Tổng hợp những cách chữa giãn tĩnh mạch hiện nay và giải pháp tối ưu

Cập nhập: Thứ tư, 20/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, có nhiều cách điều trị khác nhau và mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm nhất định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết đến những cách chữa giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay cũng như ưu và nhược điểm của chúng, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Có những cách chữa giãn tĩnh mạch nào?

Có những cách chữa giãn tĩnh mạch nào?

 

Hiểu bản chất của bệnh giãn tĩnh mạch để có phương pháp điều trị hiệu quả

    Giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch) là bệnh liên quan đến hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể, thường xảy ra ở chân.

   Suy giãn tĩnh mạch xuất hiện chủ yếu khi van tĩnh mạch bị hư hại và không hoạt động đúng cách, chức năng đưa máu về tim của tĩnh mạch bị suy giảm, gây xuất hiện dòng chảy ngược làm máu bị ứ lại, khiến thành mạch yếu và giãn rộng. Từ đó, bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như nổi gân xanh tím, đau, nặng, mỏi, chuột rút, xuất huyết dưới da, sưng phù, loét chân, cảm giác kiến bò trong chân… và các biến chứng nguy hiểm.

    Bệnh thường gặp ở những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như:

  • Tiền sử gia đình có người thân cũng bị suy giãn tĩnh mạch.
  • Tuổi cao (cùng quá trình lão hóa của cơ thể, thành mạch và van tĩnh mạch cũng suy yếu và giảm chức năng).
  • Lối sống: Thường xuyên đứng lâu một chỗ, đi lại liên tục hoặc ngồi quá nhiều, bê vác nặng.
  • Sự thay đổi hormon trong cơ thể, ví dụ như phụ nữ có thai, sử dụng thuốc tránh thai.

    Để cải thiện hiệu quả các triệu chứng cũng như phòng ngừa biến chứng của bệnh, các cách chữa giãn tĩnh mạch hiệu quả cần giúp dòng máu trong lòng mạch lưu thông, giảm ứ máu, thành mạch bền chắc và đàn hồi tốt. 

 

Hướng dòng máu chảy bình thường (trái) và dòng chảy ngược trong bệnh giãn tĩnh mạch

Hướng dòng máu chảy bình thường (trái) và dòng chảy ngược trong bệnh giãn tĩnh mạch

 

    Vậy, hiện nay có những cách chữa giãn tĩnh mạch nào?

 

Các cách chữa giãn tĩnh mạch được dùng hiện nay và ưu nhược điểm của từng phương pháp

   Hiện nay có rất nhiều cách chữa giãn tĩnh mạch khác nhau, từ ngoại khoa đến nội khoa. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định:

Cách điều trị giãn tĩnh mạch bằng phẫu thuật

   Phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông (tĩnh mạch ngay dưới da bị suy giãn) từ giai đoạn III trở lên, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.

   Bác sĩ sẽ rạch một đoạn ngắn trên da, tút và cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị giãn rồi khâu đóng vết mổ.

Phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, nó có chi phí khá cao, dễ để lại biến chứng và nguy cơ tái phát cao, không áp dụng cho những người bị rối loạn đông máu hoặc có sức khỏe quá yếu. 

Phương pháp laser nội tĩnh mạch

    Phương pháp này cũng chỉ dùng để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông, khi có những tổn thương được xác định trên siêu âm. Bác sĩ sẽ luồn dây dẫn năng lượng laser vào trong lòng tĩnh mạch bị suy giãn, dùng năng lượng nhiệt tạo ra ở đầu dây tạo phản ứng làm xơ nội mạc, khiến thành mạch thu nhỏ lại, teo dính lòng tĩnh mạch.

    Dây dẫn sẽ được kéo lùi từng khoảng cho đến khi kéo lùi hoàn toàn ra khỏi tĩnh mạch, thời gian thực hiện thường kéo dài 30-40 phút.

    Phương pháp này có hiệu quả nhanh nhưng chi phí cao, chỉ có tác dụng tại tĩnh mạch được đốt laser và dễ tái phát. 

 

Phương pháp laser nội tĩnh mạch

Phương pháp laser nội tĩnh mạch

 

Cách trị giãn tĩnh mạch bằng phương pháp chích xơ (tiêm xơ)

   Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào các mạch bị giãn để  tạo phản ứng viêm, từ đó xơ hóa tĩnh mạch, loại bỏ tình trạng dòng chảy ngược.

Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả nhanh nhưng vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:

  • Chỉ áp dụng được với tĩnh mạch nông bị suy giãn.
  • Có thể gây dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch.
  • Các triệu chứng dễ tái phát.

Phương pháp sóng cao tần

    Đây là phương pháp loại bỏ tĩnh mạch bị giãn bằng năng lượng sóng có tần số radio, làm hủy mô bằng nhiệt, làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử mô cần hủy.

    Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng, không để lại sẹo, có tính thẩm mỹ cao, ít đau, không gây bầm máu, bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng và trở lại với các hoạt động sinh hoạt, làm việc, tập luyện thể thao trong thời gian một vài ngày. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều nhược điểm như chi phí điều trị, tỷ lệ tái phát cao và chỉ có hiệu quả trên những tĩnh mạch được tác động.

Dùng băng ép và vớ tạo áp lực

   Vớ và băng ép có tác dụng ép vào các bắp cơ, lực ép giảm dần từ cổ chân lên bắp chân. Nhờ đó, phương pháp này vừa tạo lực ép khiến tĩnh mạch bị ép nhỏ lại, vừa giúp máu trong tĩnh mạch được vận chuyển hướng lên trên, máu về tim dễ dàng hơn.

   Dùng băng ép và vớ tạo áp lực có tác dụng nhanh nhưng có nhiều nhược điểm đó là:

  • Gây khó chịu, nóng bức, có thể là dị ứng.
  • Khi dùng vớ có lực ép không phù hợp sẽ không có tác dụng, thậm chí là bệnh nặng hơn.
  • Chỉ có tác dụng tức thời, khi không sử dụng, các triệu chứng sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại.

 

Dùng băng ép hoặc vớ tạo áp lực

Dùng băng ép hoặc vớ tạo áp lực

 

Sử dụng thuốc

    Các thuốc thường được dùng để trị giãn tĩnh mạch sẽ có các hoạt chất như diosmin, hesperidin (giúp tăng trương lực thành mạch, co tĩnh mạch, rutin (giúp làm bền thành mạch).

   Thuốc tây điều trị suy giãn tĩnh mạch gây ra nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa, gan và thận. Vì suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạn tính nên người bệnh cần dùng thuốc trong thời gian rất dài.  Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc.

   Lúc này, một lựa chọn khác an toàn, hiệu quả hơn đó là sử dụng BoniVein + của Mỹ. Sản phẩm này có nhiều ưu điểm như:

  • Thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
  • Tác dụng toàn diện, vừa làm bền chắc, tăng độ đàn hồi, co thành tĩnh mạch, vừa chống oxy hóa bảo vệ thành mạch trước các góc tự do, vừa hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu.
  • Nhiều bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch dùng BoniVein + đã có hiệu quả tốt, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
  • Sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, sản xuất bởi nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của FDA Hoa Kỳ và WHO, được bào chế bởi công nghệ siêu nano Microfluidizer giúp tối ưu sinh khả dụng của sản phẩm.

    Nhược điểm duy nhất của BoniVein đó là vì có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, không chứa thuốc tây nên sẽ cho tác dụng từ từ. Thông thường, sau 2-3 tuần sử dụng liên tục với liều 4-6 viên, triệu chứng đau, nhức, nặng, mỏi, tê bì, sưng chân sẽ cải thiện rõ rệt. Sau 3 tháng, sản phẩm sẽ giúp giảm phồng và làm bền tĩnh mạch, mờ các gân xanh tím.

 

Sản phẩm BoniVein +giúp cải thiện hiệu quả suy giãn tĩnh mạch

Sản phẩm BoniVein +giúp cải thiện hiệu quả suy giãn tĩnh mạch

 

   Hy vọng đến đây, bạn đã biết đến những cách chữa giãn tĩnh mạch được áp dụng phổ biến hiện nay. Chúc bạn sớm cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh, sớm lấy lại đôi chân khỏe mạnh, dẻo dai.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi