Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng và giải pháp đến từ BoniKiddy

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

      Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra, đặc trưng bởi sang thương phát ban kiểu bóng nước ở miệng, tay, chân kèm theo sốt. Bệnh có tiềm năng gây tổn thương thần kinh biểu hiện viêm não, viêm màng não, liệt là nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng não về lâu dài làm trẻ khó thích ứng với xã hội.

 

 

   Bệnh thường xảy ra vào mùa hè thu và gần như quanh năm ở các nước nhiệt đới. Bệnh có thể gặp ở mọi tuổi nhưng phổ biến ở lứa tuổi nhỏ hơn 4 tuổi.

   Vấn đề bệnh tay chân miệng mới được chú ý ở Việt nam trong vài năm gần đây. Đường lây nhiễm chính của bệnh tay chân miệng qua đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn, bị ô nhiễm phân người bệnh, một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp.

 

  Triệu chứng

   Triệu chứng lâm sàng quan trọng: bóng nước ở các vị trí tay, chân, miệng.

   Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi. Trong 1 đến 2 ngày bệnh sẽ phát ban là những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước.

   Ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4 – 8mm, thường ở phía trong miệng (61%), ở trên lưỡi (44%), tại vòm miệng (36%) hoặc ở lợi răng (15%) làm trẻ nuốt đau. Với triệu chứng này khiến cha mẹ thường nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường.

   Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay (52%), lòng bàn chân (31%), cẳng chân (13%), hoặc ở cánh tay (10%). Trẻ nhũ nhi có thể có ban dạng sản vùng mông (31%), nơi quấn tã lót.

    Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh kèm theo triệu chứng trên, đôi khi bệnh kèm theo triệu chứng như đau họng (76.2%) hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, sổ mũi, nôn ói (20.7%), tiêu chảy (6.7%). Ở một số ít trường hợp trong giai đoạn diễn tiến, siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật. Trẻ có thể tử vong hoặc hồi phục sau một thời gian điều trị nhưng vẫn còn những rối loạn tâm thần kinh kéo dài.

 

Những bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh tay chân miệng:

    Do bệnh thường xảy ra vào mùa hè thu, cùng thời gian với những bệnh lý khác ở da và tổn thương da là bóng nước nên cần phân biệt với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn như tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpex simplex hoặc bệnh thủy đậu. Viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn thường xuất hiện sau khi da có vết trầy xước, ghẻ, chàm… bị nhiễm trùng tạo ra bóng nước. Trẻ bị nhiễm trùng ở mặt và thường kèm theo tổn thương những cơ quan khác trong bệnh cảnh nhiễm trùng huyết. Bóng nước do nhiễm Herpes simplex thường nổi thành từng chùm ở quanh miệng. Bóng nước do bệnh thủy đậu nổi rải rác toàn thân, bóng nước cũ xem lẫn bóng nước mới, có bóng nước trong xen lẫn bóng nước đục và trẻ có tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu trong vòng 2 tuần trước đó. Sự hiện diện bóng nước ở cả 3 vị trí tay, chân, miệng giúp loại trừ những bệnh lý khác để nhận diện bệnh.

 

Chăm sóc và điều trị trẻ bị bệnh tay chân miệng.

     Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường khỏi trong vòng một tuần lễ nếu được điều trị đúng cách, không có biến chứng. Những bóng nước mới đầu sẽ có dịch trong (lúc bội nhiễm sẽ gây đục), sau đó sẽ lành không để lại sẹo. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc diễn biến nặng sẽ gây những biến chứng rất nặng như nhiễm trùng đường huyết, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim. Biến chứng não rất dễ dẫn đến tử vong.

   Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng vì vậy để giảm nguy cơ nhiễm trùng da niêm cần phải vệ sinh cơ thể: Cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do gãi ngứa. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nhu cầu, cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, nước canh, nước cháo…

   Lưu ý trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

   Theo dõi diễn biến các tổn thương da niêm và tình trạng chung của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, nôn ói nhiều, lơ mơ, giật mình chới với, co giật, mệt nhiều, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị biến chứng nặng của bệnh.

 

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.

    Mặc dù xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa bệnh tay chân miệng nên vấn đề chủ yếu là mọi người cần làm tốt công tác phòng bệnh giúp ngăn ngừa lây lan. Đó là những vấn đề cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải, sát trùng nước cung cấp. Diệt trùng và xử lý phân trẻ bệnh. Chú trọng vệ sinh thực phẩm và ăn uống: ăn thức ăn nấu chín kỹ, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay sạch khi đi vệ sinh và trước khi cho trẻ ăn uống.

Sử dụng những sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ như BoniKiddy

Với các thành phần tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ như sữa non, sữa ong chúa, bột hoa cúc tây, vitaminC thiên nhiên phối hợp cùng 10 tỷ lợi khuẩn và men bia, BoniKiddy không những giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp các bé chống chọi lại với những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp mà còn giúp tăng cường khả năng hấp thu đường tiêu hóa cho các bé, rất tốt với những bé bị còi xương, suy dinh dưỡng chậm lớn.

Chỉ với 2-4 viên BoniKiddy mỗi ngày cho bé, mẹ có thể yên tâm rồi!

BoniKiddy - Bé khỏe mẹ an tâm.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Đừng ép con ăn! Hãy ngưng việc để trẻ phải ăn trong nước mắt!

Đừng ép con ăn! Hãy ngưng việc để trẻ phải ăn trong nước mắt!

Trẻ lười ăn rau phải làm sao? Giải pháp tối ưu giúp con yêu ăn ngoan, khỏe mạnh

Trẻ không ăn rau có ảnh hưởng gì đến cơ thể của các con? Trẻ lười ăn rau phải làm sao? Để giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ khi thay đổi thời tiết

Ở trẻ em, sức đề kháng còn kém, vào thời điểm giao mùa khi thời tiết trở nên lạnh hơn rất dễ mắc các bệnh đặc biệt là bệnh lý viêm đường hô hấp.

Tìm hiểu về tình trạng trẻ sốt về đêm

Với hiện tượng trẻ sốt về đêm này, nếu thời gian kéo dài, cha mẹ nên đưa đến bác sĩ để kịp thời phát hiện được chứng bệnh nguy hiểm có triệu chứng đang gặp như trên.

Lâm Đồng: Có BoniKiddy - Mẹ không lo bé biếng ăn, bé ốm vặt

Chị Trần Thị Hồng Khương – ở số 315 Hàm Nghi, Lộc Thắng, Bảo Lộc, Lâm Đồng chia sẻ
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi