị căng mạnh do tư thế đứng lâu, thường liên quan đến nghề nghiệp như: thợ cắt tóc, thợ rèn, giáo viên… hoặc tĩnh mạch bị đè ép bởi các khối u như: thai sản, viêm nghẽn tĩnh mạch, nhiễm trùng tĩnh mạch, chấn thương…

 


Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu, nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên.
- Nhóm tĩnh mạch sâu: 
Các tĩnh mạch này đi song hành với các động mạch,đưa máu trở về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu. Tất cả các tĩnh mạch này đều có các van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại.
- Nhóm tĩnh mạch nông dưới da: 
Gồm 2 tĩnh mạch chính là Tĩnh mạch hiển trong (hay tĩnh mạch hiển to) và Tĩnh mạch hiển ngoài (hay tĩnh mạch hiển nhỏ).
+ Tĩnh mạch hiển trong bắt nguồn từ các tĩnh mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá trong rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi lên tới tam giác Scarpa,sau đó chui qua cân sàng (dưới cung đùi khoảng 4 cm ở người lớn) để đổ vào tĩnh mạch đùi.
+ Tĩnh mạch hiển ngoài cũng bắt nguồn từ các tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân nhưng đi qua phía sau cuả mắt cá ngoài, chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên đến hõm khoeo thì chọc qua cân ở vùng đó vào sâu để đổ vào tĩnh mạch khoeo.
- Nhóm tĩnh mạch xiên (còn gọi là các tĩnh mạch thông hay tĩnh mạch nối): 
Các tĩnh mạch này chạy xuyên qua cân nông cẳng chân để nối thông nhóm tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu.Chúng đều có các van tĩnh mạch để chỉ cho phép dòng máu chảy một chiều từ các tĩnh mạch nông vào các tĩnh mạch sâu.

Nói đơn giản hơn là:

·       Tĩnh mạch nông thì thấy được ở ngoài da, thường được dùng để rút máu xét nghiệm hoặc để truyền dịch, chích thuốc đường tĩnh mạch…

·       Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong cơ nên nhìn ngoài không thấy được

VÌ thế nên bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nông thường có biểu hiện tĩnh mạch nhìn thấy rõ ràng trên da, còn bệnh nhân bị suy tĩnh mạch sâu thì thường không nhìn thấy biểu hiện của tĩnh mạch trên da. 

 

Xem thêm: 

Bài viết cùng chủ đề

Khánh Hòa: Không còn đau nhức chân do suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein

Chú Nguyễn Kim Hòa, 61 tuổi, địa chỉ tại 32 Dương văn An, Phước Long, Nha trang, Khánh Hòa.

Chân nổi gân xanh gân tím có phải suy giãn tĩnh mạch không?

Chân nổi gân xanh gân tím có phải suy giãn tĩnh mạch không?

Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì? Những nguyên tắc trong sinh hoạt người bệnh cần nhớ

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có cải thiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt. Có rất nhiều hiểu lầm trong lối sống hằng ngày về chế độ ăn và tập luyện khiến bệnh nặng thêm nặng. Vậy người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì? Nên sinh hoạt như thế nào? Làm thế nào để cải thiện bệnh nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất?

Tại sao không nên đi giày cao gót khi bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Tại sao không nên đi giày cao gót khi bị suy giãn tĩnh mạch chân? Giải pháp nào giúp chiến thắng căn bệnh này? Những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây!

Bạn bị chuột rút - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Chuột rút không đơn thuần chỉ là một hiện tượng sinh lý, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mời các bạn đọc bài viết sau đây để nắm được những bệnh có triệu chứng là chuột rút.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi